Ca phẫu thuật đoạn chi sớm nhất đã được phát hiện
Các nhà khảo cổ học từ Australia và Indonesia đã khai quật được bằng chứng về trường hợp đoạn chi sớm nhất được biết đến – ước tính xảy ra cách đây ít nhất 31,000 năm – trong một hang động trên đảo Borneo.
Bộ xương còn lại cho thấy một người trưởng thành trẻ tuổi có chi dưới bên trái đã được phẫu thuật cắt bỏ, sau đó bằng chứng còn cho thấy người này đã sống [thêm] ít nhất từ sáu đến chín năm trước khi được chôn cất bên trong hang động Liang Tebo ở phía Đông Kalimantan.
Những phát hiện này có trước cuộc phẫu thuật đoạn chi lâu đời nhất được biết đến trước đây là 24.000 năm, đó là của một nông dân bị cắt cụt cánh tay ở Pháp khoảng 7.000 năm trước.
Tiến sĩ India Ella Dilkes-Hall từ Trường Khoa học Xã hội của Đại học Tây Úc (UWA), người đồng chỉ đạo cuộc khai quật Liang Tebo vào năm 2020, cho biết trong một thông cáo của UWA hôm thứ Năm, phát hiện này chứng minh con người tiền sử có kiến thức và kỹ năng về y học, phát triển hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học từng nghĩ trước đây.
“Quan điểm phổ biến xung quanh sự phát triển của việc phẫu thuật cho rằng nó có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của các xã hội nông nghiệp khoảng 10,000 năm trước trong thời kỳ được gọi là Cách mạng Đồ đá mới, đã làm phát sinh một loạt các vấn đề sức khỏe trước đây chưa được biết đến ở quần thể dân số thường xuyên di chuyển để kiếm thức ăn,” bà chia sẻ.
“Phát hiện của chúng tôi, minh họa cho một ca phẫu thuật đoạn chi có chủ ý, chứng tỏ rằng xã hội chủ yếu là săn bắt hái lượm thời tiền sử đã có trình độ chuyên môn và kỹ năng y tế tiên tiến.”
Bà Dilkes-Hall cho biết các nhà khảo cổ học, với sự hỗ trợ của các hướng dẫn viên địa phương giàu kinh nghiệm, đang tìm kiếm bằng chứng về các nhóm người thời tiền sử trong khu vực khi họ tìm thấy ba dấu vết bằng đá vôi vị trí đầu và cánh tay của mỗi mỗi cá thể ở vị trí nằm ngửa.
“Thật vô cùng thú vị nhận ra khi tiến hành khai quật cẩn thận, bàn chân và cẳng chân bên trái bị mất tích hoàn toàn, chúng tôi không thể tin vào những gì chúng tôi đang chứng kiến,” bà nói.
Mất chi không do chấn thương
Sau khi khai quật và với sự đồng ý của chính phủ Indonesia, hài cốt được chuyển đến Đại học Griffith ở Queensland, nơi sự phân tích chi tiết hơn [diễn ra] xác nhận một ca đoạn chi đã được thực hiện.
Bà Dilkes-Hall nói: “Bằng chứng chỉ ra rằng một người mà chúng tôi không thể xác định được giới tính đã bị cắt bỏ cẳng chân trái thông qua phẫu thuật cắt xương chày và xương mác đoạn xa có chủ ý.”
“Không có bằng chứng về nhiễm trùng chi, biến chứng phổ biến nhất của vết thương hở mà không được điều trị kháng khuẩn, điều này cho thấy [năng lực về] kiến thức sinh thái học truyền thống về liệu pháp thảo dược.”
Trong khi đó, ông Tim Maloney của Đại học Griffith ở Queensland nói rằng nếu cẳng chân bị tách ra do chấn thương lực từ động vật tấn công hoặc tai nạn, thì các đặc điểm dập nát trong xương sẽ có thể nhìn thấy được.
Ông nói: “Thay vào đó, xương đã được tái tạo phần mỏm cụt. Các đường cắt cho thấy việc sử dụng một dụng cụ sắc nhọn, với đá và lớp vỏ, các cạnh được tìm thấy trong tổng thể cung cấp một nguồn khả thi, mặc dù bản chất chính xác của các dụng cụ phẫu thuật vẫn chưa được biết.”
Bà Dilkes-Hall cho biết các nhà khảo cổ học hiện nghĩ rằng giai đoạn xã hội tiền sử sống bằng săn bắt hái lượm này đã sở hữu kiến thức toàn diện về giải phẫu người, sinh lý học và các tiến trình phẫu thuật, cũng như thành thạo việc sử dụng cây thuốc, tất cả đều phát triển trong một thời gian dài hơn so với suy nghĩ trước đây và được lưu truyền qua dân gian.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc tại The Epoch Times