Bí ẩn đằng sau việc ông Tập Cận Bình vội vã tuyên bố gia hạn Hiệp ước Trung-Nga
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra tại Thụy Sĩ vào tối 16/6, hai bên đầu đạt được “những gì họ mong muốn”. Một tuần sau, Tập Cận Bình và ông Putin tổ chức một cuộc điện đàm và hai bên chính thức tuyên bố gia hạn Hiệp ước láng giềng hợp tác hữu nghị Trung-Nga. Tuy nhiên, vấn đề biên giới và lãnh thổ hai nước được nêu trong tuyên bố làm nhiều người Trung Quốc bất bình, lịch sử bán nước của Trung Cộng một lần nữa bị lật lại.
Theo Tân Hoa Xã, vào chiều ngày 28/6 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai bên đã phát biểu một tuyên bố chung, chính thức gia hạn Hiệp ước láng giềng hợp tác hữu nghị Trung-Nga thêm 5 năm.
Trong tuyên bố của mình, Trung Cộng nói Nga cần Trung Quốc và Trung Quốc cần Nga. Hai nước coi nhau là đối tác hợp tác ưu tiên và sẽ hợp tác sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, thương mại, nhân văn và các vấn đề quốc tế theo quy định của hiệp ước. Ngoài ra, hai bên còn tăng cường hợp tác vaccine, Nga còn ủng hộ việc đăng cai thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.
Tuyên bố cũng đề cập rằng Trung Quốc và Nga đã giải quyết hoàn toàn vấn đề biên giới còn sót lại từ lịch sử và hai bên đều không có yêu cầu gì về vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Hãng thông tấn Sputnik của Nga đã đưa tin về “Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và Putin” như sau, ông Putin nói rằng Nga và Trung Quốc đã xác định rằng họ không có yêu cầu về lãnh thổ đối với nhau và quyết tâm biến biên giới chung thành một khu vực hòa bình vĩnh viễn.
Ông Putin cũng đề cập: “Vì điều này, hai bên đã làm rất nhiều thứ, bao gồm cả công tác phân chia biên giới. Cả hai bên đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Chúng tôi và nhóm của chúng tôi đã đạt được kết quả mong muốn và đạt được kết quả làm hài lòng cả Nga và Trung Quốc.”
Phân tích: Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nga ngư ông đắc lợi
Một tuần trước khi diễn ra cuộc họp video của ông Tập và Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc gặp mặt trực tiếp tại Geneva, Thụy Sĩ. Các chủ đề bao gồm chính trị, quân sự và an ninh quốc gia.
Trong bài phát biểu khai mạc, Biden nói rằng đây là cuộc thảo luận giữa “hai cường quốc”, nên “các cuộc đàm phán trực tiếp luôn tốt hơn cả.” Biden cũng đề cập rằng Nga có đường biên giới dài 1,000 dặm với Trung Quốc, trong khi Trung Cộng hy vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và sở hữu quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Nga sẽ không quan tâm đến chiến tranh lạnh mới của Hoa Kỳ.
Ông Putin nói sau cuộc gặp: “Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ ý đồ thù địch nào trong cuộc gặp. Ngược lại, cuộc gặp diễn ra rất mang tính xây dựng”.
Các nhà phân tích Nga cho rằng trong mối quan hệ tam giác giữa Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nga đang cố gắng đảm bảo vị trí có lợi nhất cho mình, đó là để Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh chấp và làm tiêu hao lực lượng của nhau, còn Nga ở giữa ngư ông đắc lợi.
Do đó, Trung Cộng rất lo lắng về việc Nga nghiêng về Hoa Kỳ. Các phương tiện truyền thông của Trung Cộng thường chỉ trích cuộc gặp giữa Biden và Putin, nói rằng Hoa Kỳ và Nga sẽ không hợp lực để chống lại Đảng Cộng sản.
Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Hội vận động dân chủ Trung Quốc đã đăng tải một bài phân tích rằng Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga đã hình thành một mối quan hệ tam giác mới. Putin được Hoa Kỳ công nhận là một “cường quốc”, chính quyền Biden nên tập trung vào đối phó với Trung Cộng, như thế tất nhiên cần xoá bỏ áp lực lên Nga. Tại cuộc gặp gỡ giữa Biden và Putin, cả hai bên đều có được điều mình muốn, có thể nói là đôi bên cùng có lợi.
Thạch Sơn, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, tin rằng một khi quan hệ Hoa Kỳ-Nga bớt căng thẳng, Trung Cộng sẽ không thể tiếp tục lợi dụng quan hệ với Nga để kiềm chế Hoa Kỳ. Tất nhiên Trung Cộng sẽ không bao giờ ngồi yên để công sức bao nhiêu năm gây dựng cứ thế đổ sông đổ biển.
Thạch Sơn nói: “Hiện tại Hoa Kỳ có ý định thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với Nga, rõ ràng là Putin sẽ lợi dụng điều này cố gắng thu lợi nhiều hơn từ mối quan hệ với Trung Cộng. Tuy nhiên, xét cho cùng, chế độ và hình thái ý thức khác nhau rất xa, nên việc Nga-Hoa Kỳ hoà hợp cũng không dễ chút nào.”
Cư dân mạng Trung Quốc: Khi nào Nga mới trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc?
Một tuần sau khi diễn ra cuộc gặp mặt giữa Biden và Putin, nhằm níu kéo nước Nga và củng cố quan hệ “đồng minh” Trung-Nga, trước ngày kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 1/7, Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc điện đàm với Putin. Các kênh truyền thông trong nước đã đăng tải nhiều bài chuyên sâu và đặt tiêu đề là Hiệp ước láng giềng hợp tác hữu nghị Trung-Nga. Trong tuyên bố, Trung Cộng còn nói rõ rằng, Trung Quốc và Nga đã giải quyết hoàn toàn vấn đề biên giới còn sót lại trong lịch sử và hai bên đều không có yêu cầu về lãnh thổ.
Nhiều người Trung Quốc bình luận về việc gia hạn Hiệp ước láng giềng hợp tác hữu nghị Trung-Nga: Nội dung hiệp ước là thừa nhận vùng lãnh thổ bị chia cắt trong hiệp ước bất bình đẳng Trung Nga thuộc về Nga.
“Các hiệp ước khác qua hơn trăm năm rồi đã hết hạn chưa vậy? Khi nào mới trả lại phần lãnh thổ Trung Quốc bị Nga xâm chiếm?”
“Nếu không có Hoa Kỳ, tuy Trung Quốc và Nga sẽ không đấu đá với nhau, nhưng ít nhất họ sẽ là thù địch của nhau.”
“Hiệp ước năm đó về cơ bản đã từ bỏ quyền sở hữu 1.5 triệu km vuông lãnh thổ. Ai có thể ngờ rằng tổng thống Nga ký hiệp ước lại là Putin, và 20 năm sau tổng thống vẫn là Putin.”
Theo tư liệu, Trung Quốc và Nga bắt đầu đối chiếu cắm mốc biên giới vào năm 1991. Từ ngày 9 đến ngày 10/12/1999, để đổi lấy những lợi ích kinh tế và chính trị ngắn hạn, cựu lãnh đạo Trung Cộng, Giang Trạch Dân và chính phủ Nga đã ký Nghị định thư mô tả về phần biên giới phía đông và tây Trung- Nga. Theo điều khoản trong Nghị định thư, Giang Trạch Dân đã nhượng hơn ba triệu km vuông (gấp hơn một trăm lần diện tích Đài Loan) dâng cho Nga. Đồng thời, ông ta còn ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng khác từ bỏ quyền sở hữu một phần lớn lãnh thổ đáng ra thuộc về Trung Quốc, vĩnh viễn cắt đứt con đường lấy lại lãnh thổ cho các thế hệ tương lai.
Ngày 16/7/2001, ông Giang Trạch Dân ký kết “Hiệp ước láng giềng hữu nghị Trung – Nga” với Tổng thống Nga Putin tại thủ đô Moscow, tổng cộng có 25 điều khoản, có giá trị trong 20 năm. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày ký hiệp ước.
Theo báo mạng Nhân Dân Online của Trung Cộng, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã chứng kiến việc ký kết Hiệp ước láng giềng hợp tác hữu nghị Trung-Nga. Ông nói rằng hiệp ước tuyên bố rằng không có tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước và là một văn bản chỉ đạo trong mối quan hệ Trung-Nga.
Đến nay, người dân Trung Quốc vẫn lên tiếng phản đối việc Nga chiếm đóng đầm lầy Hải Sâm (tiếng Nga gọi là Vladivostok), trong khi Trung Cộng lại công nhận rằng Vladivostok và vùng Viễn Đông lân cận hiện là lãnh thổ của Nga.
Do Lý Khung, Lý Tịnh thực hiện
Minh Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: