Bốn giải pháp đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng vì biến chủng Omicron
Bằng cách thực hiện 4 giải pháp này, các nhà lãnh đạo sẽ vun bồi niềm tin, kết nối sâu sắc và nhận được lòng trung thành từ các thành viên, tạo ra tác động tích cực trực tiếp đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng việc điều hướng trong những năm vừa qua có tác động tàn phá mãnh liệt đối với tổ chức cũng như đội nhóm của mình. Tuy nhiên trong vài tháng ngắn ngủi gần đây, dường như chúng ta đã thấy được ánh sáng ở cuối con đường hầm tăm tối và tràn đầy sợ hãi.
Và rồi sau đó là sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Tất cả những hy vọng về việc trở lại cuộc sống như bình thường trong tương lai gần dường như đã tan thành mây khói, bởi vì một số khu vực trên thế giới đã có báo cáo về một số trường hợp nghi ngờ về biến chủng Omicron mỗi hai ba ngày cũng như những đề xuất về việc quay lại với hướng làm việc tại nhà.
Nhiều nhà lãnh đạo lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ, và mong muốn để biết rằng họ có thể làm thế nào để giảm thiểu tác động đối với sức khỏe tinh thần cũng như sự gắn bó của người lao động, trong khi cố gắng tránh né một làn sóng bỏ việc lớn khác.
Thực tế là đại dịch đã tác động một cách tiêu cực đến các nhu cầu của người lao động, nhất là tại một số môi trường làm việc và trải nghiệm của họ vốn đã không thuận lợi lắm. Nhiều người lao động giờ đây không sẵn sàng để làm việc trong những vị trí mà họ phải hy sinh hoặc được kỳ vọng sẽ hy sinh rất nhiều điều riêng tư để đáp ứng theo yêu cầu của công việc.
Điều quan trọng là xác định cho được những nhu cầu nào đang bị ảnh hưởng phía sau chuỗi những sự kiện trong đại dịch này, đồng thời tìm ra những giải pháp mới và sáng tạo để có thể thỏa mãn nhu cầu của họ và giúp các nhân viên của bạn ứng phó với đại dịch cho đến khi chúng ta có thể leo qua được vách bên kia của cơn sóng khủng hoảng này.
Có tất cả bốn nhu cầu phổ quát chính yếu của người lao động đã bị tác động mạnh mẽ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, và cũng không ngạc nhiên gì khi cả bốn nhu cầu này cũng đang bị ảnh hưởng bởi biến chủng Omicron hiện nay.
Sau đây là bốn giải pháp mà bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ và củng cố những nhu cầu của thành viên trong tổ chức của mình nhằm vượt qua những khó khăn sắp tới.
Nhu cầu về sức khỏe thể chất
Nhu cầu cơ bản liên quan đến sức khỏe thể chất của chúng ta. Đại dịch đã tác động đến những nhu cầu căn bản của con người theo vô số phương thức khác nhau, từ vấn đề của chuỗi cung ứng và mua sắm hoảng loạn đến những căng thẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như việc đóng cửa trường học phá vỡ môi trường sinh hoạt trong gia đình.
Thêm vào đó, nhiều công ty yêu cầu nhân viên phải tăng thêm giờ làm và giảm thời lượng nghỉ ngơi, yêu cầu về thành quả lao động cao hơn, đặc biệt là giữa cuộc khủng hoảng lao động như hiện nay.
Hàng loạt các doanh nghiệp đang bị mất người lao động chỉ bởi vì họ đơn giản là kiệt sức và không thể tìm thấy cách nào để duy trì vai trò trách nhiệm của mình mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của họ cả trong lẫn ngoài công việc.
Điều tối quan trọng là những nhà lãnh đạo phải hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm của mình duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc và cần thiết cung cấp cho họ sự nghỉ ngơi đầy đủ.
Một cách đơn giản mà những nhà lãnh đạo có thể giúp đỡ cho nhân viên của mình chính là lập ra thứ tự ưu tiên cũng như trạng thái khẩn cấp cho các hạng mục công việc như phải làm, nên làm, có thể làm,… như vậy họ có thể tập trung vào từng hạng mục cần thiết mà không bị quá tải.
Nhu cầu an toàn
Đây là một nhu cầu liên quan đến sự an toàn về thể chất, tinh thần và cảm xúc của chúng ta.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, mức độ của sự không chắc chắn và thiếu an toàn về những gì đang chờ đợi phía trước đã thể hiện rõ là nhu cầu về phương diện này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tất cả.
Người lao động đang tìm kiếm một cảm giác về sự an toàn cũng như một sự cam đoan cho tương lai của họ ít nhất là trong bối cảnh làm việc. Một trong những điều ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác an toàn này là việc thiếu vắng sự giao tiếp giữa các thành viên trong đội nhóm, điều này có thể dẫn đến việc nhân viên tự đưa ra các tình huống xấu nhất để lấp đầy các khoảng trống kiến thức.
Như vậy, là một nhà lãnh đạo, việc bạn có thể chủ động giao tiếp càng nhiều với nhân viên cũng như cung cấp cho họ càng nhiều sự cam đoan cả về tương lai của doanh nghiệp và vị trí của họ trong đó, thì sẽ càng mang đến nhiều cảm giác an toàn hơn cho nhân viên của bạn.
Nhu cầu kết nối
Đây là nhu cầu liên quan đến ý thức cộng đồng và những mối quan hệ xã hội của chúng ta.
Trong suốt đại dịch, với chính sách giãn cách xã hội cũng như hạn chế tiếp xúc giữa mọi người để ngăn chặn sự lây lan của virus, sự gắn kết xã hội đã bị xói mòn nghiêm trọng. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách làm việc từ xa, khiến cho nhu cầu gắn kết xã hội của nhân viên đã có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo cần phải tìm kiếm nhiều cơ hội và phương pháp để kết nối với các thành viên và động viên họ cùng kết nối với những thành viên khác nhau trong nhóm, gồm cả việc sử dụng công nghệ như một sự hỗ trợ.
Những kết nối này vẫn cần phải có càng nhiều yếu tố con người nhất có thể; việc tập trung vào các vấn đề kinh doanh thuần túy, kết hợp với sự thiếu vắng của việc giao tiếp trực diện, có thể tạo ra cảm giác vô tình và xa lánh.
Khi bạn kết nối với nhân viên của mình trong những tuần và tháng sắp tới, hãy bảo đảm bao gồm một số nhân tố cá nhân cùng với các mục tiêu của tổ chức để có thể vun đắp sự tin tưởng lẫn nhau. Và nếu có thể, hãy đưa ra các sáng kiến để nhân viên của bạn có thể kết nối với nhau ở cấp độ cá nhân và xã hội hơn, cũng như chuyên nghiệp hơn.
Nhu cầu được công nhận giá trị của bản thân
Đây là nhu cầu liên quan đến cảm giác của chúng ta về việc được trao quyền. Nhu cầu này cũng đã bị xói mòn trong những năm vừa qua.
Các nhà lãnh đạo có thể làm là giúp cho nhân viên cảm giác nhiều hơn về việc được trao quyền trong các hạng mục công việc. Đó là cho nhân viên của mình có quyền tự chủ cao hơn trong các vai trò hiện tại, đồng thời cũng nên chia sẻ với nhân viên về các mục tiêu nghề nghiệp và tham vọng của doanh nghiệp là gì, giúp cho nhân viên có thể nhìn thấy được phương hướng để họ có thể dễ dàng cùng đồng hành với các cột mốc rõ ràng, các mục tiêu cũng như phương pháp quản lý từng quá trình của riêng họ.
Động lực cho con người trong Sự Nghiệp Thay Đổi Thế Giới – Tổ chức Entrepreneur® cống hiến để thúc đẩy các các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trên thế giới tạo ra sự khác biệt thông qua các ý tưởng, công việc kinh doanh và quan điểm đổi mới của họ.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: