Bất mãn với “chiết khấu rồi thu về” của Jiufu, bốn ngàn người tới Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi
Ngày 07/12, khoảng 4 ngàn nạn nhân của nền tảng Jiufu Puhui đến trụ sở chính của công ty Jiufu Data Technology ở Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi của mình, hô vang khẩu hiệu “Jiufu trả tiền,” “Nhà nước lừa dối, Jiufu lừa đảo”; họ còn quỳ xuống thỉnh cầu điều tra vụ việc. Cảnh sát đã đánh những người bảo vệ quyền lợi này, phun nước ớt cay nóng vào họ và kéo những người này lên xe bus lớn.
Một đoạn video liên quan được tung ra đã khiến dân mạng bất bình, “Xịt nước ớt cay vào mắt người dân đang quỳ, bắt người đưa lên xe bus, mắt dì đau đến mức không mở nổi phải xin đi bệnh viện, cảnh sát không thèm để ý, tàn bạo đến mức này,” “Chính quyền giả câm giả điếc, trốn tránh trách nhiệm, cứ nghĩ rằng dùng cách dã man giải tán đám đông như vậy là xong, phủi tay một cái là xong.”
https://youtu.be/rqda8kguYFU
Một người phụ nữ tên Ngô (hóa danh) đến từ Giang Tây, nói với phóng viên Epoch Times rằng, đã có mấy trăm người tới đây vào ngày 02/11. Nhiều cảnh sát xua đuổi các nạn nhân, bắt họ lên xe bus đưa đến văn phòng Bắc Kinh rồi đuổi họ về quê.
Bà Ngô nói: “Ngày 07/12 có rất nhiều người ở Giang Tây đến đây. Nhiều người quỳ trên mặt đất và hô vang ‘Jiufu trả tiền,’ quả thực cũng là không còn cách nào khác. Chúng tôi liên tục khiếu nại, gọi điện thoại đến Văn phòng Tài chính không được, gọi đến đồn Công an thì họ nói Chính phủ quản lý việc này rồi, họ không lập hồ sơ án này được.”
Bà Ngô bắt đầu đầu tư vào tổ chức Quản lý tài chính Wukong thuộc tập đoàn Jiufu vào năm 2017. Sau khi xem quảng cáo trên truyền hình và trên điện thoại di động, có người trong nhà đã đổ vào đó hơn 500 ngàn Nhân dân tệ (NDT). Đến đầu tháng 8 năm nay thấy tiền không có trong tài khoản, lên mạng tra mới biết là đã xảy ra chuyện.
Bà Ngô cho biết, có rất nhiều người trên toàn quốc cho Jiufu vay tiền. Ngày 18/11, có hơn 100 người ở Giang Tây đến Văn phòng Điều tra Kinh tế và Ban Kiến nghị Phòng Công an báo án, nhưng họ chỉ cho đăng ký chứ không lập án. “Có ba anh em nhà nọ đầu tư vào đó 6 triệu NDT, còn có một phụ nữ ở Cửu Giang bỏ vào đó 3 triệu NDT, họ đều vô cùng tin tưởng nền tảng tài chính này. Bởi vì nền tảng này vốn chưa từng vi phạm quy tắc, còn thường xuyên trả lãi, trả bằng tiền mặt, làm cho những người cho vay này có được một khoản tiết kiệm.”
Bà Ngô nói: “Nền tảng tài chính này bắt đầu bùng nổ vào khoảng đầu tháng 8, đến ngày 30/10 mặc dù không được trả lại tiền nhưng vẫn có tiền lãi, đến ngày 01/11 liền trừ tiền cho chúng tôi.”
Theo tư liệu Công nghiệp và thương mại, Jiufu Data Technology được thành lập năm 2006 và đã liên tiếp thành lập hơn một chục công ty con độc lập thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc nắm giữ như Jiufu Technology, Diyi Technology, Jiufu Puhui, Jiufu Wallet và Jiufu Wanka, Wanka Mall, Wukong Finance, v.v. Tháng 8/2019, Chi nhánh Dữ liệu Jiufu (JFU) đã được niêm yết tại Hoa Kỳ.
Tính đến ngày 31/07/2020 số dư khoản tiền vay của Jiufu Puhui là khoảng 31.9 tỷ NDT, với khoảng 340 ngàn người cho vay.
Ngày 07/10, Jiufu Data Technology đã thông báo rằng nền tảng cho vay trực tuyến Jiufu Puhui của họ sẽ rút khỏi nền tảng hoạt động kinh doanh P2P (Mô hình cho vay ngang hàng: Peer to peer – P2P Lending), đồng thời đưa ra ba phương án trả tiền cho người đầu tư, bao gồm: “Trả toàn bộ gốc và lãi cực nhanh để rút khỏi kênh,” và “Chuyển giao một lần nhanh chóng để rút khỏi kênh,” và “Trả vốn trước, trả lãi sau để rút khỏi kênh.” Nhưng những người cho vay lại nói rằng, phương án rút lui của Jiufu Puhui thực tế là “chiết khấu rồi thu về.”
Bà Ngô nói, “Loại thứ nhất là để người cho vay đến trung tâm thương mại mua đồ (bằng phiếu mua hàng), giá cả rất mắc; Loại thứ hai là mua lại với giá chiết khấu, sau khi khấu trừ thu nhập trước đây, tiền gốc được chiết khấu 1.6%; loại thứ ba là hoàn vốn sau ba năm, cái này không có gì bảo đảm, bản thân nó đã mất uy tín rồi, ai còn dám đợi đến ba năm?”
Bà Ngô nói, “Sau đó nền tảng này ra một thông báo, yêu cầu chúng tôi tải xuống một ứng dụng về quyền chủ nợ (app). Thực tế cả ba phương án này đều không tốt. Có vài người tò mò, muốn mở ra xem thử, vừa mới ấn mở ra, còn chưa bắt đầu chọn thì nó đã chọn mặc định. Điều này còn không phải là đẩy quả đắng sang người ta sao? Cái thông báo kia rõ ràng là cướp tiền.”
Nền tảng P2P biến mất không trả tiền, bị lên án là vứt quả đắng cho dân
Vào ngày 27/11, ông Lưu Phúc Thọ, Luật sư trưởng của Ủy ban Giám sát Bảo hiểm và Ngân hàng Bắc Kinh, đã cho biết tại cuộc họp thường niên về “Tài chính và kinh tế” rằng, nền tảng công nghệ tài chính trực tuyến P2P ở Trung Quốc đại lục có khoảng 5,000 công ty vào thời kỳ đỉnh cao, đến trung tuần tháng 11 năm nay đã về con số 0.
Về việc này, bà Ngô chỉ ra, vấn đề là phải trả lại tiền cho người cho vay. “Chính phủ muốn loại bỏ P2P, vậy các vị có đem tiền trả lại cho những người cho vay hay không?”
“Ông Lưu nói hiện tại nền tảng P2P không còn nữa, đã xóa sạch rồi. Nền tảng đều đang còn trả lãi, tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi không trả lại cho chúng tôi, làm sao có thể nói là ‘sạch’ rồi?”
Bà Ngô nói: “Ông Tập Cận Bình vẫn nói “thoát nghèo”, thực ra là còn làm những người này trở nên ‘khốn cùng.’ Vì chuyện này mà có gia đình trong nhà có người già sinh bệnh không có tiền để chữa bệnh, đã tử vong do không được trị liệu kịp thời, đều có ảnh chụp lại.”
Bà còn đưa ra ví dụ, có một người có con gái 9 tuổi bị xe tải đâm thiệt mạng được bồi thường 200 ngàn NDT. Người này đem tiền bồi thường ấy đầu tư vào nền tảng Jiufu, giờ chẳng còn gì.
Tháng 8 năm nay, trong một cuộc phỏng vấn của CCTV (Đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc), ông Quách Thụ Thanh, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Ngân hàng Bảo hiểm Trung Quốc nói, còn hơn 800 tỷ NDT của người cho vay vẫn chưa được thu hồi.
Theo một bản hợp đồng mà bà Ngô cung cấp, Bên A là người cho vay, ký kết “Thỏa thuận dịch vụ tư vấn và quản lý cho vay” với Bên B là Công ty TNHH Kỹ thuật Thông tin Jiufu Puhui Bắc Kinh; Jiufu sẽ cung cấp cho người cho vay các dịch vụ tư vấn cho vay và làm môi giới, Jiufu sẽ thu của người cho vay một khoản phí gọi là phí kế hoạch bảo đảm.
Bà Ngô cho rằng, “Trên thực tế, nền tảng này hiện có tiền, nhưng lại không trả tiền cho người cho vay.” Theo danh sách những người giàu nhất thế giới do Hurun đưa ra năm 2019, ông Tôn Lôi – CEO của Jiufu – xếp hạng 828 với khối tài sản 5 tỷ NDT.
“Thiên tai Virus, nhân họa Jiufu”
Bà Wu cáo buộc nền tảng này đã ngang nhiên lấy tiền với sự hậu thuẫn của chính phủ. “Nếu không có bộ chính phủ làm hậu viện, tại sao Bắc Kinh không lập hồ sơ điều tra vụ việc lớn như vậy? Tại sao người dân đi đòi lại tiền mồ hôi nước mắt của mình mà còn bị xua đuổi, đánh đập? Cướp tiền của chúng tôi, chính quyền ăn phần lớn, Jiufu ăn phần nhỏ, đó là sự thật.”
Bà Ngô chất vấn: “Chúng tôi là người bị hại, các người luôn một mực chèn ép chúng tôi, không được làm cái này, không được làm cái kia, các người là quan chức chính quyền tại sao không làm? Xảy ra sự việc này không đi giúp chúng tôi đòi công lý, không đi tìm những kẻ lừa người đầu tư, ngược lại một mực đi chèn ép dân chúng?”
Bà cho biết: “Chúng tôi đầu tư vào nền tảng này, lãi suất không tính là quá mức, cũng là một loại hình được chính phủ bảo hộ. Cái nền tảng này được phê chuẩn bởi các ban ngành chính phủ, rồi mời những minh tinh đại diện làm quảng cáo trên Đài truyền hình Trung ương, nếu không chúng tôi cũng sẽ không tin tưởng cái nền tảng này đâu, toàn là dụ dỗ những người dân chúng tôi. Đem toàn bộ tài sản ném cả vào bên trong đó.”
Còn có nạn nhân khác cho biết rằng, “Chúng ta tránh thoát được dịch bệnh, nhưng không tránh được vòng lừa đảo tài chính năm 2020.”
Lin ShiYuan
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: