Báo cáo: Giám đốc DNI John Ratcliffe xác nhận có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử tháng 11
Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe xác nhận rằng đã có sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2020 [của Hoa Kỳ], theo phóng viên Catherine Herridge của hãng tin CBS.
“Giám đốc DNI Ratcliffe đứng đầu 17 cơ quan tình báo và ông có quyền truy cập vào những thông tin tuyệt mật nhất do chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ. Và ông ấy đã nói với CBS News rằng đã có sự can thiệp của nước ngoài từ Trung Quốc, Iran và Nga vào tháng 11 năm nay và ông ấy đang dự kiến sẽ đưa ra một báo cáo công khai về những phát hiện đó vào tháng Một,” phóng viên Herridge cho biết hôm 03/12.
Văn phòng của ông Ratcliffe đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu của The Epoch Times về việc xác nhận bản tin trên.
Tuyên bố của ông Ratcliffe trái ngược với những tuyên bố khác của các quan chức an ninh quốc gia.
Christopher Krebs, quan chức an ninh mạng hàng đầu vừa bị sa thải trong cuộc bầu cử tổng thống, đã ra điều trần trước Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện hôm thứ Tư (16/12).
“Trong khi các cuộc bầu cử đôi khi thật lộn xộn thì đây là một cuộc bầu cử an toàn,” ông Krebs nói.
Trong một cuộc phỏng vấn “60 phút” hôm 27/11, ông Krebs được hỏi ông nghĩ gì về các cáo buộc từ đội pháp lý của TT Trump rằng các phiếu bầu đã được nhập liệu ở nước ngoài và bị thao túng.
“Tất cả các phiếu bầu ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được kiểm đếm ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,” ông Krebs nói. “Tôi không hiểu tuyên bố này. Tất cả các phiếu bầu ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được kiểm đếm tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chấm hết.”
Ông nói thêm, “Một lần nữa, không có bằng chứng cho thấy bất kỳ cỗ máy nào mà tôi biết, đã bị thao túng bởi một thế lực nước ngoài. Chấm hết.”
Sidney Powell, một cựu công tố viên liên bang, người được xem là đang làm việc cùng đội pháp lý của Tổng thống Donald Trump để thúc đẩy các vụ tranh tụng bầu cử, đã đệ trình một lá thư lên Tối cao Pháp viện vào ngày 13/12 để thông báo cho họ về hai bộ bằng chứng mới thu được gần đây về thiết bị bỏ phiếu của công ty Dominion Voting Systems.
Bức thư của bà mô tả nội dung chính của những tờ khai hữu thệ mới từ hai chuyên gia pháp lý cáo buộc rằng đã có sự can thiệp quốc tế trong cuộc bầu cử năm 2020 và rằng các hệ thống Dominion được kết nối với các hệ thống nước ngoài trên toàn cầu.
Luật sư Powell nói rằng hai nhà phân tích tình báo quân sự đã ký vào bản chứng thư hữu thệ tố cáo rằng chứng chỉ SSL từ dominionvoting.com đã được sử dụng nhiều lần ở Canada, Serbia và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) xác nhận rằng báo cáo sắp tới của họ bao gồm thông tin về các mối đe dọa nước ngoài “có liên quan” từ cuộc bầu cử gần đây.
“Cộng đồng Tình báo (IC) đã nhận được báo cáo liên quan kể từ sau cuộc bầu cử và một số cơ quan [tình báo] vẫn chưa hoàn thành việc phối hợp về kết quả,” phát ngôn viên của ODNI Amanda Schoch cho biết và nói thêm rằng ông Ratcliffe vẫn cam kết sẽ sớm đưa ra báo cáo.
Cuối hôm thứ Tư (16/12), ODNI đã công bố rằng Cộng đồng Tình báo (IC) đã thông báo cho ông Ratcliffe rằng họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu nộp báo cáo về các mối đe dọa từ nước ngoài trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 vào thời hạn ngày 18/12 như quy định trong sắc lệnh của Tổng thống Trump vì “các cơ quan [tình báo] chưa hoàn thành việc phối hợp về kết quả.”
“Chiều nay DNI đã được các quan chức tình báo nghề nghiệp thông báo rằng Cộng đồng Tình báo (IC) sẽ không thể đáp ứng thời hạn đệ trình bản đánh giá phân loại của IC về các mối đe dọa từ nước ngoài đối với cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 vào ngày 18/12 theo quy định của sắc lệnh và Quốc hội,” bà Schoch cho biết.
Ngày 18/12 đánh dấu 45 ngày sau ngày Tổng tuyển cử 03/11, mà theo sắc lệnh từ năm 2018 của TT Trump, DNI dự kiến sẽ phải cung cấp một báo cáo “có mức độ chắc chắn cao nhất” về việc liệu có bất kỳ nỗ lực can thiệp nào [vào cuộc bầu cử] hay không và bản chất của việc can thiệp đó, các phương pháp được sử dụng để can thiệp và ai đã tham gia và cho phép các nỗ lực can thiệp đó.
https://www.youtube.com/watch?v=YidlAy_P0rE
Masooma HAQ
Nguyệt Minh biên dịch
Xem thêm: