Báo cáo: Ngũ Giác Đài cần cải cách quy trình ngân sách để đối đầu với mối đe dọa quân sự từ Trung Cộng
Theo một báo cáo mới, Ngũ Giác Đài cần phải cải cách quy trình lập ngân sách quốc phòng để có thể cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc, với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới nổi.
Báo cáo nêu rõ, “Để có được lợi thế trong cuộc cạnh tranh quân sự với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể sẽ cần phải sửa đổi các quy trình phân bổ nguồn lực của mình để cho phép quyết định nhanh hơn và khả năng thích ứng cao hơn trong việc lựa chọn cách theo đuổi tốt nhất các mục tiêu vận hành của mình.”
Báo cáo trên của ông William Greenwalt, một thành viên khách mời tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn đồng thời là cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về chính sách công nghiệp; và ông Dan Patt, một thành viên hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ và Ý tưởng Quốc phòng tại Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn.
Hiện tại, quy trình lập ngân sách quốc phòng là một quy trình gồm bốn giai đoạn bao gồm lập kế hoạch, lập trình, lập ngân sách, và thực hiện (PPBE). Quy trình này (pdf) do cựu giám đốc Ngũ Giác Đài Robert McNamara tạo ra vào năm 1961 khi cố Tổng thống John F. Kennedy còn là tổng thống Hoa Kỳ.
Báo cáo phê bình quy trình hiện tại là không linh hoạt, vì bất kỳ chương trình mới nào thường mất hơn hai năm để chuyển từ giai đoạn lập kế hoạch sang giai đoạn thực hiện.
Quy trình PPBE làm chậm chu kỳ đổi mới — giai đoạn từ khi [hình thành] một ý tưởng mới đến khi áp dụng [nó] trong hoạt động thực tế. Theo báo cáo, trước khi PPBE được thông qua, các chu kỳ từng ngắn hơn với thời gian trung bình khoảng 5 năm để khai thác chiến hạm và phi cơ quân sự.
Ví dụ, việc phát triển oanh tạc cơ B-47 đã kéo dài khoảng 5 năm trước khi chiếc phi cơ sản xuất đầu tiên được chuyển giao vào năm 1950, cũng theo báo cáo trên. Oanh tạc cơ B-47 kể từ đó đã bị loại khỏi biên chế quân đội Hoa Kỳ.
“Các công nghệ mới nổi, đặc biệt là công nghệ thông tin, là trung tâm của xung đột trong tương lai và phần lớn được thương mại và toàn cầu hóa,” báo cáo trên nêu rõ.
Báo cáo này cho biết thêm: “Quy trình thu mua quốc phòng và phương pháp tiếp cận cơ sở công nghiệp quốc phòng đã cũ hiện đang phải chật vật để thích ứng với việc áp dụng kịp thời những công nghệ này, bằng chứng là các chu kỳ thời gian hiện đại kéo dài (hơn mười năm) để phát triển và hoàn thiện các hệ thống vũ khí mới.”
Những lo ngại của báo cáo về PPBE đã được cựu Giám đốc Điều hành Google Eric Schmidt – người từng trả lời chất vấn trong một phiên điều trần tại Thượng viện về trí tuệ nhân tạo hôm 23/02 – chia sẻ.
“Vấn đề của [Bộ Quốc phòng] không phải là đổi mới, mà là áp dụng đổi mới,” ông nói theo lời khai chứng đã được chuẩn bị trước của mình (pdf).
Ông nói thêm: “Quy trình lập ngân sách lỗi thời, thuộc thời đại công nghiệp của nó tạo ra một thung lũng chết cho công nghệ mới, cho phép tài trợ nghiên cứu cơ bản và mua sắm các hệ thống vũ khí, nhưng ngăn cản sự đầu tư linh hoạt cần thiết cho các nguyên mẫu, ý tưởng, và thử nghiệm các ý tưởng và công nghệ mới như AI [trí tuệ nhân tạo].
Ông kết luận, đề cập đến quy trình PPBE: “Quốc hội và Bộ Quốc phòng cần làm việc cùng nhau để cấp phép và cấp vốn ngay lập tức cho các phi công, đồng thời tạo nền tảng cho việc cải cách sâu rộng hơn.”
Báo cáo trên đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm cả sự cần thiết của việc Ngũ Giác Đài tài trợ cho một ủy ban nghiên cứu “những thay đổi toàn diện” đối với PPBE và quy trình phân bổ ngân sách.
“Cộng đồng nghiên cứu và chính sách nên tiến hành phân tích so sánh các quy trình phân bổ nghiên cứu của bộ máy chính phủ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là tập trung vào các quá trình ra quyết định sớm liên quan đến việc bắt đầu đầu tư vào năng lực quân sự mới và thiết lập ưu tiên chiến lược,” báo cáo khẳng định trong một khuyến nghị khác.
Do Frank Fang thực hiện
Lê Trường biên dịch
Xem thêm: