Bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 100 bằng việc thắt chặt an ninh. Không chỉ quân đội được khai triển vào thủ đô để tăng cường an ninh, mà còn có các lệnh cấm đối với các vật thể bay ở cấp độ đồ chơi như phi cơ không người lái và thậm chí cả diều. Ban Tuyên truyền của Trung Cộng đã thực hiện các chương trình truyền bá người dân những thứ được gọi là “tinh thần cách mạng của Đảng,” chẳng hạn như “tinh thần ngày Bốn tháng Năm” để nâng cao Đảng, và “tinh thần Vạn Lý Trường Chinh” biểu thị cho việc Trung Cộng đã đi qua những khó khăn. Những “tinh thần” như vậy nhằm khắc họa một bức tranh lịch sử hào nhoáng của Trung Cộng, nhưng đầy giả dối.
Vào đầu những năm 1920, Trung Cộng đã được đặt biệt danh là “Đảng đồng Rúp” vì mọi người nghi ngờ nó đã được tài trợ hoàn toàn bởi Liên Xô (USSR), một chế độ không còn tồn tại. Tuy nhiên, rất khó tìm thấy bằng chứng trong những ngày đầu tiên đó. Năm 1991, Đế chế Liên Xô sụp đổ, dẫn đến việc giải mã các hồ sơ mật của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản (Comintern, còn được gọi là Quốc tế thứ ba) mà Trung Cộng đã sử dụng để “nhuộm đỏ” Á Châu. Hồ sơ giải mật này đã cung cấp một kho thông tin về bộ mặt thật của Trung Cộng.
Qua những tài liệu này, có thể thấy rõ rằng Trung Cộng, ngay từ đầu, đã được Liên Xô tạo ra như một công cụ để phá hoại chính phủ Trung Quốc và chia rẽ Trung Quốc. Thông qua Comintern, Liên Xô đã cung cấp tiền, vũ khí, huấn luyện quân sự, hậu cần, cũng như hỗ trợ về tư tưởng và tổ chức cho Trung Cộng.
Một nghị quyết của Trung Cộng đã gọi Liên Xô là “đất mẹ của chúng ta” theo nghĩa đen bởi vì chính Nga, chứ không phải Trung Quốc đã sinh ra Trung Cộng. Trung Cộng cũng đã thông qua một nghị quyết của một bên thứ ba chấp nhận vị thế nhục nhã như một chi nhánh địa phương của Comintern. Vì vậy, trong những năm đầu của chế độ này, Comintern đã nói Trung Cộng phải làm gì và làm như thế nào thông qua nhiều nghị quyết. Ví dụ, Comintern nhấn mạnh rằng Trung Cộng phải cử các thành viên tham gia Quốc dân Đảng cầm quyền (KMT, hoặc Quốc dân Đảng do Tiến sĩ Sun Yet-sun thành lập) và sử dụng địa vị KMT của những người này làm vỏ bọc hợp pháp để hoạt động công khai, đồng thời che giấu danh tính Trung Cộng thực sự của họ. Bằng cách này, Trung Cộng thâm nhập thành công vào Quốc dân Đảng và cài nhiều người đưa tin, những người đã chứng tỏ là công cụ chiếm đoạt quyền lực của Trung Cộng.
Vì Trung Cộng được tạo ra như một công cụ để thúc đẩy các lợi ích của Liên Xô ở Trung Quốc, nên có thể xem rằng Trung Cộng là kẻ phản quốc khi Nga xâm lược Trung Quốc vào năm 1929 do sự cố Đường sắt phía Đông Trung Quốc. Trong khi toàn bộ đất nước dưới sự lãnh đạo của Quốc dân Đảng cố sức đẩy lùi sự xâm lược của Nga, Trung Cộng đã ban hành chỉ thị cho các thành viên trên toàn Trung Quốc “bảo vệ Liên Xô bằng vũ lực.” Vào thời điểm đó Trung Cộng không có quân đội. Cách thức bảo vệ Liên Xô bằng vũ lực là gây bạo loạn trên toàn quốc và tạo ra những biến động xã hội ở mọi thành phố mà Trung Cộng có “tay chân.” Trong khi đối phó với tình trạng hỗn loạn trong nước, khả năng đẩy lùi sự xâm lược của Liên Xô của các chính phủ miền trung và đông bắc đã bị suy giảm mạnh. Thua trận, Trung Quốc buộc phải ký Hiệp ước Khabarovsk, từ bỏ đảo Heixiazi chiến lược trên sông Amur. Đây là hiệp ước nhượng bộ duy nhất mà Trung Quốc ký kết với một thế lực ngoại bang kể từ khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911.
Sự phản quốc như vậy cũng thể hiện rõ trong phong trào đòi độc lập của Mông Cổ, một kế hoạch lớn của Liên Xô nhằm chia cắt Trung Quốc. Các tài liệu mật cho thấy trong khi chính quyền trung ương do Quốc dân Đảng điều hành đã hết lần này đến lần khác chống lại sự xúi giục của Liên Xô về các phong trào ly khai, thì Trung Cộng lại đã tích cực ủng hộ Liên Xô.
Trong Hội nghị Yalta năm 1945 mà Trung Quốc không tham gia, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô đã ký một thỏa thuận bí mật chấp nhận yêu cầu của Liên Xô về một nước Mông Cổ độc lập để đổi lấy thỏa thuận tham gia chống Chiến tranh Nhật Bản. Quốc dân Đảng hoàn toàn không biết nhưng đã bị Hoa Kỳ buộc phải chấp nhận thỏa thuận Yalta. Trong khi cả nước phẫn nộ vì thỏa thuận bí mật, các tài liệu giải mật cho thấy có một số cuộc trao đổi qua điện tín giữa lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin và lãnh đạo Trung Cộng Mao Trạch Đông, ông Mao đã ủng hộ hết lòng cuộc chia cắt Trung Quốc do Liên Xô dàn dựng trong khi ông Stalin đã nói ông Mao phải làm gì để giành được sự ủng hộ trong nước về nền độc lập của Mông Cổ.
Ngoài Mông Cổ, Liên Xô cũng cố gắng chia rẽ Trung Quốc bằng cách hỗ trợ phong trào đòi độc lập ở Tân Cương, gửi binh sĩ đến đó để chiến đấu cùng với lực lượng ly khai chống lại chính quyền địa phương trung thành với chính quyền trung ương Quốc dân Đảng. Để hỗ trợ cho bước đi nguy hiểm này, Trung Cộng đã thiết lập một văn phòng tại Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi hoặc Wulumuqi ngày nay, thành phố thủ phủ của Tân Cương) để liên hệ với phong trào đòi độc lập ở Tân Cương và đề nghị hỗ trợ họ. Ông Mao ca ngợi phong trào ở đó là một phần của Phong trào Cách mạng Vĩ đại Trung Quốc.
Từ năm 1927 trở đi, với sự hỗ trợ của Nga, Trung Cộng đã xây dựng được một lực lượng vũ trang có khả năng tiến hành chiến tranh du kích cũng như một cuộc nổi dậy quân sự, do đó tạo ra các “căn cứ cách mạng” trên khắp đất nước. Đến năm 1931, những căn cứ như vậy đã đủ mạnh để Trung Cộng có thể hợp lực để tạo ra một “Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa” do ông Mao đứng đầu. Sau đó, ông Mao tự hào tuyên bố rằng “từ nay về sau có hai quốc gia ở Trung Quốc, một Trung Hoa Dân Quốc và một Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa.” Tuyên bố này đã đánh dấu sự phân chia chính thức của đất nước Trung Quốc.
Những điều này phác thảo một số bằng chứng từ các tài liệu được giải mật phơi bày bản chất xảo quyệt của Trung Cộng. Với một quá khứ ô nhục như vậy, Trung Cộng đã nhất định phải tẩy trắng đoạn lịch sử này trong bài trần thuật của nó. Vào ngày 03/09/2020, lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đã nói một cách thấu cảm rằng “người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ được phép có bất kỳ nỗ lực nào làm mất uy tín của đảng bằng cách xuyên tạc lịch sử của Trung Cộng.” Điều này cho thấy rằng Trung Cộng hoàn toàn nhận thức được quá khứ đầy tai tiếng của mình và muốn che giấu nó trong mắt công chúng.
Ông Trình Tường (Ching Cheong) tốt nghiệp Đại học Hồng Kông. Trong sự nghiệp báo chí hàng thập niên của mình, ông chuyên viết về tin tức chính trị, quân sự và ngoại giao ở Hồng Kông, Bắc Kinh, Đài Bắc, và Singapore.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Ching Cheong thực hiện
Kim Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: