Báu vật của nghệ thuật Anh: Bộ sưu tập Berger
Cuộc triển lãm “Báu vật của nghệ thuật Anh: Bộ sưu tập Berger,” tại Bảo tàng Nghệ thuật Denver, có hơn 60 bức tranh được trưng bày đến hết ngày 6 tháng 12. Các bức tranh được lựa chọn trong số 65 bức tranh cổ của Châu Âu mà quỹ Berger Collection Educational Trust trao tặng cho bảo tàng vào năm 2018. Được tuyển chọn bởi Kathleen Stuart, giám tuyển của Berger Collection, cuộc triển lãm tôn vinh món quà quý giá đồng thời cùng khám phá 500 năm lịch sử của nước Anh.
“Đây ngai vàng của các vị vua, đây hòn đảo được trao quyền,
Đây Trái đất uy nghiêm, đây nơi tọa lạc của Mars,
Đây một Eden khác, một thiên đường khuyết,
Đây pháo đài Mẹ Thiên nhiên xây cho chính mình
Chống lại sự xâm nhập và bàn tay của chiến tranh,
Đây niềm hạnh phúc của nhân loại, đây thế giới nhỏ bé,
Đây viên đá quý đặt trong biển bạc, xây trong biển cả một thành trì
Hoặc như con hào phòng thủ xung quanh một ngôi nhà,
Chống lại sự ghen tị của những vùng kém hạnh phúc hơn,
Đây mảnh đất thiêng, đây trái đất, đây vương quốc, đây nước Anh.
– (Trích từ tác phẩm “Richard II” của Shakespeare, dòng cuối cùng của tác phẩm được đề lên tường của triển lãm “Kho báu của nghệ thuật Anh: Bộ sưu tập Berger”.)
Giờ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những ý tưởng thú vị của Shakespeare về nước Anh tại Denver, với sự giúp đỡ của các nhà sưu tập nghệ thuật sinh ra tại thành phố Denver, William M.B. quá cố và Bernadette Berger.
Nhà Bergers là những người ủng hộ mạnh mẽ cho nghệ thuật. Họ nói: “Chúng tôi luôn tin rằng nghệ thuật, cũng như âm nhạc, thơ ca và văn học, làm mới và phong phú cuộc sống của chúng ta,” theo trang web của Bảo Tàng Nghệ Thuật Denver.
Cặp đôi chỉ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật mà họ “thực sự yêu thích” và luôn có ý định chia sẻ những báu vật yêu quý đó với công chúng.
Cuộc triển lãm “Báu vật của nghệ thuật Anh: Bộ sưu tập Berger,” tại Bảo tàng Nghệ thuật Denver, có hơn 60 bức tranh được trưng bày đến hết ngày 6 tháng 12. Các bức tranh được lựa chọn trong số 65 bức tranh cổ của Châu Âu mà quỹ Berger Collection Educational Trust trao tặng cho bảo tàng vào năm 2018. Được tuyển chọn bởi Kathleen Stuart, giám tuyển của Berger Collection, cuộc triển lãm tôn vinh món quà quý giá đồng thời cùng khám phá 500 năm lịch sử của nước Anh.
Triển lãm cho thấy nghệ thuật của một quốc gia đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc lập nên bản đồ lịch sử của quốc gia đó. Triển lãm khám phá những thay đổi trong văn hóa của nước Anh từ cuối những năm 1400 đến cuối những năm 1800, thông qua những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của một số họa sĩ vĩ đại nhất thế giới. Trong đó, có các họa sĩ sinh ra tại Anh như Thomas Gainsborough và John Constable, cùng với các họa sĩ nước ngoài đã dành phần lớn thời gian ở Anh, chẳng hạn họa sĩ Hà Lan Anthony van Dyck và họa sĩ người Mỹ Benjamin West.
Cách tân Nghệ thuật
Triển lãm bắt đầu với các tác phẩm từ cuối thời Trung Cổ ở Công Giáo La Mã Anh quốc, với một số minh họa hiếm hoi về nghệ thuật Công Giáo Anh. Vì vào năm 1534, Vua Henry VIII đã thành lập Nhà Thờ Anh (Nhà thờ Anh Giáo) và cấm Công Giáo, nên có rất ít tranh tôn giáo tồn tại từ trước Phong Trào Cải Cách (Châu Âu, thế kỷ 16). Các nhà thờ Công Giáo bị phá hủy không còn vết tích, mạo phạm đến rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thiêng liêng.
Dưới thời Cải cách, tất cả các nghệ thuật tôn giáo đều bị cấm, và các nghệ sĩ kiếm sống dựa vào vẽ cho nhà thờ các bức tranh như tranh tế đàn phải chuyển sang vẽ tranh chân dung. Những bức chân dung đầu tiên là của hoàng gia. Tác phẩm tuyệt vời đầu tiên trong triển lãm là Edward, Hoàng tử xứ Wales (sau này là Vua Edward VI), được vẽ vào khoảng năm 1538, bởi nghệ sĩ người Đức Hans Holbein Con (1) và xưởng vẽ của ông.
Trong bức tranh, em bé Edward đáng yêu được khoác lên mình bộ trang phục vương giả đỏ và vàng kim, cầm một chiếc lục lạc bằng vàng tương tự như vương trượng mà em sẽ cầm trong tương lai. Bức tranh có một dòng chữ Latinh của học giả nhân văn Richard Morison, nhà truyền giáo của vua Henry VIII, được dịch là “Đứa trẻ nhỏ bé, hãy noi gương cha và trở thành người thừa kế tài đức của ông; thế giới không có gì vĩ đại hơn. Hiếm khi, đất trời có thể sinh ra được một người con có vinh quang vượt cả cha mình như vậy. Ngươi hãy làm như những việc mà cha mẹ ngươi làm và nhân loại không thể đòi hỏi gì hơn. Nếu ngươi vượt qua cha mình, thì ngươi đã vượt xa tất cả, và sẽ không có kẻ nào vượt qua ngươi trong các thời đại sau này”.
Nghệ thuật vẽ chân dung
Theo sự chỉ đạo của hoàng gia, các thương gia và địa chủ sau năm 1700 đã ủy quyền cho các nghệ sĩ vẽ chân dung của họ. Tranh chân dung của những người bảo trợ (patron) thường được vẽ cùng các đồ vật tượng trưng cho sự giàu có và vị thế xã hội. Chẳng hạn họ ăn vận thời trang mới nhất, cầm một đồ vật để thể hiện nghề nghiệp của họ.
Trong cùng thời kỳ đó, các thương gia và địa chủ giàu có bắt đầu vẽ các bức chân dung của bản thân và gia đình lấy phong cảnh quê hương làm cảnh nền. Ngoài ra, họ còn đặt vẽ những bức tranh về ngôi nhà, và thậm chí chân dung những con ngựa yêu thích của họ.
Họa sĩ người Anh George Stubbs rất xuất sắc về vẽ chân dung ngựa nên ông là sự lựa chọn của nhiều người. Một trong những bức tranh vẽ ngựa của Stubbs, “Một người thợ săn vùng Saddled”, được trưng bày trong triển lãm. Các bản vẽ của Stubbs thể hiện chính xác về mặt giải phẫu là kết quả của những nghiên cứu đầy gian nan và đáng chú ý của ông.
Các địa chủ cũng đặt vẽ chân dung hoàng gia để trang trí cho ngôi nhà của mình. Một bức tranh đầy thiện cảm trong triển lãm là của họa sĩ người Mỹ Benjamin West. Trong bức tranh này, Nữ hoàng Charlotte đầy quyến rũ, trong trang phục vải sa tanh xám lộng lẫy, đang nghỉ ngơi trong khi thêu thùa. Tuy không phải là bức vẽ chân dung chính thức trang trọng và lễ nghi, độ truyền cảm của bức chân dung này vẫn không kém phần vương giả. Nó được cho là ghép cặp với bức chân dung của nhà vua.
Nghệ thuật phục hưng Anh quốc
Nghệ thuật Anh quốc trong những năm 1700 phóng đại mối quan tâm ngày càng gia tăng đối với lịch sử thời kỳ Khai Sáng. Tham khảo nghệ thuật của La Mã và Hy Lạp cổ đại, các nghệ sĩ Anh đã áp dụng phong cách tân cổ điển vào hội họa và kiến trúc.
Trong suốt thế kỷ 18 và 19, những người giàu có ở Anh đã đến Châu Âu cho Chuyến du hành lớn (2), khám phá các địa điểm La Mã cổ đại đang được khai quật. Cuối cùng, các du khách đã đến thăm Hy Lạp, vùng đất được khai quật sau này do nó không dễ tiếp cận thời bây giờ.
Lấy cảm hứng từ những bức tranh phong cảnh của Ý dành tặng những người đến thăm những nơi như Rome, các nghệ sĩ người Anh đã tạo ra những bức tranh phong cảnh Anh đầu tiên vào cuối thế kỷ 17. Một vài bức tranh phong cảnh Anh giữa thế kỷ 18 được trưng bày trong triển lãm.
Họa sĩ người Thụy Sĩ Angelica Kauffman đã vẽ những bức tranh lưu niệm như vậy ở Rome, đây là nơi cô đã đi du lịch với cha mình. Ông là một họa sĩ vẽ chân dung và bích họa, để nghiên cứu những bức tranh cổ của các bậc thầy cũng như nghệ thuật và kiến trúc thời Phục hưng. Từ đây, Kauffman bắt đầu vẽ tranh theo phong cách tân cổ điển ở Rome, chịu sự ảnh hưởng của nhà khảo cổ và lịch sử học nghệ thuật người Đức Johann Joachim Winckelmann, người được cho là đã khởi xướng phong trào tân cổ điển.
Trong triển lãm, bức tranh “Mẹ của Papirius Praetextatus van nài Ngài tiết lộ những bí mật về các cuộc thảo luận của Thượng viện La Mã” của Kauffman là một ví dụ tuyệt vời về hội họa tân cổ điển. Bức tranh minh họa một câu chuyện La Mã về việc Papirius đã bảo vệ bí mật của Thượng viện bằng cách từ chối tiết lộ cho mẹ của anh ta. Chủ đề của những bức tranh này cho thấy con người phải giữ chính nghĩa, tuân theo những đạo lý tốt đẹp khi đương đầu với cám dỗ.
Đồng thời, người Anh tìm về các tác phẩm của Shakespeare, khôi phục lại sự huy hoàng của chúng trong những buổi biểu diễn. Nhà xuất bản John Boydell đã tạo ra một phòng trưng bày Shakespeare, bao gồm những tác phẩm về các cảnh trong vở kịch của Shakespeare mà ông đặt các nghệ sĩ nổi tiếng vẽ.
Để tìm hiểu thêm về triển lãm “Báu vật của Nghệ thuật Anh: The Berger Collection” tại Bảo tàng Nghệ thuật Denver, hãy truy cập DenverArtMuseum.org
Chú thích của người dịch: