Bộ Nội vụ Anh Quốc yêu cầu các hội đồng tìm nơi ở cho trẻ em vượt eo biển
Bộ Nội vụ Anh Quốc phải viết thư cho các hội đồng kêu gọi họ nhận trẻ em đã đến nước này một cách bất hợp pháp mà không có cha mẹ hay người giám hộ.
Một sự sắp xếp tự nguyện giờ đây sẽ trở thành bắt buộc, có nghĩa là những em nhỏ đang được nhà chức trách ở bờ biển phía nam Anh Quốc chăm sóc sẽ được chuyển đến các vùng khác của quốc gia này.
Bộ Nội vụ sẽ gửi cho hơn 200 hội đồng một bức thư cho họ hai tuần để trình bày lý do tại sao họ không nên chấp nhận những đứa trẻ này.
Họ dự kiến sẽ được thông báo về sự thay đổi này vào thứ Ba tuần sau.
Sự việc này xuất hiện sau khi Bộ trưởng Nội vụ bảo vệ những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này của bà.
Ông Enver Solomon, giám đốc điều hành của Hội đồng Người tị nạn, cho biết: “Những trẻ em tự mình đến Anh Quốc tìm kiếm sự an toàn rất dễ bị tổn thương. Các em phải nhận được sự chăm sóc của nhà chức trách địa phương ngay lập tức, một trách nhiệm mà toàn bộ giới chức địa phương ở Anh Quốc phải san sẻ đều cho nhau.”
“Quyết định quan trọng này sẽ làm giảm những trì hoãn không thể chấp nhận được đối với những trẻ em dễ bị tổn thương mà thường trải qua chấn thương lớn, nhận được sự quan tâm chăm sóc tối cần và là một hành động rất đáng hoan nghênh.”
Hôm thứ Hai (22/11), bà Priti Patel nói với các nghị sĩ tại Hạ viện rằng các hội đồng trên khắp Anh Quốc cần phải “góp phần” trong việc cung cấp chỗ ăn ở cho những người xin tị nạn.
Ủy viên hội đồng James Jamieson, chủ tịch Hiệp hội Chính phủ Địa phương, cho biết đa số các hội đồng đã tự nguyện tiến tới đề nghị giúp đỡ và các nhà chức trách sẽ muốn làm việc “chặt chẽ với chính phủ để bảo đảm quyền lợi và nhu cầu của trẻ em là trọng tâm của những thỏa thuận mới này.”
Ông nói thêm: “Những thỏa thuận này cần tạo điều kiện cho các đối tác địa phương cung cấp cho trẻ em sự giúp đỡ mà các em cần, bao gồm cả hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như giáo dục phù hợp.”
“Các hội đồng tiếp tục phải đối mặt với các thách thức trong việc tìm kiếm những ngôi nhà thích hợp, với các vấn đề đang diễn ra xung quanh việc đánh giá độ tuổi được dẫn dắt một cách tập trung và những chậm trễ trong việc ra quyết định làm tăng thêm sự không chắc chắn cho cả hội đồng lẫn những trẻ em này.”
“Những thỏa thuận mới này phải tiếp tục nhanh chóng tính đến những áp lực hiện có ở các khu vực địa phương, cùng với sự tham gia lớn hơn ở khắp chính phủ để cải thiện sự tham gia với các hội đồng về tất cả các chương trình hỗ trợ những người mới đến bắt đầu cuộc sống mới ở Anh Quốc.”
Bà Patel nói với các nghị viên “không có phương án hiệu quả tức khắc” để giải quyết cuộc khủng hoảng này, đồng thời nói thêm: “Giải pháp duy nhất là cải cách toàn diện hệ thống tị nạn của chúng ta.”
Bà Patel cũng khẳng định bà là Bộ trưởng Nội vụ duy nhất cân nhắc việc cải tổ toàn bộ hệ thống nhập cư và cũng phủ nhận việc bà từng đề xướng sử dụng máy tạo sóng như một cách để đưa trở lại dòng người có thể là người nhập cư trên biển, bất chấp các báo cáo truyền thông vào thời điểm đó cho rằng đấy là một trong số vài ý tưởng đang được các bộ trưởng và các quan chức xem xét.
“Đó là điều mà tôi chưa bao giờ, từng bao giờ đề xướng hay khuyến nghị,” bà nói thêm.
Các số liệu cho thấy tính cho đến nay số người đã thực hiện chuyến hành trình nguy hiểm vượt Eo biển Anh trên những chiếc thuyền nhỏ trong năm nay hiện gấp ba lần tổng số của cả năm 2020.
Ít nhất 886 người đã đến được Anh Quốc vào hôm thứ Bảy, nâng tổng số người trong năm nay lên hơn 25,700 người, trong khi năm ngoái có khoảng 8,500 người đã vượt Eo biển Dover.
Các số liệu này dựa trên dữ liệu của Bộ Nội vụ do hãng thông tấn PA thu được và phân tích.
Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Chính phủ đang làm việc để bảo đảm đáp ứng các nhu cầu của những trẻ em xin tị nạn mới đến mà không có người đi kèm.”
“Chúng tôi biết ơn sự hỗ trợ liên tục của các nhà chức trách địa phương khi cung cấp dịch vụ chăm sóc tối cần cho những trẻ em dễ bị tổn thương và chúng tôi tiếp tục xem xét Đề án Chuyển giao Quốc gia để bảo đảm việc phân bổ trách nhiệm công bằng và hợp lý trên toàn Anh Quốc.”
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: