Bốn thách thức chiến lược năm 2022
Khi năm 2022 bắt đầu, thì bốn thách thức chiến lược đối với trật tự quốc tế hậu Đệ nhị Thế chiến tạo ra tình trạng tâm lý mơ hồ — nghĩa là nỗi sợ hãi thông thường của con người — đang thúc đẩy sự tàn sát sắc tộc và giáo phái rồi gieo rắc các cuộc chiến tranh “uỷ nhiệm” đẫm máu sau đó leo thang thành các cuộc chiến lớn trong khu vực.
Cảnh báo tất cả những ai quan tâm đến Tinh cầu Trái Đất: Khi các cuộc chiến tranh lớn trong khu vực kéo theo các Đại Cường Quốc (ví dụ: Hoa Kỳ, Trung Quốc) thì quý vị có thể đánh cược mạng sống của mình và của một tỷ người khác rằng chỉ cần một nút bấm hoảng loạn là chiến tranh thế giới có thể xảy ra.
Dưới đây là bốn thách thức đó, và chúng không theo thứ tự:
Thách thức Số 1: Các cường quốc đế quốc chủ nghĩa quyết tâm phục hồi các đế chế đã mất (và thực hiện những ước mơ vĩ đại của các lãnh tụ hiện tại của họ).
Thách thức Số 2: Các quốc gia đang lung lay, các quốc gia thất bại, và tất cả các quốc gia giả tạo chìm đắm trong bạo lực vô chính phủ tràn qua cả các biên giới chính trị. (Lưu ý: Đang lung lay có nghĩa là đang sụp đổ. Ở các quốc gia giả tạo, những kẻ côn đồ địa phương kiểm soát thủ đô, chức đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, và một chút thứ khác.)
Thách thức Số 3: Các chế độ độc tài cấp tiến, quân phiệt, hoang tưởng cố gắng có được vũ khí hủy diệt hàng loạt (hạt nhân, hóa học, sinh học) và các cách thức và phương tiện sử dụng những vũ khí này để giết chóc tới mức gây kinh ngạc chết người và cải biến lịch sử.
Thách thức Số 4: Sự tham nhũng tràn lan của cá nhân có ảnh hưởng nhưng dễ mua chuộc và các tổ chức dễ mua chuộc ở các quốc gia dân chủ. Tình trạng tham nhũng đó đang ăn mòn các quốc gia này từ bên trong đến mức phản ứng chính trị và quân sự kịp thời và hiệu quả đối với các Thách thức từ Số 1 đến Số 3 bị trì hoãn, bị phá hoại, hoặc bị làm cho bất động một cách có hệ thống.
Ba thách thức đầu tiên của danh sách này thường được biết đến dưới hình thức, hình dạng, hoặc thói quen nào đó.
Còn Thách thức Số 4? Không được biết đến nhiều lắm.
Thế kỷ 20 bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh chinh phục của đế quốc do Đức Quốc xã, Phát xít Ý, Cộng sản Nga (đội lốt Liên Xô), và Nhật Bản (chủ nghĩa đế quốc dân tộc) tiến hành.
Trong thế kỷ 21, Trung Quốc và Nga là hiện thân của Thách thức Số 1. Trung Quốc Cộng sản năm 2022 của Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố chủ quyền với các lãnh thổ mà ông Tập khẳng định từng thuộc về các vị hoàng đế Trung Quốc. Biển Đông. Các đèo và thung lũng của dãy Himalaya bên ngoài Tây Tạng. Cuối cùng thì Siberia và Mông Cổ sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Tập.
Ẩn mình với thế giới, hoặc ít nhất là với các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây, là khía cạnh phân biệt chủng tộc ghê gớm của Trung Quốc. Các nhân viên tuyên truyền của ông Tập tin vào ưu thế chủng tộc của nhóm dân tộc Hán. Người Hán chiếm khoảng 85% dân số Trung Quốc.
Nga xâm lược Ukraine vào năm 2014 và cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra chầm chậm của họ chưa bao giờ ngừng lại. Nga hiện là một quốc gia dân tộc chủ nghĩa với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa do nhà độc tài dân tộc chủ nghĩa, Vladimir Putin lãnh đạo. Ông Putin, một nhà xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa dân tộc, muốn khôi phục lại Liên Xô, vốn là nước Nga đế quốc với vỏ bọc tuyên truyền Cộng sản.
Iran là Thách thức số 3 với các sắc thái của Thách thức số 1. Chế độ độc tài tôn giáo này có những tham vọng về đế quốc Iran, dựa trên đế chế Iran (Ba Tư) vào khoảng năm 400 trước Công Nguyên.
Trên thực tế, chủ nghĩa khủng bố chiến binh Hồi giáo do al-Qaida tiến hành và Nhà nước Hồi giáo cũng là chủ nghĩa đế quốc. Osama bin Laden đã từng mong muốn có một nhà nước chính trị tôn giáo toàn cầu.
Thách thức Số 2: Trong một bài đăng trên StrategyPage.com gần đây, biên tập viên James Dunnigan viết, “Các cuộc chiến tranh có xu hướng xảy ra ở các quốc gia được quản lý, nếu có, một cách yếu kém. Điều này thường có nghĩa là những nhà cầm quyền tham nhũng và một nền kinh tế mục nát không thể cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân ….”
Những đáy địa ngục đang lung lay và thất bại này thiếu các hiệp hội dân sự (vượt qua cả sắc tộc, tôn giáo, và quan hệ chính trị) khuyến khích “các hoạt động tạo ra sự tín nhiệm rộng rãi …” Nếu không có những hiệp hội này, kết quả là “một khu vực hỗn loạn sa lầy trong chiến tranh và hỗn loạn.” (Hãy nghĩ về Congo, Bosnia, và Lebanon, v.v.)
Thách thức Số 3: Hãy thêm Nam Hàn vào với Iran. Ông Kim Jong-un vẫn muốn vũ khí hạt nhân.
Thách thức Số 4: Dân chủ là một công việc vĩnh viễn đang thực hiện. Vì chúng thay đổi liên tục, nên các nền dân chủ dễ bị tấn công — trước những tiêu đề đáng sợ, hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, tuyên truyền, và hối lộ.
Thủ phạm chính của Thách thức Số 4: Năm 2021, chúng ta chứng kiến các giáo sư thuộc Ivy League bị kết tội bán tài năng của họ cho Trung Quốc và cố gắng che giấu điều đó. Quá đủ bằng chứng cho thấy tập đoàn Huawei của Trung Quốc hoạt động như một nhân viên gián điệp. Tháng 10/2020, Washington Free Beacon đã xuất bản một bài báo điều tra mô tả chi tiết những năm tháng của tạp chí The Economist đưa tin “ủng hộ” Huawei Technologies.
Trùng hợp ngẫu nhiên ư? Tôi nghĩ là không.
Ý chí và tư cách dân chủ đã tha hóa xa đến mức nào? Chúng ta cần phải biết — ngay bây giờ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Austin Bay là Đại tá Lục quân Trừ bị Hoa Kỳ (đã về hưu), tác giả, phóng viên trang chuyên đề tổng hợp, giảng viên chiến lược và lý thuyết chiến lược tại Phân hiệu Austin Đại học Texas. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (“Cocktail từ Địa Ngục: Năm Cuộc Chiến Định Hình Thế Kỷ 21”).
Như tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: