Bức ‘Thập nhị nguyệt hoa bôn’ của Uẩn Băng, nhà hội họa vẽ tranh hoa điểu đời Thanh
Đối mặt với xã hội hiện đại đủ loại ồn ào cùng phiền não, chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm con đường khiến thân tâm an hòa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nội dung của tư tưởng “An hòa” có thể chia thành ba điều quý: Điều quý thứ nhất: “Con người cùng tự nhiên hòa hợp” (Từ bài thứ nhất “Trời đất có cảnh tuyệt đẹp mà chẳng nói” đến bài thứ 14 “Vườn rừng Trung Quốc”); Điều quý thứ hai: “Người với người cùng hòa hợp” (Từ tập thứ 15 của “Nhân sinh ngắn ngủi, lựa chọn đơn giản” đến nay); Điều quý thứ ba là “Người và tâm cùng hòa hợp”.
Kỳ trước chúng ta đã chia sẻ về Vệ phu nhân, nét chữ tiểu khải tựa như trâm hoa của bà ấy, trên kế thừa chữ Khải của Thủy tổ Chung Diêu, dưới dạy dỗ nên Vương Hi Chi, bậc Thư Thánh một thời của Trung Quốc.
Chúng ta thường nói thư và họa là cùng một nguồn gốc, nói cách khác nguồn cội vẽ tranh và thư pháp là giống nhau, tựa như Thương Hiệt tạo chữ, cũng rất am hiểu hội họa, Hoàng đế để ông ấy tạo chữ, ông liền đem rất nhiều sự vật trong tự nhiên vẽ ra, như cá, ngựa, chim .v.v., sau đó cái này liền trở thành chữ tượng hình.
Chữ của Vệ phu nhân viết tốt đến như vậy, vậy có nữ tử vẽ tranh rất đẹp không, hôm nay chúng tôi chia sẻ cùng mọi người một vị, nàng ấy tên là Uẩn Băng, là nhà hội họa nữ vẽ tranh hoa điểu nổi tiếng thời Thanh, Uẩn Băng, tự Thanh Ư, hiệu Hạo Như, biệt hiệu là “Lan Lăng nữ sử”, hoặc là “Nam Lan nữ tử”.
Tranh của Uẩn Băng còn từng được Tuần phủ Giang Tô trình lên cho sinh mẫu Hoàng đế Càn Long là Nữu Hỗ Lộc Thị – Hiếu Thánh Thái hậu, Thái hậu rất thích, Càn Long còn thường xuyên đề thi từ lên tranh biểu thị sự ngợi khen.
Vậy tranh của Uẩn Băng vẽ có phải đều cực kì đẹp không, tôi từng ở trong viện bảo tàng xem qua bức Thập nhị nguyệt hoa bôn của Uẩn Băng, cực kì đẹp trong số những bức tranh khiến tôi kinh ngạc thán phục, hoa trong tranh tinh tế, chân thật, ôn nhu, thanh nhã.
Mười hai bức tranh vẽ ra trong mười hai tháng của một năm, hoa trong mỗi tháng có hoa đào, mộc lan, hoa sen, hoa cúc .v.v. Lúc vẽ hoa mai của tháng một, một nhánh hoa mai hút vào ánh mắt, màu hồng đậm từ đầu cành vẫn chưa lan ra nụ hoa nở, đến đóa hoa hoàn toàn nở rộ nõn nà mũm mĩm, giữa đóa hoa có nhụy hoa, tơ hoa tựa như sợi tóc tinh tế, từng chiếc đều có thể thấy rõ ràng, còn có thể nhìn thấy được trên mỗi một tơ hoa đều có phấn hoa màu vàng mềm mại ở đỉnh, khiến người ta kinh ngạc thán phục sự quan sát của người vẽ thật tỉ mỉ và vô cùng tinh vi mới có thể vẽ ra sinh động, trông rất thật như vậy.
Trong bức vẽ hoa tháng hai, hai cành hoa nghiêng mình mà đến, một nhánh màu phấn hồng, một nhánh màu vàng nhạt, thấp thoáng dưới cành lá xanh biếc, sự rực rỡ của bông hoàn toàn nở rộ và vẻ giản đơn của bông ngậm nụ chưa buông xen lẫn vào nhau thật vi tế, sắc xanh biếc ở mặt trước lá cây cùng sắc xanh nhạt ở mặt sau đều rất sống động, nụ hoa màu hồng, đài hoa màu hồng đậm, nụ hoa màu vàng nhạt, đài hoa màu xanh nhạt có thể thấy rõ ràng nhiều tầng trong cánh hoa, mỗi một cánh hoa hướng về mỗi phía, phát triển tự nhiên thoải mái, sinh động như thật, phảng phất như đóa hoa đang ở trước mắt.
Mộc lan trong tháng 3 hòa vào trong cành nhánh hải đường, hai đóa hoa mộc lan sắp nở rộ nhưng chưa phải nở hoàn toàn, cánh hoa ôn nhu đẹp đẽ, thấp thoáng ẩn hiện tựa như thấy được nhụy hoa, mấy đóa hải đường đỏ rực như đang lúc nóng giận, mấy nụ hoa màu đỏ nhạt đua nhau nở, vẻ chói sáng đỏ rực của hải đường cùng nét thuần chân màu trắng của hoa mộc lan, dáng nõn nà của đóa hoa màu hồng hòa lẫn vào nhau, khiến cho người ta cảm thán sắc thái đối ứng bên trong tranh vẽ xen vào nhau thật tinh tế.
Thược dược nở rộ vào tháng 4, hai gốc thược dược cùng nhau nở hoa, một nhánh hướng mặt trời mà nở rộ, một đóa khác như mỹ nhân cúi đầu, hơi cúi thấp xuống, ngàn tầng cánh hoa tùy ý tản ra, thấy được rõ ràng nhụy hoa ở giữa hết sức vi tế, từ màu đỏ thẫm ở tâm hoa đến màu trắng nhạt của cánh hoa, cách dùng màu sắc cực kì tự nhiên, mỗi một bên cánh hoa đều không giống nhau, hiển thị rõ sự kiều mị thiên hình vạn trạng của đóa hoa, trên hai mặt trước sau của lá cây đều có thể thấy rõ ràng các đường chỉ.
Hoa nở vào tháng 5, hai đóa bách hợp một trái một phải nở rộ khác biệt, có thể thấy rõ được các tơ hoa bên trong nhụy hoa, phía dưới một gốc màu hồng nhạt, một gốc màu lam nhạt xen vào nhau mà nở, trong đóa hoa màu hồng nhạt có thể nhìn thấy năm cánh hoa, trên mỗi một cánh hoa các đường chỉ chạy rất tinh tế, đến độ mỗi một cánh hoa đều không giống nhau ở đường viền như váy áo, mỗi một cánh hoa dưới đáy đều có đường vân uốn lượn, tại tâm hoa lại hình thành một cái vòng tròn đồng tâm, lông ở năm cánh mọc tua tủa, tơ nhụy màu vàng nhàn nhạt, đỉnh có năm phấn hoa màu lam nhạt, làm cho người xem kinh ngạc thán phục sự tỉ mỉ, vi tế của nhà hội họa, đến độ tạo ra được sự thần kì của vật chủ, năm đóa hoa màu hồng nhạt, mỗi một đóa tư thái xuất hiện đều không giống nhau, mà hoa sắc lam nhạt cũng giống như thế, trong hội họa, sắc thái của các loại màu trắng, màu hồng nhạt, màu lam nhạt hòa trộn, kết nối với nhau, tạo thành một khí thái thuần chân tự nhiên phả vào mặt, khiến người ta phảng phất có thể nghe được trong không khí hương thơm thanh sạch của bách hợp ngọt ngào, cảm nhận được hoa dại chập chờn ở trước mắt.
Hoa sen nở vào tháng 6, một đóa hoa sen cực kì lớn, từng tầng, từng tầng cánh hoa bao bọc lúc chớm nở, bên cạnh lá sen lót phía dưới, một đóa sen khác ngậm nụ chưa thả. Hương thanh mát của hoa sen khiến người ta nghĩ đến Ái liên thuyết của Chu Đôn Di: “Ta chỉ yêu hoa sen, đi ra từ bùn mà không nhiễm bẩn, sạch sẽ xanh trong mà không kì quái, bên trong thông suốt, bên ngoài thẳng đứng, không lan tràn không nhiều cành nhánh, hương bay xa lúc nào cũng thanh mát, dáng vẻ dong dỏng an tĩnh, nhưng đứng xa nhìn mà không thể khinh nhờn.”
Anh túc nở vào tháng 7, bốn đóa màu sắc khác nhau, đua nhau nở rộ, đóa hoa phi thường chói lọi hoa mỹ, một quả đầu cành vụt vùng dậy, lá cây đan xen rậm rịt, mỗi một phiến lá hướng về mỗi phương khác nhau, các đường chỉ phía trên có thể thấy rõ ràng, răng cưa ở viền mỗi một lá đều không giống nhau.
Phù dung nở vào tháng 8, cao thấp xen vào nhau mà nở, khiến người ta nhớ tới Vịnh phù dung thi của Tiêu Cương, “Một cuống hoa tròn tròn, cùng lá khai một nửa. Bừng chiếu sáng trước bóng, trong hương bướm bồi hồi.”
Hoa cẩu vĩ và mỹ nhân tiêu nở vào tháng 9, sắc hồng của mỹ nhân tiêu từng chuỗi từng chuỗi hòa vào hoa cẩu vĩ cao thấp đan xen vào nhau rất tinh tế, cánh hoa nhỏ vụn bên trong hoa cẩu vĩ đều có thể thấy rõ ràng.
Hoa phù dung vàng và cúc xanh nở vào tháng 10, hoa phù dung vàng cực lớn, cánh hoa xinh đẹp mềm mại, đến mức hoa chồng hoa trong nhụy, cúc xanh phía dưới nở trong giá rét, sắc vàng của nhụy hoa cùng sắc lam của cánh hoa tạo nên sự đối chọi sắc thái mãnh liệt, lộ ra rất dễ thấy.
Hoa cúc tháng 11, các loại hoa cúc đua nhau nở rộ, “Ai cũng một mình ngạo nghễ lấy ai ở ẩn, hoa nở khắp nơi như vậy sao có thể đến muộn”, hoa cúc thường được xem là một trong bốn loài hoa tượng trưng cho người quân tử, bốn loài hoa tượng trưng cho quân tử gồm mai, lan, trúc, cúc, hoa cúc nở vào cuối thu, không tranh hương cùng đào, lý, được Đào Uyên Minh rất yêu thích, trong tranh có thể nhìn thấy cánh hoa cúc xếp ngàn tầng, mỗi đóa hoa đều có hình thái khác biệt.
Trong tranh, hoa nở vào tháng 12 là mai vàng, quả mọng Nam Thiên Trúc và tùng La Hán, tháng mười hai, thời tiết giá lạnh, quả mọng Nam Thiên Trúc đỏ rực không sợ giá lạnh mà làm bạn cùng tùng La Hán, đan dệt vào sắc vàng nhạt của hoa mai vàng, nhụy hoa mai vàng có thể thấy rõ ràng, còn có nụ hoa chưa nở, từng nụ từng nụ tròn tròn màu vàng cùng từng quả từng quả mọng Nam Thiên Trúc hòa vào lẫn nhau. Góc dưới bên trái tranh có dòng chữ “Nam Lan nữ sử Uẩn Băng kính họa”, góc dưới mỗi bức tranh đều có con dấu “Uẩn Băng” cùng dấu tên tự “Thanh Ư” của Uẩn Băng.
Xem hết những bức họa này, có thể rất nhiều người đều đang kinh ngạc thán phục tại sao một nữ tử có thể vẽ tranh hoa điểu tự nhiên mà rất thật đến như thế, phép vẽ này của Uẩn Băng là phép vẽ không có xương, tằng tổ phụ của nàng là Uẩn Thọ, lúc trước đã sáng tạo ra phép vẽ này, bình thường tranh Trung Quốc thường lấy dây mực câu bên cạnh, xem như miêu tả khung xương của vật, phép vẽ “không xương” là chỉ phép vẽ bỏ qua khung xương dây mực, trực tiếp dùng màu vẽ ra hình dáng của vật, vẽ theo cách này càng tăng thêm tính tự nhiên, chân thực. Uẩn Băng học được phép vẽ không xương từ tổ phụ nàng đạt được sự truyền thừa rất tốt. Phép vẽ này đã ảnh hưởng đến toàn bộ tranh hoa điểu vào đời nhà Thanh và kéo dài đến hiện đại.
Lần nọ, trong triển lãm, tôi còn được thấy bức bình họa Hạ nhật hà hoa của Uẩn Thọ, một hồ nước vuông vức, mấy nhánh hoa sen cao thấp xen vào nhau tinh tế, đua nhau nở rộ, cánh hoa màu hồng từ đậm đến nhạt, hai mặt cánh hoa sắc thái cực kì tự nhiên, uyển chuyển như vốn có khiến người ta cảm thán kĩ thuật vẽ của loại này rất cao siêu.
Trong xã hội hiện đại ồn ào náo nhiệt, chúng ta rất hiếm khi nhìn thấy được hội họa tuyệt đẹp, tinh xảo như thế, có thể tưởng tượng nhà hội họa thời xưa có tâm cảnh thuần chân thuần mỹ như thế nào mới có thể cảm ngộ được sự tốt đẹp trong tự nhiên, đồng thời vẽ ra cảnh vật tuyệt vời như vậy. Trong văn hóa Trung Quốc, rất nhiều nghệ thuật lấy sự tốt đẹp trong tự nhiên, như sơn thủy, hoa điểu, thông qua các sáng tác của tác giả mới biểu hiện ra cho độc giả thấy, khiến người ta cảm ngộ được vẻ đẹp trong đời sống.
Thứ nghệ thuật này cũng không chỉ thể hiện trong hội họa, mà còn thể hiện trong cuộc sống, đem sự tốt đẹp tự nhiên thông qua vật thật trong đời sống mà thể hiện ra, ví như trên rất nhiều đồ sứ Trung Quốc đều có thể nhìn thấy nhiều đồ án hoa cỏ, giống như Hoa bình ở giữa đời Khang Hy nhà Thanh, phía trên vẽ cảnh “ba người bạn lúc trời giá rét”, mùa đông giá lạnh là thời điểm có rất nhiều thực vật héo tàn, hoa mai, cây trúc, cây tùng còn đang um tùm sinh trưởng, ví von như phẩm hạnh cao khiết, cứng cỏi, không bị nghịch cảnh bên ngoài vùi dập, lại ví như Bách hoa bình giữa thời Càn Long nhà Thanh, Bách hoa uyển giữa thời Gia Khánh nhà Thanh, những đồ sứ này phía trên điểm xuyết đóa hoa có hoa cúc, mộc lan, hoa đào, hoa sen, phù dung hoa .v.v. trên trăm loại, ẩn chứa trong đó ngụ ý cát tường, như hoa khai phú quý, .v.v. Còn có hoa cúc hình tách trà có nắp giữa thời Càn Long nhà Thanh, dưới đáy chén còn có một bài thơ Hoàng đế Càn Long tự mình viết. “Chế thị hoa cúc thức, bả bỉ cúc hoa khinh, xuyết danh hợp đào cú, ấp lộ xuyết kỳ anh.” Thời Minh, trên khay vẽ hoa mai dưới ánh trăng, đều là thông qua hoa cỏ để diễn tả ý cảnh khác biệt, đem cái tốt đẹp trong tự nhiên đưa vào trong cuộc sống.
Mà loại văn hóa hoa cỏ này cũng ảnh hưởng đến các nước xung quanh, như thời vương triều Cao Ly, Triều Tiên, trên đồ sứ có các đường vân hoa cỏ, Nhật Bản thời Edo trên đồ sứ trang trí rất nhiều cụm hoa anh đào, trên kimono của Nhật Bản cũng có thể nhìn thấy nhiều đóa hoa nở rộ được thêu thùa, thời Edo trên bình phong có thể nhìn thấy vào lúc hoa anh đào nở rộ, mọi người đều ra ngoài thưởng ngắm, trong nghệ thuật Châu Á, đóa hoa trong tự nhiên đã trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người.
Như tranh của Uẩn Băng, dụng tâm bắt được vẻ đẹp trong đời sống, dùng kỹ pháp cao siêu đem sự đẹp đẽ này thể hiện ra, khiến người khác cảm nhận được sự tuyệt đẹp ấy, trong lòng cũng có được sự thanh tĩnh và thăng hoa.
Do Nhã Lan thực hiện
Lâm Phương Vũ biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: