Bảy thói quen để thành đạt
Trích dẫn từ quyển sách bán chạy nhất của tác giả Stephen Covey về 7 thói quen mà chúng ta cần phải chú ý để có thể cải thiện cuộc sống của mình.
Nhiều năm trôi qua và quyển sách này là một quyển sách bán chạy nhất trên khắp thế giới, đây cũng là một trong những quyển sách yêu thích của tôi. Từ trong sách này, chúng ta có thể học được mọi thứ cần thiết để trở thành một con người hiệu quả, năng suất cao và có đủ khả năng lập trình cho cuộc sống mà mình muốn hướng tới.
Đó là quyển sách “The 7 Habits of Highly Effective People” [Bảy Thói Quen của người thành đạt] của tác giả Stephen Covey, xuất bản năm 1989 và liên tục bán hết từ ấn bản này đến ấn bản khác.
Tác giả của quyển sách đã qua đời vào năm 2012. Ông là một nhà lãnh đạo, một giáo viên, một nhà tư vấn doanh nghiệp và là một nhà văn có uy tín cao trên thế giới, Ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình để giảng dạy về một lối sống có nguyên tắc và kỹ năng lãnh đạo để xây dựng cả gia đình và doanh nghiệp.
Trong công trình này, ông đã đúc kết những kinh nghiệm của bản thân mình, giúp cho mọi người trở nên hiệu quả hơn, bất kể hiện tại bạn đang ở trình độ nào.
Sau đây là bảy thói quen cần rèn luyện, duy trì theo thời gian, để đạt được mục tiêu năng suất cao, hiệu quả về cả cá nhân lẫn sự nghiệp.
Tính chủ động là thói quen đầu tiên của một người hiệu suất cao
Bước đầu tiên là cơ bản nhất và là cái mà tác giả Covey gọi là “chiến thắng chính mình,” bởi vì chúng hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Tác giả cam đoan là chỉ có hai vị trí để đối diện với cuộc sống, đó là những người phản ứng và những người chủ động.
Người cân nhắc một hành động phản ứng đối với các sự việc bên ngoài, họ thường xuyên chờ đợi và liên tục phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Phương thức hành động như thế này luôn luôn không thể tìm thấy sự thỏa mãn, bởi vì áp lực bên ngoài là luôn luôn tồn tại.
Ở khía cạnh còn lại, có những người chủ động. Ngay sau khi bạn quyết định, bạn có thể bắt đầu thực hiện quyền tự do hoàn toàn mà bạn có đối với con người của mình, hành động với bản sắc riêng của mình để kích hoạt một động cơ nội tại cung cấp động lực cho mọi quyết định của chính mình.
Để trở thành một cá nhân chủ động, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc sống của mình và hành động theo một quan điểm mà bạn là người kiểm soát. Tác giả đề cập đến hai loại trạng thái tâm lý mà bạn sẽ tồn tại trong đó: vòng tròn cộng hưởng hoặc là vòng tròn sợ hãi.
Vòng tròn lo lắng chứa đầy tất cả những thứ mà bạn đang quan tâm (thậm chí cả những điều làm bạn tức giận) nhưng đó lại là những thứ bạn không thể kiểm soát được.
Mặt khác, vòng tròn cộng hưởng được hình thành từ những điều tương thích với bạn và bạn cũng có thể kiểm soát để điều chỉnh nó.
Ví dụ, bạn đang xem các trang mạng xã hội và có rất nhiều vấn đề đang xảy ra trên toàn thế giới. Trong đại đa số trường hợp, bạn không thể làm được gì nhiều, việc có quá nhiều thông tin chỉ tạo ra sự lo lắng vô ích, ảnh hưởng đến khả năng đánh giá cuộc sống của bạn.
Tầm nhìn chủ động nằm ở việc tập trung phần lớn thời gian vào vòng tròn ảnh hưởng nơi mà bạn có khả năng tác động đến kết quả, ví dụ, tình trạng tài chính của bạn phụ thuộc vào bản thân bạn cũng như sự phát triển của bạn; Và nếu bạn muốn cải thiện khía cạnh này trong cuộc sống của mình, thì bạn có trách nhiệm bắt đầu tạo ra một chiến lược mang lại cho bạn kết quả mà bạn đang tìm kiếm.
Tư duy chủ động được kích hoạt mỗi khi nó được cung cấp năng lượng bởi tầm nhìn và mục tiêu của bạn hơn là các phản ứng và sự khó chịu của bạn đối với những vấn đề bên ngoài.
Thói quen thứ hai bắt đầu với một mục tiêu từ trong suy nghĩ
Khi đang trong quá trình phát triển sự nghiệp, bạn phải tự hỏi chính mình nhiều điều để biết chính xác là mình thật sự mong muốn điều gì. Bạn cần bắt đầu với một tầm nhìn, một hình ảnh trong tư tưởng đại diện cho những gì mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống.
Tầm nhìn ấy càng rõ ràng và càng ý nghĩa bao nhiêu, thì bạn sẽ càng dễ dàng để tiếp cận nó. Để xác định được hướng đi chính xác, thì ngay hôm nay bạn cần phải có cho mình một tư tưởng rõ ràng về vị trí mà bạn mong muốn tiến đến trong tương lai.
Để có thể bắt đầu hiểu được mình đang ở tại vị trí nào hôm nay, hãy khởi động bằng cách sáng tạo một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai. Thực hiện chúng, hãy nghĩ về cuộc sống của mình như một tác phẩm nghệ thuật để biết rõ rằng màu sắc nào và kỹ thuật nào nên được áp dụng. Bạn cần phải lập cấu trúc cho ý tưởng của mình thật rõ ràng về một bức tranh toàn cảnh sẽ trông như thế nào tại đích đến cuối cùng.
Thói quen thứ ba là ưu tiêu cho điều quan trọng nhất
Tiêu điểm của phần trước là khi nào bạn có thể bắt đầu phát triển một kế hoạch hành động chi tiết và sau đó tiến hành nó theo cách tốt nhất. Đây là thời điểm mà bạn bắt đầu quản lý chính mình mỗi từng ngày.
Thói quen đầu tiên, như bạn đã đọc qua, là lựa chọn việc gánh vác trách nhiệm. Thói quen thứ hai được hình thành bằng việc tạo ra một tầm nhìn lý tưởng cho tương lai của mình, và thói quen thứ ba này là triển khai tầm nhìn này vào thực tế và bắt đầu việc xây dựng nó.
Để cung cấp bạn một ví dụ, hãy hình dung về việc bạn muốn xây dựng một ngôi nhà. Thói quen đầu tiên sẽ hướng bạn đưa ra một quyết định để bắt đầu việc xây dựng, thói quen thứ hai tập trung vào việc phát triển các kế hoạch cho ngôi nhà, hình ảnh hóa ngôi nhà và tạo ra nó một cách chi tiết. Khi mọi thứ đã rõ ràng từ trong suy nghĩ của mình, thì đó chính là thời điểm để tiến hành xây dựng. Thói quen thứ ba là bắt đầu việc xây dựng nền móng cũng như xây những viên gạch thành các bức tường.
Các nguyên tắc và giá trị của bạn phải được ưu tiên trong giai đoạn này của sự phát triển, chính vì lý do đó, bạn cần thiết phải bắt đầu nhận thức được việc quản lý thời gian hiện có của chính mình.
Tác giả Stephen Covey đưa ra một mô hình bốn khối, để xác định các hành động của bạn dựa theo mức độ khẩn cấp và quan trọng.
Trong khối phần tư đầu tiên là những hoạt động khẩn cấp và quan trọng.
Điều này tương đương với những hoạt động ưu tiên mà bạn cần thực hiện ngay lập tức. Các hoạt động mà bạn phải làm một cách thực tế bắt buộc, ví dụ như giải quyết khủng hoảng, các khoản phải thanh toán, các dự án có thời hạn.
Trong khối phần tư thứ hai là những hoạt động không khẩn cấp nhưng quan trọng trong tầm nhìn của bạn.
Ở đây là những gì liên quan đến việc ra những quyết định có lợi cho dự án của bạn. Ví dụ, những thứ liên quan đến việc đọc sách, học tập, lập kế hoạch, xây dựng các mối quan hệ, tìm kiếm những cơ hội mới. Tất cả những việc có liên quan đến sự tiến triển liên tục của dự án.
Trong khối phần tư thứ ba là những hoạt động khẩn cấp nhưng lại không quá quan trọng.
Đó là những gián đoạn phát sinh, những buổi họp mặt không cần thiết, mất thời gian và tập trung vào những gì cần thiết và nói chung là mọi thứ bên ngoài đòi hỏi bạn phải chú ý, ngay cả khi nó không quan trọng đối với dự án cuộc đời bạn. Điểm mấu chốt ở đây là học được cách trao quyền cho người khác một cách hiệu quả.
Và khối phần tư cuối cùng là tập hợp của những hoạt động vừa không quan trọng mà cũng không khẩn cấp.
Phần này có thể hủy hoại cuộc đời của bạn. Đó chỉ là một nơi đào thải, nơi chứa đựng tất cả những thói quen mà không hề giúp ích gì cho việc xây dựng một cuộc sống mà bạn mong muốn; là những điều khiến bạn phân tâm mỗi khi buồn chán; đó là thời gian bị lãng phí đối với mục tiêu mà bạn mong muốn xây dựng. Đó là nói về việc loại bỏ những sự can nhiễu và phân tâm không cần thiết này.
Dựa theo mô hình này, tác giả Covey đề xuất rằng bạn lập nên một bảng tiến độ cho những hoạt động quan trọng – trong đó phải dành ít nhất 50% thời gian của mình cho những hạng mục công việc nằm trong hai khối phần tư đầu tiên, và loại bỏ càng nhiều càng tốt những hoạt động thuộc hai khối phần tư phía sau.
Hãy nhớ là bắt đầu một cách chậm rãi và dần dần quản lý thời gian căn cứ theo những việc gì là quan trọng nhất đối với mình.
Đề cao lên trên hướng đến thành đạt. Quay trở lại với bảy thói quen của tác giả Covey, một khi bạn đã nhuần nhuyễn với ba thói quen đầu tiên này, bạn có thể tiếp tục với ba cái tiếp theo. Những thói quen tiếp theo này thuộc loại “công thành danh toại”, đúng vậy, một khi bạn đã học được bản lĩnh chiến thắng chính mình, thì bạn sẽ có thể bắt đầu rèn luyện với những kỹ năng lãnh đạo người khác.
Ý tưởng cơ bản là khi bạn trở thành một cá nhân có năng lực xây dựng tầm nhìn và cam kết thực hiện mục tiêu, cuối cùng bạn sẽ có thể truyền cảm hứng cho những người cùng tham gia để hướng đến một mục tiêu chung của tập thể.
Thói quen thứ tư là tư duy đôi bên cùng có lợi
Bằng việc phát triển các thói quen để đạt được thành tựu “vượt qua chính mình” (cho riêng mình), bạn đã thấu hiểu rõ ràng điều gì là cần thiết để có thể đạt được từng chiến thắng riêng lẻ, và bước tiếp theo bây giờ là tạo ra những tình huống mà tất cả những người cùng tham gia sẽ cùng nhau đạt được thành quả.
Theo một cách nào đó, chúng ta đã quen với một mô hình ác tính mà một người nào đó sẽ thua thiệt để người còn lại có thể chiến thắng, và đây là một cách tương đối dễ dàng. Rất nhiều mối quan hệ là hoàn toàn nặng nề với ít nhất một bên tham gia. Với lý niệm mới này, thay vì việc tiếp cận các hạng mục công việc với ý định chiếm lĩnh phần lớn lợi ích cho riêng mình, thì bạn lại tìm kiếm một phương thức hành động để tất cả các bên tham gia đều cùng đạt được lợi ích.
Và cuối cùng, đó mới chính là nguyên nhân giúp bạn xây dựng được một mối quan hệ vững chắc mà trong đó sự tin tưởng là lý do cốt lõi để gắn kết mọi cá nhân lại với nhau.
Thói quen thứ năm là trước tiên cần tìm hiểu và sau đó là được thấu hiểu
Học cách lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải phát triển. Sẽ là bất khả thi để xây dựng một mối quan hệ nếu bạn không có khả năng đó. Chìa khóa để trở thành một người giỏi lắng nghe là việc loại bỏ những ham muốn cắt ngang khi người khác đang chia sẻ và thay vào đó là duy trì một sự tò mò sâu sắc để cố gắng thấu hiểu được đối phương.
Mong muốn để hiểu được một con người sẽ yêu cầu bạn bỏ ra nhiều nỗ lực và nghiên cứu, mặt khác, để bản thân mình được người khác thấu hiểu yêu cầu bạn cần có sự dũng cảm và nói ra chính xác những suy nghĩ chân thật của mình.
Sự đồng cảm, là khả năng đáng kinh ngạc mà con người sở hữu để cố gắng hiểu được quan điểm của người khác khi bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề, đó là điều quan trọng hàng đầu.
Việc giao tiếp cho phép chúng ta tìm được một giải pháp thông qua khả năng lắng nghe và chia sẻ thông tin. Một thói quen tệ hại nhất mà chúng ta thường mắc phải là đưa ra các giải pháp cho những vấn đề mà chúng ta chưa có lắng nghe toàn bộ về chúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc thảo luận của bạn và đưa mối quan hệ của bạn đến bờ vực nguy hiểm. Cùng với thói quen này trong tư duy, sẽ rất quan trọng để bạn thu thập nhiều thông tin nhất có thể để thấu hiểu được người khác và sau khi đã có được một góc nhìn rõ ràng, bạn có thể cống hiến một giải pháp sáng suốt và thành công.
Thói quen thứ sáu là sử dụng sức mạnh tập thể
Đây là thời điểm bạn tìm được cách để cùng tồn tại với những nhóm người hiệu quả.
Những mối quan hệ cá nhân và chuyên nghiệp của bạn là dựa trên sự tin tưởng và trách nhiệm. Khi bạn đạt đến mức độ này, bạn sẽ tập hợp được xung quanh mình là những con cá nhân với rất nhiều những giải pháp sáng tạo cùng nhau. Do dó, thông qua việc phối hợp giữa các cá nhân riêng lẻ với nhau, bạn sẽ đạt đến nhiều thành tựu vĩ đại hơn.
Ở giai đoạn này, bạn hiểu rằng có rất nhiều điều vượt khỏi tầm hiểu biết của mình, và bạn cũng hiểu sâu sắc về giới hạn của bản thân mình, tuy nhiên, bạn có thể tìm được những người sẽ giúp đỡ bạn vượt qua những hạn chế đó và lan tỏa sức ảnh hưởng của mình rộng hơn nữa.
Khái niệm chủ đạo của quyển sách này là nói rằng bạn có thể vui mừng vì mỗi chúng ta đều rất khác biệt.
Đó là một sự đa dạng tuyệt vời về các tài năng, ý tưởng cũng như năng lực, và vì lý do đó, làm việc cùng với nhóm những người hiệu quả sẽ mang đến thành quả tốt hơn rất nhiều.
Thói quen thứ bảy cũng là điều cuối cùng cần thiết để hoàn thiện quá trình này là rèn luyện thành thục
Để hoàn thành chu trình do Stephen Covey đề xuất trong quyển sách “Bảy Thói Quen Hiệu Quả” của ông, bạn cần phải rất tập trung. Nỗ lực để cải thiện bản thân mỗi từng ngày, với một sự tập trung kiên trì bạn sẽ cho phép bạn phát triển không ngừng mọi khía cạnh trong cuộc đời của mình.
Tác giả mô tả phần này như là một quá trình tự đổi mới cân bằng được tạo thành từ bốn khía cạnh bổ sung và liên kết với nhau.
Đó là bốn phương hướng quan trọng mà bạn phải liên tục rèn luyện: khía cạnh vật lý, chính là tất cả những gì có liên quan đến thân thể của bạn, như là dinh dưỡng và tập thể dục; khía cạnh tinh thần, ví dụ như đọc sách, thiền định và những kế hoạch, khía cạnh xã hội, là những gì bạn có thể mang đến cho người khác, lòng tin cũng như sự đồng cảm; và khía cạnh tâm linh, là những gì liên quan đến giá trị của bạn cũng như là phần trung tâm sâu thẳm nhất trong bạn.
Khi bạn điều tiết để dành thời gian cho bốn phần này, bạn sẽ có thể sống trong trạng thái phát triển không ngừng, và rất sớm thôi bạn sẽ thấy những lợi ích xung quanh mình và bạn sẽ bước vào trạng thái hoàn thiện và hài lòng hơn.
Xem xét lại những chiến thắng của mình: Thói quen cuối cùng này để hoàn thiện lý thuyết bảy thói quen của Steven Covey: Bạn đầu, bạn khởi động với bước “Chiến Thắng Chính Mình” bao gồm : một, trở nên chủ động; Hai, bắt đầu với một mục tiêu cụ thể trong tư tưởng; và Ba, lập ra những điều đầu tiên cần thực hiện trước.
Tại điểm cuối của giai đoạn đầu, bạn có thể bắt đầu khám phá giai đoạn “Công Thành Danh Toại” bao gồm: Bốn, tư duy đôi bên cùng có lợi; Năm, Hãy thấu hiểu đối phương rồi hãy để người khác hiểu mình; và Sáu, sử dụng sức mạnh tập thể.
Bằng cách thiết lập sáu thói quen mạnh mẽ này, đây là lúc để đổi mới cách thức bạn sinh sống cũng như làm việc trong thế giới này, đó là thời điểm để liên tục phát triển, học hỏi, và cải thiện bản thân mỗi ngày. Tất nhiên, bạn sẽ luôn luôn ghi nhớ việc áp dụng bảy thói quen này (liên tục rèn luyện thuần thục) và tạo nên một hệ thống để cho phép bạn liên tục đưa ra những quyết định tốt nhất cho cuộc đời của mình, luôn suy nghĩ về việc giúp đỡ và đem đến lợi ích cho toàn thành viên xung quanh mình.
Động lực cho con người trong Sự Nghiệp Thay Đổi Thế Giới, tổ chức Entrepreneur® cống hiến để thúc đẩy các các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trên thế giới buộc phải tạo ra sự khác biệt thông qua các ý tưởng, công việc kinh doanh và quan điểm đổi mới của họ.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: