Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Đoàn quân dưới lòng đất nghìn năm trầm tịch (P.1)
Triều đại hưng suy thay đổi, khắp nhân gian biển cả ruộng dâu. Vậy mà, dưới lòng đất mười mấy tầng lầu cao, lại có một tòa cung điện ngàn năm phong sương khó có thể ăn mòn, lưu giữ vinh quang, trí tuệ của một đế quốc cổ xưa, còn có vô số bí mật về nó…
Kỳ quan bên ngoài cung điện dưới lòng đất
Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, luôn luôn có vô số mối liên hệ “số 1” và “duy nhất”. Ông là “Hoàng đế đầu tiên” thực sự với tên gọi này, là vị Hoàng đế số một trong lịch sử Trung Hoa nhân loại lần này (từ “Hoàng đế” này, chính là ông ấy sáng tạo ra), cũng là Hoàng đế của Đại đế quốc duy nhất trên địa cầu lúc ấy.
Lúc còn sống, Tần Thủy Hoàng sáng tạo ra rất nhiều thứ đệ nhất trong lịch sử, ông sáng tạo hoàng quyền, pháp luật, kinh tế, văn tự, tiền tệ và hệ thống đo lường, kéo dài đến nhiều thời đại, triều đại về sau. Lúc mới lên ngôi ông đã bắt đầu xây dựng lăng mộ, sau khi chết, lăng mộ của ông lưu lại có quy mô lớn nhất chứa nhiều đồ vật phong phú nhất trên thế giới, tổng diện tích tương đương với 78 cố cung.
Tượng binh mã
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay, tại chân núi Ly Sơn ở Thương Lương, từ việc phát hiện được tượng đầu người chế tạo bằng gốm nhô ra từ đất vàng, một đoàn quân khổng lồ yên lặng ngàn năm từ dưới lòng đất đã được phát hiện.
Các nhà khảo cổ cố gắng mấy chục năm, rốt cục lúc phục hồi được hoàn toàn tượng binh mã,phát sinh sự việc khiến người ta chấn động kinh ngạc: Những tượng gốm này bảo tồn ngàn năm trong bóng tối, màu sắc óng ánh, dường như nếu không kịp chụp ảnh thì trong nháy mắt liền trở nên lờ mờ. Tượng gốm có màu sắc hoa văn nguyên bản rất phong phú, sau khi đào được 15 giây liền bắt đầu mất màu, trong bốn phút mất nước, vểnh lên, bong ra từng mảng, đột nhiên lập tức từ màu sắc rực rỡ biến thành màu xám đen. Tượng binh mã đưa ra trưng bày cho đến bây giờ, đều là sau khi đã bị oxy hóa, còn nguyên bản ăn mặc diễm lệ, mặt ngoài có mười mấy loại màu sắc phấn màu xanh, màu son đỏ, phấn màu tím, xanh da trời.
Màu tím còn sót lại ở mặt ngoài tượng thời Tần, được gọi là “màu tím Trung Quốc”, trải qua khảo chứng là nhân công mấy ngàn năm trước phối hợp chế thành thuốc màu. Phải chăng người Tần khi đó đã nắm giữ được kỹ thuật chế tạo thuốc màu hóa học?
Đây được gọi là hố tượng binh mã, một trong “tám đại kỳ quan của di sản văn hóa thế giới”, diện tích rộng hơn 2 vạn mét vuông. Từng tôn tượng binh mã mô phỏng chiều cao thân người chân thật, cao nhất khoảng 1.8 mét, tạo nên phong cách tả thực cổ điển, sinh động như thật, thần thái khác biệt. Từ tượng bùn, hong khô, vận chuyển đến lò nung, tượng binh mã là liên tục chế tác, cho dù ở hiện đại, loại công nghệ này cũng khó đạt được như vậy.
Hơn bảy ngàn tượng gốm đứng canh mặc giáp, cộng thêm xe ngựa chiến bằng gốm cực đại, quân trận nghiễm nhiên, tuy là đứng im ngưng kết, lại phảng phất nghe động mà đến, tùy thời chuẩn bị nghênh địch xông vào trận địa. Hơn hai nghìn năm nay, 1500 mét bên ngoài cung điện dưới lòng đất của lăng cung Thủy Hoàng, đoàn quân ấy vẫn lặng lẽ trong bóng đêm bảo vệ vị hoàng đế an giấc nghìn thu.
Kỳ quái chính là, phương hướng của đoàn quân khổng lồ dưới lòng đất này, cùng cả tòa nghĩa trang là đồng nhất, mặt hướng phương đông đứng trang nghiêm, đây là vì sao vậy?
Xe ngựa bằng đồng thời Tần
Thập niên 80 của thế kỷ trước, ở độ sâu 7 mét dưới mặt đất, xe ngựa cỡ lớn bằng đồng thời Tần được phát hiện, bao gồm hai cỗ xe ngựa đồng, tám ngựa bằng đồng, hai chỗ vua ngồi bằng đồng. Nó bao chứa tất cả kĩ thuật rèn đúc đồng trong lịch sử của đồng xanh Trung Quốc và công nghệ trang trí, có thể gọi là “đứng đầu đồng xanh”.
Xe số một, xưa gọi là lập xa hoặc cao xa, tạo thành từ 3064 bộ phận riêng lẻ. Trên xe trang bị đầy đủ các loại vũ khí phòng vệ như nô cơ, kiếm, tấm thuẫn.
Lọng che ở xe số một tùy theo chuyển động của mặt trời mà tự do chuyển động 180 độ, trên cán lọng trang trí then cài cửa song hoàn, có thể nhẹ nhàng linh hoạt gỡ xuống hoặc chen vào từ trên xe. Giữa cán lọng trang bị đoản kiếm, có thể phòng thân. Một cán lọng đơn giản, liền sáng tạo ra mấy cái đệ nhất thế giới: trang bị khóa ngầm sớm nhất trong lịch sử, lọng che nắng kiểu bãi cát sớm nhất, một ghim khóa gia thêm hai đinh đệ nhất thế giới .v.v.
Dây buộc ngựa đồng là từ rất nhiều ống sắt nhỏ và ống bạc nhỏ tạo thành, lấy hình thức lỗ mộng của cái lớn xoay vòng tương liên, có thể so với dây nối tinh tế thời hiện đại. Người Tần làm sao đem điểm nóng chảy khác biệt của sắt và bạc hàn cùng một chỗ? Dưới cổ ngựa đeo anh lạc, từ từng sợi đồng rất nhỏ như sợi tóc chế thành, dùng kính lúp quan sát, không thấy mặt ngoài có vết tích rèn, kết nối với nhau rất nghiêm mật. Khi đó không có máy điện, không có thiết bị đúc hiện đại hóa, cổ nhân đã dùng phương pháp gì chế tác được như vậy đây? Các chuyên gia sử dụng kỹ thuật hiện đại, đến nay cũng không thể sao chép hoàn chỉnh những chi tiết này được.
Xe số hai xưa gọi là “an xa”, là loại xe sang trọng có đóng theo bồng, có thể so sánh với “xe giường” thời hiện đại. Hai bộ phận phía sau phần trước, phòng phía trước làm nơi vua cưỡi, phòng sau bốn phía dùng tường tấm phong bế, làm chỗ ngồi cho người cưỡi, phía trước cùng hai bên mở cửa sổ, đằng sau có cửa. Cửa sổ xe lấy phương thức kéo đẩy để khép mở, lúc đào được, cửa sổ xe còn có thể kéo đẩy tự nhiên.
Miếng đồng làm ván cửa sổ vẻn vẹn dày từ 0.12 đến 0.2 centimet. Trần nhà hình mai rùa, một lần rèn đúc duy nhất mà thành, nơi mỏng nhất là 1 ly, dày nhất không quá 4 ly, kỹ thuật nung như vậy hôm nay đều không thể bắt chước được, người Tần làm thế nào làm được như thế? An xa được đúc thành từ 3,462 phần, rất nhiều linh kiện đều sử dụng tương tự như thời hiện đại, linh kiện tinh vi như thế, thời hiện đại cũng chỉ có cỗ máy tinh vi mới có thể làm được.
Hai xe toàn thân đều vẽ hoa văn, mà màu sắc hoa văn không chỉ rất đẹp, còn có tác dụng chống gỉ.
Thanh kiếm bằng đồng xanh
Lúc đào được tượng binh mã trong một hố, một thanh kiếm bằng đồng xanh bị một tượng gốm ép cong, sau khi nâng tượng gốm lên, trong nháy mắt, thanh kiếm bằng đồng xanh này lại thần kỳ biến thẳng ngược trở lại. Không thể tưởng tượng được, bởi vì loại này được gọi là kỹ thuật “ hợp kim nhớ hình”, mãi đến thập niên 50 của thế kỷ 20 mới được phát minh ra.
Trong lăng Tần Thủy Hoàng đào được 19 thanh kiếm bằng đồng xanh, phép đo bằng thước cặp cho thấy rằng sai số của tám mặt cạnh của thân kiếm không đến một sợi tóc.
Thanh kiếm bằng đồng xanh đào được sau khi trừ bỏ gỉ sét và đất, sáng ngời như mới, sắc bén đến độ có thể đem 19 xấp giấy báo chém đứt. Trải qua đo đạc kiểm tra, mặt ngoài những thanh kiếm bằng đồng xanh này, phát hiện có bôi một tầng dày chừng 10 milimet màng oxy hóa, trong đó pha crôm, có thể khiến thân kiếm phát sinh phản ứng oxy hóa hoàn nguyên. Để nâng cao khả năng chống ăn mòn của hợp kim, vào năm 1937 nước Đức mới nghiên cứu chế tạo thành công kỹ thuật crôm hiện đại, người Mỹ năm 1950 mới nắm giữ được công nghệ này.
Áo giáp bằng đá
Những năm gần đây, một khu đất bồi táng cách lăng Tần Thủy Hoàng 200 mét được phát hiện, diện tích hơn 13,000 mét vuông, bên trong chồng chất dày đặc hơn ngàn cái áo giáp bằng đá, thạch trụ, thạch đầu hình nón cùng áo giáp ngựa bằng đá choàng trên thân chiến mã, đều là dùng mặt đá xanh cắt gọt rèn luyện chế thành.
Áo giápbằng đá có miếng giáp trước che ngực, miếng giáp sau bảo vệ lưng, còn có miếng giáp khoác cánh tay bảo vệ vai, trên dưới lật qua lật lại rất linh hoạt, độ cong mỗi một phiến giáp đá đều không giống nhau, được thiết kế thành nhiều hình dáng khác nhau theo các bộ phận khác nhau của cơ thể người. Có hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân, hình tròn, hình ngói che, hình cung, hình đuôi nhọn, v.v. Mỗi phiến giáp đều có lỗ nhỏ hình vuông hoặc hình tròn, dùng sợi đồng dẹp nối liền cùng một chỗ, mảnh giáp của áo giáp và giáp trụ bồi táng trong hố tổng số vượt hơn 500 vạn mảnh.
Thực nghiệm phát hiện, để gia công thủ công một áo giáp có 600 miếng, cần thời gian một năm. Như vậy, áo giáp bằng đá có công nghệ cao siêu như vậy đã được làm ra như thế nào?
Những đồ tùy táng tinh mỹ, xa hoa như thế được phát hiện bên ngoài cung điện dưới lòng đất trong khi khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, trước mắt chỉ chiếm 1% tổng thể. Như vậy, trong cung điện dưới lòng đất này có bao nhiêu bảo vật?
(Còn tiếp)
Tư liệu tham khảo:
“Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” của Tư Mã Thiên
“Sử ký – Lý Tư liệt truyện” của Tư Mã Thiên
“Tân liệt quốc chí” của Phùng Mộng Long
“Đông Chu liệt quốc chí” của Thái Nguyên Phóng
“Hậu Hán thư – Ban Bưu truyện” của Phạm Diệp
“Thập di ký” của Tấn Vương Gia
“Tam Tần ký” của Hán Tân thị
“Liệt tiên truyện” của Hán Lưu Hướng
“Cao sĩ truyện” của Tấn Hoàng Phủ Mật
“Tam phụ cố sự” của Thanh Trương Chú
“Báo cáo khai quật một số hố tượng binh mã lăng Tần Thủy Hoàng” của nhóm Vương Nguyên Lý
Xem tiếp Phần 2
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: