Bảo tồn những loài sinh vật thụ phấn của chúng ta
Những loài thụ phấn, tuy bé nhỏ, nhưng góp phần to lớn trong việc duy trì sản lượng nông sản tại Hoa Kỳ cũng như đảm bảo chuỗi thức ăn cho muôn loài.
Loài thụ phấn này có thể bay với tốc độ lên đến 20 dặm một giờ và tốc độ vỗ cánh của chúng đạt đến 15,000 lần mỗi phút. Chúng hoạt động quanh bán kính từ 3 đến 4 dặm, và hút mật của 5,000 bông hoa mỗi ngày. Những sinh vật nhỏ này chịu trách nhiệm thụ phấn một phần ba số cây trái và rau củ trên khắp thế giới. Chúng tự sản xuất tất cả các vật liệu dùng cho việc xây tổ và chúng sống cùng nhau. Số lượng tổ của loài thụ phấn có thể lên đến trên 50,000. Chúng cùng chia sẻ các công việc mà không có một chút hiềm khích nào. Và hết thảy chúng đều cung phụng cho một cá thể chúa. Và cá thể chúa này chỉ giao phối một lần trong đời nhưng có thể đẻ khoảng 2,000 quả trứng mỗi ngày.
Loài sinh vật tuyệt vời này có tên khoa học là Apis Mellifera, thường được gọi là ong mật. Sự tồn tại của chúng rất quan trọng đối với thế giới của chúng ta.
Nói một cách chính xác, ong mật không phải là loài thụ phấn duy nhất góp phần tạo nên những điều kỳ diệu trong thiên nhiên. Và chúng cũng không phải loài duy nhất giúp thúc đẩy sự sinh sôi của thảm thực vật. Nhiều loài côn trùng khác cũng góp phần thực hiện công việc này, bao gồm một số loài chim và động vật có vú. Loài ong nghệ được biết đến với vai trò thụ phấn cho cây ăn quả và các loại cây trồng nhỏ, cũng như ong bắp cày và một số loài muỗi hút nhụy hoa. Đáng ngạc nhiên nhất, loài bọ hung cũng đóng góp đáng kể vào công cuộc thụ phấn, trong khi công việc thụ phấn được nhiều người nhìn nhận là nhiệm vụ chính của loài bướm.
Ngoài các sinh vật thuộc bộ xương ngoài, các loài thụ phấn còn bao gồm các loài chim như chim ruồi, hoặc loài bồ câu cánh trắng sống nhiều những vùng đất khô cằn chuyên thụ phấn cho các loài xương rồng. Ở động vật có vú, một số loài thú có túi, một số loài gặm nhấm và loài dơi ăn đêm cũng góp phần vào công việc thụ phấn này. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, thằn lằn cũng góp phần thụ phấn.
Không phải các giống ong đều như nhau
Mặc dù ong mật được con người ngợi ca trước nhất khi đề cập một cách “lãng mạn” đến các ý tưởng về bảo tồn môi trường sống và cân bằng hệ sinh thái, loài thụ phấn được ưa chuộng nhất này thực chất không phải là loài làm việc hiệu quả nhất.
Trong nhiều trường hợp, những loài ong bản địa ở một số khu vực nhất định có thể thụ phấn nhanh trong một phạm vi nhỏ hơn nhưng với ít cá thể ong hơn. Theo Jeff Maddox, một người nuôi ong chuyên nghiệp ở khu vực miền trung phía Tây Hoa Kỳ, công việc thụ phấn trong vườn nhà hoặc vườn cây ăn trái nhỏ độ chừng một mẫu Anh là công việc phù hợp hơn với các loài ong bản địa như ong thợ hồ xanh. Tương tự, việc thụ phấn trong nhà kính được thực hiện tốt nhất bởi ong nghệ. Những loài côn trùng này thụ phấn ở những diện tích không lớn một cách nhanh chóng. Sau đó, chúng quay về tổ.
Nhưng số lượng cá thể của một tổ ong mật, có thể đông hơn ong bản địa và các loài côn trùng khác gấp trăm lần hoặc thậm chí hơn. Điều này khiến ong mật trở thành loài thụ phấn được lựa chọn cho những dự án lớn, bất kể hiệu quả của chúng. Chúng nắm giữ lợi thế xét về tổng thể khi nói đến khả năng thụ phấn trong phạm vi rộng khắp, chúng dàn trải như một đội quân khổng lồ trên các vườn cây ăn trái thương mại quy mô lớn và các vườn cây trồng nông nghiệp.
Thực tế là chúng có thể được duy trì và nuôi trong các thùng ong. Cách nuôi này cho phép chúng sinh sản một cách dễ dàng dưới sự chăm sóc của một người nuôi ong giỏi. Và điều đó chắc chắn làm cho việc vận chuyển chúng trở nên dễ dàng nhất.
Maddox nói: “Ong mật là những loài thụ phấn hiệu quả nhất đơn giản vì chúng đông nhất. Chúng tôi có thể huy động một hoặc nhiều tổ ong để có đến 30,000 cá thể đến một cánh đồng hoa màu hoặc vườn cây ăn trái. Với số lượng đông đảo, chúng có thể hoàn thành công việc tốt hơn những loài thụ phấn khác.”
Và điều quan trọng hơn cả việc hoàn thành một công việc chính là tầm quan trọng của công việc đó. Nhiều loại trái cây và rau quả mà chúng ta thường mua ở chợ nông sản địa phương hoặc cửa hàng đều có sự đóng góp của ong mật. Quả việt quất, quả mâm xôi, quả cherry, táo, đào, lê và dưa hấu phụ thuộc nhiều vào loài ong khi chúng mang phấn hoa từ hoa này sang hoa khác. Các loại rau củ như bí, bơ, bí đỏ, các loại ớt và dưa leo và nhiều loại hạt như hạch Brazil, cũng phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn của ong mật.
Bởi vì quá trình thụ phấn rất quan trọng đối với những loại cây trồng này, các bang có khí hậu ấm áp quanh năm phải nhờ đến những người thợ trồng hoa từ những vùng khí hậu mát mẻ hơn để mang tổ ong đến trong những tháng mùa đông. Lợi ích của thời tiết ấm hơn (gấp đôi) giúp gia cường các tổ ong đến từ bên ngoài tiểu bang và giúp thụ phấn cho cây hạnh nhân ở Thung lũng San Joaquin của California.
Maddox nói: “Ngoài việc thụ phấn cho cây lương thực, đừng quên rằng thức ăn của vật nuôi và động vật hoang dã cũng được thụ phấn bởi ong. Điều đó bao hàm vai trò không thể thiếu của các loài thụ phấn trong toàn bộ hệ sinh thái của chúng ta. Có thể nói, hiện thân của điều kỳ diệu đến từ thiên nhiên được gói gọn trong một loài côn trùng nhỏ bé.
Mặc dù công việc thụ phấn này thường bị xem nhẹ, phần lớn các nhà bảo tồn và những người nuôi ong chuyên nghiệp như Maddox đã chỉ ra cho công chúng biết về vai trò quan trọng của những sinh vật nhỏ bé này. Nỗ lực này bắt đầu sau khi các nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy sự sụt giảm lớn trong quần thể ong do loài ve varroa, một loại ký sinh trùng ăn ong mậ có mang theo virus. Sau một sự kiện suy giảm về số lượng ong lên đến 40% được phát hiện vào năm 2018 – các nỗ lực giáo dục và bảo tồn đã tăng lên gấp bội.
Sự phát triển trong nhận thức của công chúng về vai trò của loài thụ phấn đã giúp quần thể ong phục hồi. Và loài ong vẫn tiếp tục tự chúng nỗ lực. Tựa như lực lượng lao động bị giảm trừ từ một công ty, nhưng vẫn theo đuổi năng xuất. Những chú ong thợ vẫn duy trì khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến việc thụ phấn.
Tiếng vang trong ngành nuôi ong
Sát cánh cùng đàn ong là những người nuôi ong, nhiều trong số này là những nhà nuôi ong nghiệp dư. Hết thảy đều ra sức giúp chúng vượt qua những những khó khăn. Sự quan tâm của con người ngày càng tăng đối với loài ong cùng với cơn sốt mật ong hoang dã đã khiến việc hun khói tổ ong để lấy mật ngay tại sân vườn là một việc lý tưởng.
Việc lấy mật ong ở sân sau chắc là một trong những hoạt động thú vị. Và phương pháp chăm sóc đàn ong khá phức tạp. Công việc này không đơn thuần là gom chúng vào hộp ong, rồi đặt chúng ở góc xa trên mảnh đất của bạn và hy vọng các con ong sống sót. Loài ong mật cũng đòi hỏi sự chăm sóc hệt như bất kỳ loài động vật khác. Rõ ràng, chúng sẽ sinh trưởng tốt hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
Khi không ở ngoài thực địa, Maddox dành phần lớn thời gian để giúp những người nuôi ong lấy mật tại địa phương. Thêm vào đó, ông hướng dẫn những người mới nuôi ong cách chăm sóc đàn ong và xây dựng tổ sao cho bầy ong khỏe mạnh. Maddox truyền lại kiến thức chuyên môn của mình, ông chỉ dẫn những người nuôi ong phải cung cấp đủ thức ăn dự trữ cho mùa đông. Và đồng thời ông dạy họ nghệ thuật tách tổ ong vào mùa xuân khi ong tới chu kỳ sinh sản. Bản thân là một người nuôi ong kỳ cựu và là chủ tịch lâu năm của tổ chức nuôi ong, Maddox đã làm công việc bảo tồn ong trong hơn 20 năm.
Tại miền Trung phía tây Hoa Kỳ, nơi Maddox sinh sống, những khó khăn sẽ thử thách những người nuôi ong với những cơn mưa rào. Nhưng ông diễn giải rằng mọi nơi tại Hoa Kỳ đều có những thách thức riêng biệt dành những người nuôi ong và đàn ong của họ. Khí hậu, độ cao, phẩm chất đất và lượng mưa ảnh hưởng lớn đến việc duy trì số lượng tổ ong.
“Việc nuôi ong giống như công việc làm vườn vì ong cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tương tự như cây trồng,” Maddox chia sẽ, “và giống như một khu vườn, chúng cần được chăm nom và săn sóc.”
Thế giới sẽ như thế nào nếu không có ong hoặc người nuôi ong?
Maddox chỉ ra rằng những chú ong mật được giám sát để hỗ trợ việc thụ phấn cho vụ mùa hoặc vườn cây, cũng như bảo đảm rằng các loại trái cây như táo, thứ cây trồng đòi hỏi mức độ thụ phấn cao hơn được thụ phấn đầy đủ. Vì vậy “nếu không có loài ong, chúng ta sẽ có ít thức ăn hơn, và chất lượng thực phẩm thấp hơn.”
Thống kê cho thấy điều này là chính xác. Theo Liên đoàn Nuôi ong Hoa Kỳ, ong mật đóng góp gần 20 tỷ dollar cho ngành sản xuất cây trồng của nước Mỹ, chúng giúp tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng vượt trội. Điều này giúp chúng ta có những kho chứa nông sản khổng, và rất nhiều sản phẩm hoa màu được trưng bày trong các cửa hàng. Rồi tại bước cuối cùng, những nông sản được chúng ta bỏ vào xe đẩy và được tiêu thụ trong các nhà hàng và nhà bếp của các công dân Hoa Kỳ.
Hãy ủng hộ loài ong
Việc hỗ trợ trong công cuộc bảo tồn các loài thụ phấn của không có nghĩa rằng mọi người phải duy trì một thùng ong trong sân vườn. Maddox nói rằng có một số công việc thiết thực mà mọi người có thể làm, và những việc này không chỉ giúp loài ong mà còn giúp ích cho các loài côn trùng và động vật quan trọng khác, những sinh vật đóng góp chính cho hệ sinh thái của chúng ta.
“Plant more plants,” he stated simply. “Foraging plants,” he clarified.
Anh làm rõ, “Tại sao phải trồng nhiều cây hơn, có những loài cây gây hại.”
Môi trường sống tự nhiên của ong đang bị phá hủy do việc tùy tiện bố trí cảnh quan và những hoạt động của con người. Thay vì trồng những bãi cỏ được cắt tỉa theo kiểu truyền thống, Maddox khuyên các vị chủ nhà nên trồng các loại cây có hoa bản địa và duy trì những bãi cỏ chưa được thụ tinh bằng bồ công anh, cỏ ba lá và các loại thực vật họ cói.
Anh Maddox ra sức bảo tồn những loài thụ phấn nhỏ bé. Anh nói rằng, “Chúng ta cần thay đổi nhận thức như thế nào là một bãi cỏ đẹp. Hãy quên đi những thảm cỏ xanh được chăm sóc tỉ mẩn, được bảo dưỡng hoàn hảo. Hãy hướng đến cảnh quan đa dạng và mang tính thân thiện với môi trường với cỏ và hoa dại. Điều này sẽ giúp ích cho môi trường của chúng ta rất nhiều.”
Maddox cũng đề nghị trồng một khu vườn thảo mộc, ngay cả đối với những người có không gian nhỏ hoặc những ai không có bãi cỏ. Các loại thảo mộc có thể phát triển trong một không gian nhỏ. Chúng có thể được trồng trên sàn hoặc sân sau. Việc trồng những loại thảo mộc này khiến dự án bảo tồn này có thể được thực hiện và chia sẻ với tất cả mọi đối tượng.
“Việc trồng các loại thảo mộc rất dễ dàng,” ông nói. “Hương thảo, lá oregano, húng quế hoặc bất kỳ loại thảo mộc nào – tất cả chúng đều tốt cho ong và cũng rất hữu ích cho việc chuẩn bị bữa ăn.”
Trong khi Maddox nói về loài ong với một nhóm học sinh tiểu học, ông đã chỉ ra rằng một vài thay đổi đơn giản trong cách tư duy có thể giúp ta đi một chặng đường dài.
Anh cam đoan với đám nhóc rằng việc trồng một vài loại thảo mộc trong các ô cửa sổ và việc đặt những hòn đá sơn màu của chúng vào thùng tưới nước sẽ giúp “giải cứu loài ong”. Các loài thực vật thu hút ong, là nơi ong kiếm ăn và thụ phấn. Và những hòn đá đầy màu sắc là nơi để ong hấp thu nước.
“Bọn trẻ có thể quan sát một mô hình thu nhỏ của thiên nhiên đang vận hành ngay bên ngoài cửa sổ,” anh Maddox nói. “Nhìn thấy nó mô hình thu nhỏ của tạo hóa thông qua loài côn trùng nhỏ bé nhắc nhở chúng ta về sự liên kết của vạn vật trong thiên nhiên.”
Kelly Frey biên tập
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: