Bộ trưởng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Yellen tổ chức các cuộc đàm phán với nhà đàm phán thương mại của Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen đã nói chuyện với nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc Liu He thông qua điện đàm trực tuyến hôm 25/10, trong đó hai bên đã nêu lên những quan ngại của họ.
Bà Yellen “đã thẳng thắn đưa ra các vấn đề quan ngại”, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thông báo trong một tuyên bố ngắn gọn mà không giải thích rõ các vấn đề đó là gì. Tuyên bố này cũng nói thêm rằng hai bên đã tổ chức các cuộc thảo luận về “phát triển kinh tế vĩ mô và tài chính” ở cả hai quốc gia.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố những lo ngại mà ông Liu đã nêu ra trong cuộc họp trực tuyến. Theo một bài báo của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu đã bày tỏ lo ngại về thuế quan và lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, cũng như cách đối xử của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc. Bộ này đã mô tả cuộc hội đàm song phương là “thực dụng, thẳng thắn, và mang tính xây dựng.”
Cuộc hội đàm trực tuyến diễn ra chưa đầy một tháng sau khi ông Liu tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Trong cuộc nói chuyện diễn ra hôm 09/10, ông Liu hối thúc bà Tài hủy bỏ thuế quan của Hoa Kỳ, trong khi hai bên “xem xét lại việc thực thi Hiệp định Kinh tế và Thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc.”
Giai đoạn một của thỏa thuận thương mại, ký kết dưới thời chính phủ cựu Tổng thống Trump vào tháng Giêng năm 2020, đòi hỏi Trung Quốc phải mua ít nhất tỷ 200 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ bổ sung của Hoa Kỳ trong vòng hai năm tới. Theo các nhà phân tích từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, Trung Quốc đã không thực hiện các cam kết mua hàng vào năm 2020 và thực hiện khoảng 69% trong 8 tháng đầu năm nay.
Vài giờ sau khi bà Yellen và ông Liu nói chuyện, tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc cứng rắn đã công bố phân tích của riêng mình, nói rằng chính phía Hoa Kỳ đã “muốn kết nối” với Trung Quốc kể từ khi cuộc hội đàm diễn ra “sau giờ làm việc” ở Hoa Kỳ.
Hơn nữa, bài báo tuyên bố rằng “có thể mong đợi” rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ hủy bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, lập luận rằng thuế quan có thể được “bãi bỏ một cách gián tiếp,” chẳng hạn như miễn thuế.
Ông Antonio Graceffo, một giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, trong bài phân tích của mình cho The Epoch Times hôm 19/10, đã tuyên bố rằng thuế quan của Hoa Kỳ “đã tạo được một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.”
Ông nói thêm: “Thuế quan và các hạn chế khác đối với Trung Quốc sẽ từ chối cung cấp cho Trung Cộng số tiền mà nước này cần để hiện đại hóa quân đội, đồng thời bảo vệ công ăn việc làm và bảo đảm quốc phòng của Hoa Kỳ bằng cách giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các chuỗi cung ứng ngoại quốc.”
Hôm 04/10, bà Tai đã có bài phát biểu về chính sách quan trọng về quan hệ kinh tế Trung – Mỹ tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn. Trong bài phát biểu của mình, bà nói rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ bắt đầu một “quy trình loại trừ thuế quan có mục tiêu” để miễn thuế quan trừng phạt với một số mặt hàng nhập cảng của Trung Quốc, đồng thời gây sức ép với Bắc Kinh vì không giữ lời hứa trong hiệp định thương mại giai đoạn một.
Một ngày sau bài phát biểu của bà, ít nhất hai nhà lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về chính sách thương mại của chính phủ ông Biden đối với Trung Quốc.
Theo một tuyên bố, Dân biểu Michael McCaul (Cộng Hòa-Texas), thành viên Đảng Cộng Hòa hàng đầu trong Ủy ban Ngoại Giao của Hạ viện, cho biết: “Bài diễn văn của Đại sứ Tài đã quan sát chính xác bản chất zero-sum (một bên được và một bên mất) của các chính sách công nghiệp của Trung Cộng và triển vọng hạn chế về cải cách cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc.”
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, sau nhiều tháng chờ đợi chính sách thương mại Trung Quốc của chính phủ của Tổng thống Biden, dường như vẫn chưa có kế hoạch nào để chống lại hoặc cách ly nền kinh tế của chúng ta khỏi các chính sách thương mại ngày càng đối nghịch và gây tổn hại từ Trung Quốc.”
Theo một tuyên bố từ văn phòng của ông, Dân biểu Kevin Brady (Cộng Hòa – Texas), thành viên Đảng Cộng Hòa hàng đầu trong Ủy ban về Thuế, Thuế Quan, và Tài chính ngân sách của Hạ viện, tuyên bố chính phủ của ông Biden nên chuyển sang đàm phán giai đoạn hai.
Ông nói: “Chúng ta có thể đối đầu với Trung Quốc tốt hơn bằng cách tiến hành đàm phán giai đoạn hai hoặc thông qua các thỏa thuận thương mại mới tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường quan hệ đối tác kinh tế với các đồng minh của chúng tôi.”
Chính phủ của cưụ Tổng thống Trump ban đầu muốn tổ chức các cuộc đàm phán giai đoạn hai với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề thách thức hơn như việc Trung Quốc sử dụng trợ cấp nhà nước để hỗ trợ các công ty nhà nước. Các hội đàm đã không bao giờ thành hiện thực.
Vào đầu tháng Mười, các quan chức chính phủ cao cấp cho biết trong một cuộc họp báo chí rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ không theo đuổi “đàm phán giai đoạn hai,” nhưng “sẽ nêu lên những lo ngại về các chính sách công nghiệp của [Trung Quốc].”
Ông Frank Fang là một nhà báo người Đài Loan. Ông đưa tin về Trung Quốc và Đài Loan. Ông có bằng thạc sĩ về khoa học vật liệu tại Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: