Các chính phủ địa phương Trung Quốc cắt giảm lương của nhân viên khi nợ gia tăng
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng, các nhân viên chính phủ tại ít nhất 5 tỉnh của Trung Quốc đã thông báo về việc cắt giảm lương đột ngột, đáng kể, ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Vào tháng 12, các nhân viên chính phủ từ 5 tỉnh —Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, và Thượng Hải—đã công bố thông báo việc giảm lương của họ trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc. Các khoản cắt giảm lương được báo cáo là khoảng 20 đến 30%. Một số đợt cắt giảm lương đã có hiệu lực trong khi những đợt khác sắp diễn ra.
The Epoch Times đã liên hệ với các cá nhân ở năm tỉnh và xác minh những tuyên bố đó. Nhiều nhân viên chính phủ ở Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, và Phúc Kiến đã bị cắt lương, trong khi việc cắt giảm lương ở Thượng Hải vẫn chưa có hiệu lực.
Một nữ công chức ở tỉnh Chiết Giang đã đăng đơn khiếu nại trên Weibo, nói rằng chủ nhân của bà, Cục Tài chính Hàng Châu, thông báo rằng họ sẽ cắt lương nhân viên mà không tiết lộ lý do cụ thể.
Người phụ nữ tiết lộ và cho biết thêm rằng thu nhập hàng năm của cô đã bị giảm khoảng 25%: “[Việc giảm lương đột ngột] đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của chúng tôi và mang lại gánh nặng lớn cho cuộc sống của những người lao động bình thường”.
Ngày 10/12, cổng thông tin NetEase của nhà nước Trung Quốc cho biết, nhiều chính phủ địa phương đã quyết định điều chỉnh mức lương liên quan đến hiệu suất làm việc của nhân viên để giảm gánh nặng tài chính cho họ. Báo cáo này cho biết thêm rằng các cơ quan chính phủ ở tất cả các tỉnh và thành phố có thể thực hiện bất kỳ biện pháp điều chỉnh lương nào mà họ cho là phù hợp.
Nợ chính phủ địa phương lớn
Vấn đề nợ của Trung Quốc dường như đang leo thang trong những năm gần đây. Theo Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 23/11, trái phiếu chính phủ địa phương phát hành từ tháng Giêng đến tháng Mười năm nay đã vượt quá 6.5 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 1 ngàn tỷ USD). Vào cuối tháng Mười, nợ chính phủ địa phương của Trung Quốc tổng cộng là 29.7 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 4.7 ngàn tỷ USD).
Theo một báo cáo của Bloomberg vào tháng Chín trích dẫn Goldman Sachs, nợ tiềm ẩn của chính phủ địa phương Trung Quốc vào khoảng một nửa GDP của nước này. Phương tiện tài trợ của chính phủ địa phương (LGFV) là một cơ chế cấp vốn được các chính phủ địa phương Trung Quốc sử dụng để vay tiền mà không thể hiện trên các bảng cân đối kế toán của họ. Tuy nhiên, thị trường tài chính vẫn sẽ coi các công cụ này như một nghĩa vụ của chính phủ.
Các nhà kinh tế viết trong báo cáo của Goldman Sachs, tổng số nợ của các LGFV đã tăng lên khoảng 53 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 8.2 ngàn tỷ USD) vào cuối năm 2020 từ mức 16 ngàn tỷ nhân dân tệ vào năm 2013. Khoản nợ đó tương đương khoảng 52% GDP và lớn hơn số nợ chính thức chưa thanh toán của chính phủ Trung Quốc.
Trong một cuộc hội thảo ngày 02/12, nhà kinh tế học của Đảng Cộng sản Trung Quốc David Daokui Li cho rằng nền kinh tế Trung Quốc trong vài năm tới có thể là giai đoạn thách thức nhất trong 40 năm. Ông Li nói thêm rằng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được tổ chức lại (rời đi) sau đại dịch, trong khi nhu cầu nội địa của Trung Quốc lại không đủ để bù đắp cho sự mất mát này.
Ông Shawn Lin là một người Hoa kiều sống ở New Zealand. Ông đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc.
Bà Ellen Wan đã làm việc cho ấn bản The Epoch Times tiếng Nhật từ năm 2007.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: