Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đoàn quân dưới lòng đất nghìn năm trầm tịch (P.2)
Tiếp theo Phần 1.
Triều đại hưng suy thay đổi, khắp nhân gian biển cả ruộng dâu. Vậy mà, dưới lòng đất mười mấy tầng lầu cao, lại có một tòa cung điện ngàn năm phong sương khó có thể ăn mòn, lưu giữ vinh quang, trí tuệ của một đế quốc cổ xưa, còn có vô số bí mật về nó…
Cung điện thần bí
“Suối Xuyên Tam”
Mặt trong của hai đường tường thành trong và ngoài dài 10.000 mét, giữa mấy trăm tòa nhà dưới lòng đất ở phần bồi táng, chính là lăng mộ Tần Thủy Hoàngvới vô vàn bí mật. Nó là cung điện dưới lòng đất có quy mô lớn nhất thời Tần Hán, kết cấu giống đô thành Hàm Dương của nhà Tần, tọa hướng Tây trông về hướng Đông. Xã hội cổ đại Trung Quốc cho rằng hướng nam là tôn quý nhất, lăng mộ đế vương các triều đại về bố cục cơ bản đều là tọa hướng Bắc trông về hướng Nam, còn Tần Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ, vì sao lại chọn tọa hướng Tây trông về hướng Đông?
“Sử ký” ghi chép lăng mộ Thủy Hoàng “gò đất cao hơn năm mươi trượng, chu vi hơn năm dặm”, tức khoảng 116 mét vuông, xung quanh 2,100 mét. Tuy nhiên, trải qua hơn hai ngàn năm, nước trong đất rút bớt đi, làm cho độ cao của đất này giảm hơn so với ban đầu hơn một nửa. Khảo sát mới nhất của khảo cổ cho thấy: Cung điện dưới lòng đất ở lăng mộ Thủy Hoàng từ Đông sang Tây dài 260 mét, từ Nam xuống Bắc dài 160 mét, quy mô tương đương với năm sân bóng tiêu chuẩn quốc tế. Lăng Tần Thủy Hoàng là mộ táng kiểu huyệt dựng thẳng, từ trên xuống dưới, chỗ sâu nhất là tòa nhà quan trọng nhất của lăng mộ. Chủ thể và mộ thất đồng đều có hình vuông.
“Hán cựu nghi” ghi chép, vào sinh nhật 50 tuổi của Tần Thủy Hoàng, thừa tướng Lý Tư bẩm báo: Thần đã mang 72 vạn người xây dựng lăng mộ Ly Sơn, đã đào rất sâu, “sâu đến mức không thể vào được nữa”, tức sâu đến không thể đào tiếp. Tần Thủy Hoàng nghe xong, hạ lệnh “lại đào đường bên cạnh ba trăm trượng để vào sâu hơn”.
Vậy rốt cuộc sâu bao nhiêu? Trong “Sử ký” nói lăng Tần Thủy Hoàng “xuyên qua ba con suối”. Vậy “ba con suối” sâu bao nhiêu?
Về vấn đề này, trong giới học thuật thuyết nói không đồng nhất. Nhà vật lý học người Hoa Đinh Triệu Trung (Ding Zhaozhong) cùng ba nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, bài nghiên cứu của họ phỏng đoán rằng cung điện lăng họ Tần sâu từ 500 đến 1,500 mét. Suy đoán này được gọi là “thiên phương dạ đàm”. Chuyên gia trong nước lại cho rằng cung điện này sâu khoảng từ 20 đến 50 mét, nói cách khác, chiều sâu có thể cách mặt đất trở xuống mười mấy tầng lầu, độ cao khoảng năm tầng lầu.
Cung điện dưới đất khổng lồ như thế, độ sâu như vậy, người thời Tần làm sao để giải quyết vấn đề nước ngầm bị ứ đọng và thẩm thấu?
Trong lịch sử, khu vực đất Quan Trung từng chịu động đất lớn từ 8 độ Richter trở lên, mộ thất lăng Tần Thủy Hoàng không bị đổ sụp, bên trong cũng không có nước vào. Một công trình không có nhịp thép dài như vậy, lại có thể được bảo tồn hoàn hảo không chút tổn hại là nhờ vào cái gì?
Các chuyên gia từng dùng cộng hưởng từ hạt nhân, làm “CT” toàn phạm vi lăng Thủy Hoàng, phát hiện một đoạn xung quanh cung điện dưới lòng đất có phản ứng nóng rõ ràng. Điều này cho thấy, một số công trình vào hai ngàn năm trước vẫn còn vận hành cho đến ngày nay, tại sao như vậy?
Cái nỏ bí mật
Trong năm tháng dài đằng đẵng, không có chứng cứ chứng minh lăng Tần Thủy Hoàng từng bị đào trộm. Phòng tuyến đầu tiên của lăng này, tương truyền là biển cát hình thành từ các hạt cát xung quanh, khiến kẻ trộm mộ không cách nào đào xuyên thấu để vào mộ thất.
Dù vượt qua được phòng tuyến thứ nhất, tiến vào cung điện ngầm tĩnh mịch xưa cũ, cũng không có cách nào xác định có thể còn sống hay không. Sử chép, trong ngoài cửa mộ cung điện, các cửa thông nhau, đều có trùng trùng điệp điệp cơ quan, bày trí các nỏ ngầm có tính phát động, một khi đụng vào, các nỏ ngầm đã bố trí sẽ lập tức bắn tự động, bắn chết kẻ xâm nhập, phối hợp cùng nỏ ngầm còn có cạm bẫy.
Một loại nỏ mạnh mẽ từng được đào thấy trong hố tượng binh, tầm bắn hơn 831.6 mét, sức kéo vượt qua 738 cân, chỉ dựa vào lực cánh tay con người, căn bản là không có cách kéo ra. Nếu như đem nỏ có chứa mũi tên từng cái liên tiếp, thông qua cơ chế làm cho nó bắn liên tục, liền có thể không cần thao tác con người mà tự thực hiện việc bảo vệ. Đây là thiết bị chống trộm tự động sớm nhất trong lịch sử, hơn hai ngàn năm trước, người nhà Tần có phải đã sản xuất máy bắn tự động cao siêu như vậy?
Một vấn đề trọng yếu là: Những nỏ bí mật kia được giấu ở nơi nào? Làm sao xác minh được cạm bẫy nguy hiểm? Nếu thật sự mở được cung điện dưới lòng đất, những cơ chế chống trộm tự động kia hiện tại có còn phát huy tác dụng?
“Trên biết thiên văn, dưới tường địa lý”
“Sử ký” ghi chép, trong cung điện dưới lòng đất “trên biết thiên văn, dưới tường địa lý”, có một cách giải thích là: đỉnh mộ trong cung đối ứng với thiên tượng tinh tú lúc ấy, nhân công dùng viên dạ minh châu cực đại và bảo thạch lấp lánh, xây dựng như các vì sao, mặt trời, mặt trăng; trên mặt đất bố trí đầy các sông suối, núi non do thủy ngân tạo nên.
“Thiên văn”, “địa lý” của người xưa tuyệt không phải là điều mà các nhà thiên văn và địa lý học ngày nay dùng khoa học hiện đại để phỏng đoán. Người xưa tín kính Thần tiên, phổ biến dùng chiêm tinh để dự đoán sự thay đổi trên nhân thế, cát hung họa phúc. Đế vương xem thiên tượng để biết được gợi ý của Thần linh, chỉ đạo chính sự của đất nước; bách tính bình thường cũng thông qua xem thiên tượng mà dự đoán vận mệnh của bản thân.
Ví dụ, sử chép năm 211 trước công nguyên, xuất hiện thiên tượng “huỳnh hoặc thủ tâm”, báo trước việc băng hà của Thủy Hoàng Đế. “Huỳnh hoặc” là chỉ hỏa tinh, “tâm” chỉ chòm Bọ Cạp trong Nhị thập bát tú, bao gồm ba ngôi sao. “Huỳnh hoặc thủ tâm”, tức là hỏa tinh dừng lại ở giữa chòm Bò Cạp, người xưa cho rằng đây là điềm đại hung, nhẹ thì có chiến loạn, nặng thì Hoàng đế băng hà. Dựa theo lý giải của người hiện đại, “huỳnh hoặc thủ tâm” bất quá cũng chỉ là một hiện tượng thiên văn hiếm thấy mà thôi.
Đài thiên tinh toàn quốc thời Tần quốc mà ngày nay phát hiện, đã tổng hợp tất cả quan sát của người thời cổ đại Trung Quốc đối với vũ trụ thiên văn, người hiện đại căn bản không có cách giải mã sự huyền ảo trong đó. Ví như, lăng Tần Thủy Hoàng, cung Hàm Dương nhà Tần và “Tần Đông Môn” tọa lạc ở Liên Vân Cảng, Giang Tô, ba địa điểm này gần như ở trên một đường thẳng và đều ở khoảng 34.2 độ vĩ Bắc. Thời đó không có khái niệm vĩ độ, không có thiết bị đo lường hiện đại, người xưa làm sao đo được vĩ độ này? Và làm sao có thể nắm giữ kỹ thuật tính toán và đo đạc đến độ chính xác cao như thế?
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng thủy ngân gần lớp đất bao bọc lăng Tần Thủy Hoàng cao gấp 8 lần các khu vực khác, và càng ở dưới lòng đất thì hàm lượng này càng cao. Điều đặc biệt hơn là, bản đồ khảo sát phân bố thủy ngân trong lăng Thủy Hoàng giống đến kinh ngạc với bản đồ lãnh thổ của nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
Phát hiện này chứng thực, ghi chép của Tư Mã Thiên liên quan đến lăng Tần Thủy Hoàng chuẩn xác hơn so với tưởng tượng của các nhà khoa học hiện đại. Tư Mã Thiên chép rằng lăng Thủy Hoàng dùng thủy ngân làm “biển lớn dung chứa trăm sông”, cũng “quán thâu như máy ảnh”. Theo nghĩa đen, chính là có một loại máy móc, có thể đẩy dòng chảy thủy ngân, lại dùng phép “quán thâu” qua lại để đẩy máy chuyển động, lặp đi lặp lại không thôi, khiến thủy ngân chảy mãi không ngừng.
Vậy, dưới mặt đất tĩnh mịch, địa lý hiện ra giống như bản đồ cương vực nhà Tần, dòng chảy thủy ngân thông qua máy móc chuyển động mà lưu động tuần hoàn, bao bọc quan tài Hoàng đế. Sự tráng lệ, huyền diệu này khó mà tưởng tượng được.
Theo khoa học phỏng đoán, hàm lượng thủy ngân bên trong cung điện dưới lòng đất có thể hơn trăm tấn, nó không chỉ dùng để xây dựng biển hồ, sông nước, mà suốt 2,000 năm qua còn bốc hơi, sinh ra một lượng rất lớn khí kịch độc, cũng có tác dụng phòng ngừa đạo tặc xâm nhập. Trong cung điện tràn ngập khí thủy ngân còn có thể lưu giữ thi thể và vật bồi táng được lâu dài, không hư hại. Vậy, thủy ngân với số lượng lớn như thế từ đâu đến?
Nếu đúng như vậy, tiến vào cung điện dù cho tránh thoát được cạm bẫy từ nỏ bí mật cũng khó đề phòng gặp phải khí độc.
Nhưng tất cả những thứ này cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi, tình huống thật có thể phá vỡ hoàn toàn nhận thức của chúng ta.
Di thể Tần Thủy Hoàng
Đỉnh mộ là mặt trời, mặt trăng và các vì sao, vậy quan tài Thủy Hoàng bao bọc trong các sông hồ, núi non bằng thủy ngân có bộ dạng như thế nào? “Bên trong bằng đồng, bên ngoài tô bằng sơn”, “Sự mỹ lệ của quan tài không thể nghĩ bàn” – Đây là ghi chép của “Sử ký” về quan tài của Thủy Hoàng. Nếu quan tài thực sự được làm bằng đồng, quy mô của nó lớn hơn nhiều lần so với Ti mẫu mậu đỉnh, và hẳn là đồ đồng có thể tích lớn nhất ở Trung Quốc.
Di thể Thủy Hoàng Đế, “khoác bằng châu ngọc, trang sức dùng phỉ thúy”, đầu đội mào đầu chế từ phỉ thúy, châu ngọc che kín tạo thành cái chăn đắp. Dựa theo suy luận, thi thể nữ giới Tây Hán đều được gìn giữ rất tốt, thời Tần khẳng định cũng có kỹ thuật giữ gìn di thể chống phân hủy, di thể Thủy Hoàng Đế hẳn cũng được bảo vệ hoàn hảo.
Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng quen thuộc với lý luận của Đạo gia, từng tiếp xúc với người ngoài hành tinh “vạn năm vì một ngày”, ông lý giải chuyện sống, chết và nhận biết thời không, khẳng định khác biệt hoàn toàn so với những kẻ vô thần thời hiện đại.
Thủy Hoàng Đế hơn 20 tuổi đã bắt đầu cầu tiên tìm Đạo, rất kính trọng người tu Đạo, ông thường cùng thảo luận lý lẽ tu đạo chân nhân với danh nhân Đạo gia, “thiên tuế ông” An Kỳ Sinh từng cùng Thủy Hoàng Đế ở Lao Sơn “nói chuyện ba ngày đêm”, đàm luận đạo tu luyện dưỡng sinh. Thủy Hoàng Đế từng không bước chân ra khỏi cung điện Hàm Dương, một mặt phê duyệt tấu chương, một mặt “tiếp dẫn” thần tiên, không cho phép người ngoài quấy rầy.
Thủy Hoàng Đế phục chế đan dược, tu luyện dưỡng sinh. Đan dược là một loại dược vật trong y học truyền thống, sau khi ăn có thể bài xuất được phế vật và độc tố trong cơ thể, đồng thời trong đan dược cũng chứa rất nhiều thủy ngân, có tác dụng chống phân hủy trong cơ thể.
Cung điện dưới lòng đất ngày đêm chiếu sáng rực rỡ
“Tam Tần ký” ghi chép, “trong mộ Thủy Hoàng, lấy dạ quang châu làm nhật nguyệt, trong điện treo nhật nguyệt châu, ngày đêm chiếu sáng rực rỡ”. Trong cung điện dưới lòng đất lăng Thủy Hoàng còn có trường minh đăng (đèn chiếu sáng trong thời gian dài). “Sử ký” ghi, “lấy mỡ nhân ngư làm nến, chiếu sáng lâu dài không bao giờ tắt”.
Mỡ nhân ngư là nhiên liệu sử dụng cho đèn trường minh, có một thuyết nói rằng là lấy dầu của giao nhân luyện chế mà thành. Giao nhân, tương truyền là một sinh vật thần bí thân người đuôi cá trong Đông Hải, các sách Sơn Hải kinh, Đại đức Nam Hải chí, Nguyên sử, Sưu Thần ký, Thuật dị ký đều có ghi chép liên quan đến nhân ngư.
Khoa học hiện đại cho rằng việc thiêu đốt cần dưỡng khí, nhưng đèn trường minh trong cung dưới lòng đất có thể đốt cháy vĩnh viễn không tắt, phương thức này có lẽ người hiện đại khó mà tưởng tượng được, điều này không phải không có khả năng.
“Thập di ký” ghi chép, Thủy Hoàng Đế từng triệu kiến dị nhân Uyển Cừ, khả năng của họ vô cùng tân tiến, chỉ cần “làm như một hạt thóc”, liền có thể “chiếu rọi khắp nhà”. Dị nhân Uyển Cừ, rất có thể là người ngoài tinh mà hiện nay nói đến, họ có khả năng là cung cấp kỹ thuật khoa học tiên tiến cho nước Tần.
Cung điện dưới lòng đất có không gian không?
Năm đó lúc Thủy Hoàng Đế hỏi Lý Tư việc xây dựng lăng mộ như thế nào, Lý Tư hồi đáp rằng: “Đục không vào, đốt không cháy, đập không vỡ, như không có dấu vết vậy”. Vậy rõ ràng cung điện dưới lòng đất là một cung điện kín, chân không, giống một boongke lớn có vỏ.
Nhưng khảo sát cho thấy, đường mộ trong lăng và phần trên quách gỗ đều lấy đất đắp bịt kín, trong ngoài mộ thất hẳn là cực kỳ chặt chẽ, sẽ không còn có không gian.
Vậy, nội bộ cung điện dưới lòng đất rốt cục là hư hay là thực?
Trân bảo trong cung điện dưới lòng đất có bao nhiêu?
Sử chép “đồ quý báu, kỳ lạ được cất giấu rất nhiều” trong cung điện, dùng kinh nghiệm người hiện đại thật khó mà tưởng tượng được, hiện chỉ đưa ra vài ví dụ trong sử sách có nói đến.
Dạ minh châu
Lúc Tề Uy Vương và Ngụy Huệ Vương cùng đi săn, Ngụy Huệ Vương nói chuyện phiếm rằng: Ngụy quốc tuy nhỏ hơn Tề quốc, nhưng ban đêm có 10 viên dạ minh châu đường kính một tấc. Ban đêm, một viên dạ minh châu liền có thể chiếu sáng phía trước và phía sau mười hai chiếc xe.
Sau khi Ngụy quốc bị Tần quốc thu phục, những viên dạ minh châu này đều thuộc về Tần quốc. Liệu chúng có thể được dùng để thắp sáng trong cung điện dưới lòng đất và được treo trên đỉnh mộ của Tần Thủy Hoàng để làm mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao hay không?
Cửu đỉnh do Đại Vũ đúc thành
Tương truyền Đại Vũ nhà Hạ đem thiên hạ chia làm chín châu, cũng đúc cửu đỉnh biểu tượng cho chín châu này, còn đem những con sông lớn, những ngọn núi nổi danh khắp cả nước khắc lên đỉnh. Vạy nên Cửu đỉnh trở thành đại danh từ ở Trung Quốc, là biểu tượng cho quốc thống nhất, cho hoàng quyền tối cao.
Sau nhà Tần, Cửu đỉnh biến mất, phải chăng đã được bồi táng ở cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng?
Điển tịch nguyên thủy của Bách gia chư tử
Để bảo vệ văn hóa chính thống, thống nhất quy phạm văn hóa của sáu nước thành một nguồn, Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho sinh” – xử lý nhanh chóng một nhóm thuật sĩ chuyên đi gạt người và các hủ nho. Nhưng từ sách của Lý Tư được biết, tất cả thư tịch nước Tần lúc ấy, đều nhận được mệnh lệnh thiêu hủy, trong cung điện nhà Tần đều có bản lưu đầy đủ.
Trong cung điện dưới lòng đất, rất có thể có điển tịch bách gia chư tử thực sự, gồm rất nhiều điển tịch thất truyền từ lâu, như “Tam phần ngũ điển” và “Thái công âm phù” trong truyền thuyết, những cổ tịch thời Tiên Tần này nếu đào được, có lẽ sẽ giải khai được rất nhiều chỗ mê mờ trong lịch sử.
Nhạn vàng
Chính sử lưu lại có nói đến việc “nhạn làm bằng vàng” trong lăng Tần Thủy Hoàng, ghi chép rằng trong mộ có nhạn vàng được chế tác tinh xảo, có thể bay liệng. Mấy trăm năm sau, một vị Thái thú Tam quốc là Trương Thiện, còn gặp được nhạn vàng này.
Việc này tuyệt không phải hư ảo, vào thời kỳ Xuân Thu, Lỗ Ban tạo ra được con nhạn bằng gỗ có thể bay lên trời, nhạn gỗ bay thẳng đến tường thành nước Tống. Mặc Tử, Trương Hành, Hàn Chí Hòa, Cao Biền thời Trung Quốc cổ đại cũng đều từng chế tạo được chim gỗ biết bay. Có thể phỏng đoán, hệ thống chỉ huy và điều khiển chim nhạn vàng trong cung điện dưới lòng đất không thể so sánh với điều khiển từ xa trên máy tính ngày nay.
Mười hai người cao lớn bằng đồng
Sau khi Thủy Hoàng Đế thống nhất sáu nước, binh khí trong dân gian bị tịch thu đốt cháy. Huyện Lâm Thao lúc ấy, báo rằng có mười hai người to lớn xuất hiện, thân cao năm trượng, dấu chân rộng sáu thước, Thủy Hoàng Đế cho rằng đây là điềm lành, hạ lệnh đem binh khí nung chảy đúc thành mười hai người bằng đồng, đặt ở bên ngoài cửa cung. Một người đồng nặng đến hai mươi bốn vạn cân.
Khi Tần Thủy Hoàng còn sống, mười hai người đồng được đặt trước cung điện, sau khi ông chết, mười hai người đồng có khả năng đặt ở trước lăng mộ.
Truyền thuyết và lịch sử ghi chép liên quan đến lăng mộ Tần Thủy Hoàng mặc dù khiến mọi người khó tin, nhưng rất nhiều điều đã được xác nhận bởi các cuộc khám phá khoa học và khai quật khảo cổ học hiện nay. Vậy nên, với khoa học thực nghiệm “mắt thấy mới tin”, người hiện đại căn bản khó có thể giải đáp được bí ẩn trong cung điện dưới lòng đất của Thủy Hoàng. Trong khi đó, việc giải mã được những bí ẩn to lớn chôn sâu dưới lòng đất, có thể sẽ giúp chúng ta trở về với những hiểu biết đúng đắn đối với nền văn minh Trung Hoa cổ đại.
(Hết)
Tư liệu tham khảo:
“Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” của Tư Mã Thiên
“Sử ký – Lý Tư liệt truyện” của Tư Mã Thiên
“Tân liệt quốc chí” của Phùng Mộng Long
“Đông Chu liệt quốc chí” của Thái Nguyên Phóng
“Hậu Hán thư – Ban Bưu truyện” của Phạm Diệp
“Thập di ký” của Tấn Vương Gia
“Tam Tần ký” của Hán Tân thị
“Liệt tiên truyện” của Hán Lưu Hướng
“Cao sĩ truyện” của Tấn Hoàng Phủ Mật
“Tam phụ cố sự” của Thanh Trương Chú
“Báo cáo khai quật một số hố tượng binh mã lăng Tần Thủy Hoàng” của nhóm Vương Nguyên Lý.
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: