Bayer chi gần 11 tỷ USD để giải quyết vụ kiện thuốc diệt cỏ Roundup
Không thừa nhận trách nhiệm hay lỗi của mình, Bayer đã quyết định trả một khoản tiền chưa từng có để bồi thường cho các nạn nhân người Mỹ vì thuốc trừ sâu Roundup: từ 10 đến 11 tỷ USD.
125.000 khiếu nại đối với Roundup
Thỏa thuận này được công bố trong tuần 24/6 bởi người khổng lồ hóa học Đức Bayer, chủ sở hữu Roundup kể từ khi mua lại Monsanto, nhằm chấm dứt 75% các tranh chấp liên quan đến thuốc trừ sâu.
Monsanto được biết đến là một trong những công ty hàng đầu sản xuất thuốc diệt cỏ và sinh vật biến đổi gen (GMO) đã từng cung cấp thuốc diệt cỏ dioxin (chất độc màu da cam) cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand. Chất này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam.
Tổng cộng có 125.000 khiếu nại liên quan đến thuốc trừ sâu, được các tòa án thụ lý hoặc chưa, do các cá nhân người Mỹ đệ trình vì thấy rằng sản phẩm này gây ra bệnh ung thư cho họ. Công ty sẽ thực hiện thanh toán từ 8,8 tỷ USD đến 9,6 tỷ USD – bao gồm cả khoản trợ cấp để chi trả cho các trường hợp chưa được giải quyết – nhằm giải quyết các tranh chấp đang diễn ra. Bayer bổ sung thêm 1,25 tỷ USD để hỗ trợ một thỏa thuận nhóm riêng biệt nhằm giải quyết các vụ kiện có thể xảy ra trong tương lai.
Phán quyết yêu cầu bất kỳ nguyên đơn nào, kể cả những nguyên đơn đang dự định nhưng chưa nộp đơn kiện tại tòa, từ bỏ kiện hoặc đồng ý không đệ đơn nếu họ muốn được trả tiền.
Số tiền được cam kết không phản ánh chắc chắn số lượng người đủ điều kiện nhận tiền bồi thường.
Ba bồi thẩm đoàn ở California đã ra phán quyết cho các nguyên đơn trong các vụ kiện Roundup kể từ khi Bayer tiếp quản Monsanto, việc tiếp quản này khiến cổ phiếu của công ty suy giảm.
Alva và Alberta Pilliod cho biết Roundup đã gây ra cho họ ung thư hạch bạch huyết không hodgkin, họ đã được tòa quyết định bồi thường 2 tỷ USD vào năm ngoái. Quyết định này sau đó bị giảm xuống còn 87 triệu USD.
Edwin Hardeman, một bệnh nhân ung thư khác, đã được quyết định bồi thường 80 triệu USD vào năm ngoái nhưng quyết định đó đã bị một thẩm phán liên bang hạ cấp xuống còn 25,3 triệu USD.
Một bồi thẩm đoàn năm 2018 đã ra phán quyết cho Dewayne Johnson, người cũng cho biết Roundup khiến anh ta phát triển ung thư hạch bạch huyết không hodgkin. Một thẩm phán đã giảm quyết định bồi thường thiệt hại xuống còn 78,5 triệu USD.
Bayer đã kháng cáo cả ba phán quyết.
Các vụ kiện sẽ tiếp tục thông qua quá trình kháng cáo và không được giải quyết.
Bayer cho biết Roundup không gây ung thư
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết vào tháng 1 rằng một đánh giá quy định về glyphosate, thành phần chính trong Roundup, không phải là chất gây ung thư.
“Không có rủi ro về mối lo lắng đối với sức khỏe con người khi glyphosate được sử dụng theo nhãn dán”, EPA nói trong một tuyên bố.
Tổng số tiền mà tập đoàn này chi ra không có nghĩa là tập đoàn này ghi nhận trách nhiệm hay lỗi của mình trong hồ sơ này. Một trong những luật sư của các nạn nhân, Jennifer Moore, đã giải thích rằng việc thanh toán này rất quan trọng đối với khách hàng của bà “bởi vì đây là một trận chiến dài và gian khổ và mang lại công bằng cho khách hàng của chúng tôi”. Gần 11 tỷ USD này được ông Werner Baumann, chủ tịch hội đồng quản trị của Bayer coi là “hợp lý về mặt tài chính”. Một vụ kiện tụng trong nhiều năm sẽ thực sự mang lại “rủi ro tài chính rất lớn”. Do đó, thỏa thuận này thiết lập một “cơ chế rõ ràng” để giải quyết các rủi ro tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai.
Hai thỏa thuận giao dịch khác
Bayer cũng hy vọng rằng sự dàn xếp này sẽ cho phép các cuộc thảo luận về sự không độc hại và hữu ích của thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate được đưa trở lại đấu trường pháp lý và khuôn khổ khoa học. Bất chấp hy vọng của công ty, những tranh cãi xung quanh Roundup không nên dừng lại bằng thỏa thuận này. Thuốc trừ sâu này thực sự đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại “chất gây ung thư” giống như glyphosate. Đây không phải là hồ sơ duy nhất mà tập đoàn này đã công bố bằng các thỏa thuận giao dịch.
Thủy Tiên