Bảo vệ Quy tắc lý trí của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đang trong khủng hoảng. Bên cạnh những thử thách và khó nạn liên quan đến đại dịch COVID-19, còn có bạo loạn trên đường phố và những cuộc kêu gọi “đổi mới hình ảnh” của Hoa Kỳ về bản sắc chính trị. Đây là thời kỳ mà chính sử Hoa Kỳ đang bị ‘nghi vấn’ mà trong đó, các vị anh hùng chẳng hạn như những nhà lập quốc, đang bị ma quỷ hóa và bị chế giễu. Ý nghĩa chân chính của việc là một công dân Hoa Kỳ cũng đang bị nghi vấn.
Từ bóng tối của những cuộc tấn công vào sự toàn vẹn của Hoa Kỳ, một học giả hàng đầu, từng là cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống đã đứng ra bảo vệ nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ. Xem các nguyên tắc thành lập của Hoa Kỳ là một phần của truyền thống quy luật tự nhiên vốn có từ thời Hy Lạp cổ đại, ông Robert R. Reilly đã chỉ ra cách những bậc Tổ phụ Lập quốc Hoa Kỳ đã xem bản thân và quốc gia mà họ đã tạo ra như một phần của truyền thống đang tồn tại của nền văn minh phương Tây.
Ông Robert Reilly là người có đủ tư cách duy nhất để bình luận về cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông là giám đốc của Viện Westminster, được thành lập vào năm 2009 để thúc đẩy phẩm giá cá nhân và tự do cho mọi người trên khắp thế giới. Ông cũng có 25 năm phục vụ chính phủ. Ông Reilly đã từng là giám đốc của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, là cố vấn cao cấp về chiến lược thông tin cho Bộ trưởng Quốc phòng, và đã giảng dạy tại Đại học Quốc phòng. Ông đã viết và xuất bản rộng rãi về các vấn đề chính trị và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Một trong những cuốn sách của ông là “Sự đóng cửa của Tâm trí người Hồi giáo: Sự tự sát trí tuệ đã tạo ra cuộc khủng hoảng theo chủ nghĩa Hồi giáo Hiện đại như thế nào”.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền sau đây với The Epoch Times được thực hiện qua email, ông Robert R.Reilly, tác giả của cuốn “Hoa Kỳ đang bị thử thách: Bảo vệ nền tảng sáng lập”, đã trả lời về những vấn đề đang chia rẽ đất nước.
Joseph Pearce: Thưa ông Robert R.Reilly, cuốn sách của ông đã được xuất bản vào thời điểm mà nhiều người đang đặt câu hỏi về chính các nền tảng của Hoa Kỳ. Ông sẽ phản ứng như thế nào đối với những người thấy không có gì đáng để ăn mừng vào ngày 4 tháng 7 (Quốc khánh Hoa Kỳ)?
Ông Reilly: Tôi sẽ trả lời rằng họ đang thực hiện những hành vi rất vô ơn và rất bất kính. Họ dùng tiêu chuẩn giá trị nào để thấy không có gì đáng ăn mừng chính điều mang lại cho họ sự tự do?
Ông Pearce: Vào thời điểm mà các bức tượng của những Tổ phụ và các cựu tổng thống Hoa Kỳ đang bị lật đổ, làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ hợp lý những nhà lập quốc và các nguyên tắc lập quốc của chúng ta?
Ông Reilly: Chúng ta không thể nói lý với những người đã không còn lý trí. Hoa Kỳ được thành lập dựa trên tính ưu việt của lý trí so với ưu thế ý chí và quyền lực. Tuy nhiên, khi tính ưu việt của lý trí đang bị đe dọa, đôi khi cần phải sử dụng vũ lực để bảo vệ [lý trí] – như trong trường hợp các sỹ quan liên bang được cử đến để ngăn đám đông bạo lực đốt phá các tòa nhà của tòa án liên bang.
Ông Pearce: Phần lớn cuộc khủng hoảng bản sắc mà nhiều người dân Hoa Kỳ đang trải qua là do sự chấp thuận và dung nhập thuyết tương đối và những đòi hỏi về quyền tự chủ triệt để, vốn là hệ quả tất yếu của thuyết tương đối. Các Tổ phụ Lập quốc nói gì về thuyết tương đối này?
Ông Reilly: Triết lý đạo đức tương đối là trái ngược với nền tảng sáng lập của Hoa Kỳ, vốn dựa trên những chân lý siêu việt, bất di bất dịch như trong “Quy luật của Tự nhiên và Chúa tể của Tự nhiên” để lý giải. Rằng “mọi người sinh ra đều bình đẳng” được nêu rõ là một nguyên tắc đạo đức trong Tuyên ngôn Độc lập. Điều đó cũng đúng đắn trên toàn cầu, vào mọi thời đại, và cho tất cả các dân tộc và đó là lý do chúng ta có một nền Cộng hòa Hoa Kỳ, hoặc không có nó thì bạn sẽ có một Đức Quốc Xã, Liên Xô, hay ĐCSTQ.
Ông Pearce: Ông sẽ trả lời như thế nào trước tuyên bố của Thẩm phán Anthony Kennedy trong vụ xét xử Kế hoạch hóa Gia đình Hay Casey (1992) rằng “cốt lõi của quyền tự do là quyền định nghĩa khái niệm của mỗi cá nhân về sự tồn tại, về ý nghĩa, về vũ trụ và bí ẩn cuộc đời của mỗi người”? Liệu những gì Thẩm phán Kennedy hiểu về quyền tự do có được dung hòa với khái niệm tự do được thể hiện trong Hiến pháp không?
Ông Reilly: Các nhà lập quốc sẽ hoàn toàn phản đối sự hiểu lầm của Thẩm phán Kennedy về tự do. Khái niệm “tự do là sự lựa chọn không hài lòng” là hoàn toàn xa lạ với họ, cũng tương tự như ý tưởng rằng quyền tự do là quyền định nghĩa ý nghĩa vũ trụ của riêng mỗi cá nhân. Đối với họ [các nhà lập quốc], ý nghĩa của vũ trụ không bắt nguồn từ cá nhân chúng ta mà là ở “Quy luật của Tự nhiên và Chúa tể của Tự nhiên”. Nghĩa vụ của con người là tuân thủ các quy luật đó. Đó là ý nghĩa của việc sống một cuộc sống có đạo đức. Các Tổ phụ Lập quốc đã đồng thuận khi nói rằng sự thành công của nền Cộng hòa Hoa Kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức của người dân Hoa Kỳ, và nó không thể tồn tại nếu không có đạo đức. Nền Cộng hoà Hoa Kỳ cũng không thể dung thứ được việc xóa bỏ ranh giới giữa tốt và xấu, giống như tình trạng mà tuyên bố vô nghĩa của Thẩm phán Kennedy đã tạo ra.
Ông Pearce: Ông viết rằng toàn bộ cuộc khủng hoảng là dựa trên hai quan niệm đối lập về thực tế, cho dù thực tế đó dựa trên lý trí hay ý chí. Sự khác biệt giữa hai quan niệm này là gì và vì sao nó lại quan trọng như vậy?
Ông Reilly: Tính ưu việt của lý trí có nghĩa là “điều gì là đúng” bắt nguồn từ các nguồn lực khách quan trong tự nhiên và siêu việt từ trạng thái “vốn có” như Plato đã nói. Còn tính ưu việt của ý chí có nghĩa rằng “cái gì là đúng” bắt nguồn từ quyền lực, và rằng ý chí tự nó trở thành luật. Nói cách khác, cái đúng thuộc về kẻ mạnh hơn.
Vấn đề then chốt, kể cả trong thần học là: Liệu ý chí có thuận theo lý trí hay không, hay lý trí sẽ tuân theo ý chí? Mọi thứ đều xoay quanh câu trả lời của câu hỏi này. Hoặc trí tuệ chỉ đạo ý chí, và sau đó ý chí sẽ hành động theo lý trí, hoặc ý chí giữ chủ đạo và lý trí trở thành nô lệ của ý chí. Có những sự phân chia mang tính chính trị rất lớn về vấn đề này. Như nhà văn Pháp Bertrand de Juvenal đã nói: “Người nào tìm thấy ý chí và quyền lực ở Thiên Chúa trước tất cả những người khác, thì sẽ được xếp vào cùng quan điểm của chính phủ loài người.” Nếu lý trí là chủ đạo, bạn sẽ thấy quy luật tự nhiên và quy tắc của quy luật là lý trí. Nếu ý chí là chủ đạo, bạn sẽ thấy những thứ như chuyên chế.
Ông Pearce: Ngài đã trích dẫn câu nói của Robert Bellarmine rằng “một luật tồi không phải là một luật hợp lệ”. Nếu đúng như vậy, điều gì tạo nên một luật tốt? Hiệu lực của luật được đánh giá như thế nào?
Ông Reilly: Hiệu lực của luật được đánh giá dựa trên sự tuân thủ quy luật tự nhiên của luật đó. Hay nói cách khác luật tồi là luật không hợp lý. Hãy để tôi mở rộng điều này từ câu trả lời của tôi cho câu hỏi trước. Nếu Thiên Chúa về bản chất là Pháp lý của Thần hoặc Lý trí, thì người ta phải có lý trí cho luật bởi vì luật là Lý trí ở chính khởi nguồn của sáng thế. Vì vậy, yếu tố cấu thành của luật không phải là ý chí mà là lý trí.
Lý trí là bắt buộc có trong hành vi của con người và trong luật pháp bởi vì nó tồn tại theo trật tự tự nhiên và như quy luật của bản chất của Chúa. Đó là lý do tại sao luật pháp tồi được định nghĩa là không hợp lý. Luật pháp tồi là sự phản ánh ý chí trội hơn lý trí.
Ông Pearce: John Locke, người có ảnh hưởng lớn đến những nhà lập quốc đã tuyên bố rằng “việc lấy đi đức tin vào Chúa, dù chỉ trong suy nghĩ, cũng sẽ làm tan biến tất cả”. Điều ông ấy nói có ý gì? Điều đó quan trọng như thế nào khi Hoa Kỳ vẫn là “một quốc gia dưới quyền của Chúa”?
Ông Reilly: Trong “Luận thuyết Thứ hai”, Locke muốn chứng minh tính bất khả xâm phạm của con người như tài sản của Chúa. “Vì loài người được sinh ra bởi bàn tay của Đấng Sáng tạo toàn năng và vô hạn; tất cả là bầy tôi của một Đấng Tối cao, được phái đến thế gian theo lệnh của Ngài và vì công việc của Ngài; họ là tài sản của Ngài, họ được bàn tay ngài sinh ra, họ được tạo ra để tồn tại trong thời gian của Ngài, không phải là thú vui của ai khác.”
Giống như những người tiền nhiệm của mình, ông Locke tin rằng sự sống con người là bất khả xâm phạm vì nguồn gốc của nó. Rõ ràng, sự sống của con người không thể linh thiêng trừ khi có Chúa tạo ra nó, đó là lý do tại sao Locke kiên quyết khăng khăng về sự tồn tại của Chúa. Điều này cũng giúp giải thích sự phản đối của Locke đối với chủ nghĩa vô thần: “Những người phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời hoàn toàn không được dung thứ. Một người vô thần sẽ không thể coi trọng hay tôn quý những lời hứa, giao ước và lời thề, vốn là những ràng buộc của xã hội loài người.”
Locke khẳng định rằng “đức tin với thần là bất khả tư nghị giữa những ý kiến suy đoán thuần túy, vì nó là nền tảng của mọi đạo đức, và là điều ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đời và hành động của con người, nếu không có [đạo đức] thì con người không khác gì một loài thú hoang nguy hiểm nhất và vô năng đối với toàn xã hội.”
“Đấng Tạo hóa trí huệ vô cùng vô tận” cũng là người bảo đảm sự bình đẳng của con người, vì không ai là không được tạo ra hoàn hảo từ bàn tay của Chúa. Đây là cơ sở thiêng liêng về bình đẳng theo Locke, cũng như trong Tuyên ngôn Độc lập.
Tôi chỉ muốn nói thêm rằng Tuyên ngôn độc lập đề cập đến Chúa bốn lần. Không hề quá lời khi nói rằng nền độc lập của Hoa Kỳ được dựa trên sự phụ thuộc vào Chúa. Khi tôi đề cập đến các nhà lập quốc Hoa Kỳ đều đồng lòng về tính thiết yếu của đạo đức, tôi cũng cần nói rằng tất cả họ đều đồng ý rằng tôn giáo là nguồn gốc chính của đạo đức. Nếu người dân Hoa Kỳ ngày nay nghĩ rằng họ tự chủ, không còn phụ thuộc vào Chúa nữa, thì họ nên chuẩn bị cho những gì đã tạo ra từ những cố gắng trước đây nhằm đạt sự tự trị của con người: Cuộc khủng bố của Cách mạng Pháp, những nhà mồ của Liên Xô, Đức Quốc Xã, và ĐCSTQ.
Ông Pearce: Ông khẳng định rằng “thất bại được ghi vào DNA của trù tính hiện đại.” Nó có nghĩa là gì, và vì sao nó là lý do của niềm hy vọng?
Ông Reilly: Sự hiện đại cấp tiến và sự trù tính của nó về khả năng tự cung tự cấp hoàn toàn của con người là sống kỳ sinh. Nó sẽ thất bại với cùng mức độ mà nó thành công. Nó không thể tồn tại khi chối bỏ quy luật tự nhiên và Cơ đốc giáo. Nghịch lý thay, sự mất đức tin và lý trí lại là nguồn cơn cho hy vọng. Nó chứng tỏ sự sụp đổ của đế chế Liên Xô, một đế chế đã sụp đổ từ chính sự giả dối của nó. Sự sụp đổ từ bên trong của đạo đức, xã hội và chính trị phương Tây diễn ra nhanh chóng cũng vì lý do tương tự. Tuy nhiên, chúng ta có thể tránh trận đại hồng thủy bất cứ lúc nào chúng ta lựa chọn, bằng cách quay trở lại với thực tại, với lý trí, với “Quy luật của Tự nhiên và Chúa tể của Tự nhiên”. Thực tế là kiên cường bởi vì như Plato đã nói, nó là “vốn có” mà không phải là bất cứ điều gì người ta tưởng tượng. Pháp lý của Thần cuối cùng sẽ thắng.