Bảo vệ Hiến Pháp: Tu chính án thứ hai là không lỗi thời
Đây là bài thứ bảy trong loạt bài tiểu luận về bảo vệ Hiến Pháp chống lại những lời vu khống từ các nhà phê bình “cấp tiến”.
- Bài viết thứ nhất: Kiến thức công dân sơ đẳng: Hiểu Hiến Pháp như thế nào?
- Bài viết thứ hai: Bảo vệ Hiến Pháp: ‘Thỏa hiệp Ba-Phần-Năm’ không dựa trên phân biệt chủng tộc
- Bài viết thứ ba: Bảo vệ Hiến Pháp: Tại sao các Nhà Sáng Lập không thể bãi bỏ chế độ nô lệ
- Bài viết thứ tư: Bảo vệ Hiến Pháp: Tại sao Bình đẳng cho Tiểu bang trong Thượng Viện lại có ý nghĩa
- Bài viết thứ năm: Bảo vệ Hiến pháp: Các Nhà Sáng Lập Hiến Pháp đã không vi phạm sự ủy thác
- Bài viết thứ 6: Bảo vệ Hiến Pháp trước những người theo ‘chủ nghĩa hiến pháp hiện đại’
Một luật sư ở Boulder, Colorado, đã mua chỗ để quảng cáo tấn công quyền sở hữu và mang vũ khí của Tu chính án thứ hai.
Một bảng quảng cáo được ghi như sau:
Quảng cáo này được trả tiền bởi cô Lindasue Smollen. |
Nếu quý vị tức giận khi đọc thông điệp trên biển quảng cáo của cô Lindasue Smollen, thì hãy để cô ấy yên. Cô ấy có quyền tự do ngôn luận và báo chí. Chúng được bảo đảm cho cô ấy bằng Tu chính án thứ nhất — cũng được phê chuẩn vào năm 1791. (Bởi vì cô ấy sử dụng một phương tiện, một bảng quảng cáo để truyền đạt thông điệp của mình, hành vi của cô ấy biểu đạt quyền tự do báo chí hơn là tự do ngôn luận.)
Phản ứng đầu tiên của tôi đối với bảng quảng cáo này là cô Smollen là đã lãng phí tiền bạc: Mấu chốt để bảng quảng cáo có hiệu quả là sự xúc tích. Những người lái xe không có thời gian để đọc thông điệp dài dòng.
Nhưng hóa ra cô ấy không lãng phí tiền bạc, bởi vì chiếc loa truyền thông tự do đã quảng cáo thay cho cô ấy. Họ đã mô tả lại một cách cẩn thận bảng quảng cáo của cô và những thông điệp [viết trên đó] cho đông đảo công chúng Hoa Kỳ.
Quý vị đã bao giờ thấy các phương tiện truyền thông dòng chính nhắc lại bất kỳ bảng quảng cáo [có quan điểm] truyền thống, yêu nước, ủng hộ sự sống, hoặc tôn giáo xuất hiện trên đường cao tốc của chúng ta không? Dĩ nhiên là không.
Phản ứng thứ hai của tôi, có thể hợp lý hơn, là có lẽ cô Smollen nên kiện để đòi lại học phí từ trường luật. Rõ ràng là cô ấy chưa bao giờ được dạy về sự khác biệt giữa luật thông thường (chẳng hạn như luật giao thông) và chuẩn mực hiến pháp chung. Các giáo sư luật thường sử dụng ý kiến nổi tiếng của Chánh án John Marshall trong vụ McCulloch kiện Maryland (1819) để giải thích sự khác biệt. Nhưng rõ ràng, ở trường luật của cô ấy, họ đã bỏ qua việc này.
Để giải thích cho những quý vị không theo học tại một trường luật tốt, điểm khác biệt là: Luật thông thường (như luật giao thông nói trên) được chi tiết hóa để giải quyết các điều kiện cụ thể. Cơ quan lập pháp sẵn sàng thay đổi chúng khi cần thiết. Nhưng các hiến pháp thường có các điều khoản chi tiết, chúng cũng có nhiều thuật ngữ (chẳng hạn như Tu chính án thứ hai) được viết bằng ngôn ngữ rộng hơn, [có tính chất] lâu dài hơn. Như ông Marshall đã giải thích trong vụ McCulloch, chúng ta hiểu các tiêu chuẩn hiến pháp chung khác với các luật thông thường. “Chúng ta không bao giờ được quên,” ông viết, “chúng ta đang diễn giải hiến pháp.”
Khác với các quy tắc về giao thông, các điều khoản rộng của Hiến Pháp được soạn ra để phù hợp với các điều kiện bị thay đổi. Ví dụ, Điều khoản Thương mại (Điều I, Mục 8, Khoản 3) không đưa ra các quy tắc chi tiết cho việc buôn bán bằng ngựa, tàu và sà lan. Thay vào đó, văn bản trao cho Quốc hội quyền quy định về thương mại. Từ “thương mại” (trade) cho phép Quốc hội quy định việc buôn bán qua các phương tiện không tồn tại khi Hiến Pháp được thông qua, chẳng hạn như đường sắt, phương tiện cơ giới, phi cơ và viễn thông.
Tương tự, Tu chính án thứ hai không bảo vệ “quyền được giữ và mang súng hỏa mai và kiếm của người dân.” Nó bảo vệ quyền “giữ và mang Vũ khí.” Đó là lý do tại sao Tu chính án thứ hai bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng vũ khí hiện đại “có thể cầm được” (đem theo được), chẳng hạn như súng trường kiểu AR-15 bán tự động.
Nói tóm lại, bằng cách so sánh luật giao thông với Tu chính án thứ hai, bảng quảng cáo của cô Smollen đang so sánh quả táo với thực phẩm.
Thông điệp của bảng quảng cáo cũng mắc phải giả thiết sai lầm rằng khi hoàn cảnh thay đổi thì nhất thiết phải thay đổi Hiến Pháp. Do sự tổng quát của ngôn ngữ hiến pháp, điều này đơn giản là không đúng.
Năm 2011, Tạp chí Time đã đăng một bài xã luận trên trang nhất mà tôi vẫn xem là một trong những ví dụ điển hình về nạn mù chữ hiến pháp. Bài xã luận muốn làm mất uy tín của Hiến Pháp bằng cách chỉ ra rằng những Nhà Sáng Lập không biết về: “Đệ nhị Thế chiến. DNA. Tin nhắn về tình dục. Phi cơ. Nguyên tử. TV. Medicare. Nghĩa vụ nợ có thế chấp. Lý thuyết vi trùng của bệnh tật. Váy ngắn. Động cơ đốt trong. Máy tính. Thuốc kháng sinh. Lady Gaga.”
Tác giả đã đúng khi những Nhà Sáng Lập không biết về những thứ đó. Nhưng tin nhắn về tình dục, váy ngắn và Lady Gaga (những thứ có vẻ quan trọng đối với một biên tập viên tạp chí thời thượng) không phải là những thứ để biện minh cho việc thay đổi hiến pháp.
Một thay đổi về hoàn cảnh chỉ xứng đáng để sửa một cụm từ trong hiến pháp chỉ khi
- Sự thay đổi có liên quan đến cụm từ trong hiến pháp; và
- Kiến thức có được kể từ khi Hiến Pháp được phê chuẩn (bao gồm cả kiến thức về sự thay đổi) đã phá hủy ý nghĩa của cụm từ.
Trước tiên, hãy xem xét sự phù hợp: Tu chính án thứ hai đã được phê chuẩn một phần để bảo vệ lực lượng dân quân của tiểu bang. Nhưng nó cũng đã được phê chuẩn để cho phép công dân tự bảo vệ mình trước những kẻ tội phạm, những kẻ xâm lược ngoại quốc và bạo chúa trong nước. Luật giao thông, đài phát thanh, truyền hình, internet và y học hiện đại không làm mất đi bất kỳ lý do nào đằng sau Tu chính án thứ hai.
Trái lại, quý vị có thể lập luận rằng những thay đổi xã hội dẫn đến việc phải tăng sức mạnh của Tu chính án thứ hai. Các thành phố hiện đại của Hoa Kỳ có lẽ phải hứng chịu nhiều tội phạm bạo lực hơn so với năm 1791, khiến khả năng tự vệ và đào tạo về vũ khí cho các công dân tuân thủ luật pháp trở nên quan trọng hơn. Y học hiện đại giúp chữa trị các tai nạn phát sinh từ việc sử dụng hợp pháp các vũ khí trở nên dễ dàng hơn.
Còn kiến thức thu được từ năm 1791 đến nay thì sao?
Chúng ta biết rằng tội phạm đôi khi sử dụng vũ khí để tấn công người khác và những công dân có vũ trang có thể ngăn cản những cuộc tấn công này. Nhưng những Nhà Sáng Lập cũng biết việc đó. Kinh nghiệm quốc tế gần đây cho chúng ta thấy rằng các công dân có vũ trang có thể giúp chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang và các bạo chúa trong nước. Nhưng những Nhà Sáng Lập cũng đã biết điều đó.
Tuy nhiên, chúng ta đã học được hai bài học ngoài kinh nghiệm trực tiếp của các Nhà Sáng Lập. Một là ngay cả các chính phủ ở các nước “văn minh” cũng có thể tàn sát chính người dân của họ, và họ chỉ có thể làm như vậy khi bộ phận công dân được nhắm đến đã bị tước vũ khí. Lịch sử thế kỷ 20 của Đức là trường hợp điển hình. Bài học gần đây khác, như ông Dave Kopel, một đồng nghiệp thuộc Viện Độc Lập của tôi đã ghi lại, là Hoa Kỳ không miễn nhiễm với chủ nghĩa khủng bố chống lại những nhóm dân cư không có vũ khí. Lịch sử của Ku Klux Klan chính là trường hợp điển hình.
Vì vậy, rõ ràng là những Nhà Sáng Lập đã đúng khi thông qua Tu chính án thứ hai. Rõ ràng hơn nữa là ngày nay chúng ta cần sự bảo vệ của Tu chính án này.
Đón xem bài viết thứ tám: Bảo vệ Hiến Pháp: Các giới hạn đối với Thẩm quyền Liên bang |
Tác giả Robert G. Natelson là cựu giáo sư luật hiến pháp, nghiên cứu viên cao cấp về luật hiến pháp tại Viện Độc lập ở Denver, tác giả của “Hiến Pháp Gốc: Điều Mà Hiến Pháp Thực Tế Đã Nói và Hàm Nghĩa.” (xuất bản lần thứ 3, 2014). Nghiên cứu của ông chưa bao giờ nhận tài trợ từ bất kỳ tổ chức nào ở cả hai bên trong cuộc tranh luận về kiểm soát súng.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: