Bạn đang thành thật, hay đang giả dối?
Tôi là một người sinh ra vào năm 1960 – năm của những cuộc bạo loạn chống chính phủ vì những bất đồng xoay quanh cuộc chiến tại Việt Nam. Đó là một thời kỳ hỗn loạn, và người ta đã quay lưng với Thượng Đế, với cha mẹ ông bà, với những người thầy, và cả với nhà cầm quyền. Sự tôn trọng dành cho gia đình cũng như những giá trị đạo đức đã thay đổi vĩnh viễn.
Từ đó, những nội dung trên truyền hình, trên máy tính, trên Internet, và trên các mạng xã hội đã liên tục đầu độc những gia đình người Mỹ. Và hậu quả đáng buồn là đức tin trong gia đình tôi, và những lời cầu nguyện chí thành, đang được gìn giữ bởi một thế thế hệ những người tín Chúa mãnh liệt nhất – cha mẹ tôi, những người đã ngoài 80. Làm sao mà đức tin lại mất đi một cách nhanh chóng như vậy? Và liệu có phải tất cả chúng đều có nguyên do?
Có một sự thật là mạng internet đã chắp cách cho mỗi chúng ta bay xa, xa đến nỗi những ảnh hưởng từ chính cộng đồng xung quanh cũng trở nên mờ nhạt. Những cô cậu thiếu niên ngày nay thường bị tác động mạnh mẽ bởi những người đồng trang lứa khác – những người mà chúng thậm chí chúng không gặp mặt trực tiếp, và một trong số đó còn không tồn tại.
Ngày nay, trẻ lên hai đã có thể chơi đùa với điện thoại thông minh, nơi chúng có thể tiếp cận với đủ loại hình ảnh độc hại, và tệ hơn nữa là nguy cơ gặp phải những tên tội phạm. Vì cả cha và mẹ cùng làm việc, trẻ vô tình lớn lên cùng với những hoạt động gây hại cho sự phát triển của não bộ. Tệ hơn nữa, trẻ con ngày nay, để làm hài lòng cha mẹ, chúng thường xuyên nói dối. Chúng dựng chuyện trước bạn bè và thầy cô, và điều này khiến trẻ sống trong một thế giới huyễn hoặc không có thực. Vì lẽ đó, chúng không thực sự học được cách giải quyết vấn đề.
Khi con gái tôi học cấp ba, cháu thường hỏi tôi về cách tìm một người bạn “thực sự,” giữa vô vàn sự giả tạo. Tôi nói con rằng hãy tìm kiếm những người luôn nói sự thật trong mọi tình huống. Nếu họ trung thực, họ đáng để ta kết bạn. Và thế là con bé nhận ra rằng điều đó không hề dễ dàng. Và tôi chợt nhớ cũng có những lúc những lời nói dối của chính tôi khiến người khác cảm thấy tội lỗi và cảm thấy xấu hổ.
Và cách duy nhất để cảm thấy khá hơn là cầu xin sự tha thứ của Thượng Đế và xóa bỏ lời nói dối bằng cách nói cho họ biết sự thật, ngay cả khi điều đó gây tổn thương. Và sự chữa lành sẽ thực sự bắt đầu bằng sự ăn năn với Chúa. Không ai muốn mang cảm giác tội lỗi, cảm giác xấu hổ, hoặc cảm giác tức giận; những thứ này cướp đi niềm vui của chúng ta và phá hủy cuộc sống của chúng ta. Hãy nhớ rằng, Thượng Đế đang chuẩn bị cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn. Và có một điều luôn luôn đúng là chúng ta sẽ luôn mắc phải những sai lầm. Nhưng hãy nhớ về vua David, ông cũng là một người không hoàn hảo, nhưng David yêu Chúa hết lòng và Chúa đã ban phước lành cho ông gấp mười lần.
Và bây giờ ta hãy nhìn vào đến mấu chốt của vấn đề: Bạn là “thật” hay bạn là “giả”? Nói ra sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng đó là điều cần thiết để tạo ra một thế hệ những người coi trọng trung thực và liêm chính. Mà liêm chính phải đến từ khổ luyện, nó không thể mua, cũng không thể làm giả.
So với sự chia rẽ sắc tộc ngày nay và sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với quyền tự do cá nhân của chúng ta, thì cuộc nổi dậy những năm 1960 chỉ là một vấn đề cỏn con. Chúng ta đang công kích nhau một cách gay gắt rồi lại đặt chuyện để bào chữa cho hành vi của chính mình. Nếu bạn thực sự cảm thấy bối rối trước những tin tức và những nội dung trên các phương tiện truyền thông, bạn không phải là một trường hợp cá biệt duy nhất. Chúng ta đang mất đi việc làm, mất đi những trường học (ngay chính dành cho lũ nhỏ) và mất đi quyền lợi của mình mà không có lý do rõ ràng.
Và mọi chuyện đã trở nên bất ổn đến mức mà mọi người đang phải quay trở lại với Chúa để tìm kiếm sự thật. Khi những thứ xấu đang lắng xuống, tâm thức của mọi người dường như đang được khai mở. Hãy là một thế hệ biết sám hối trước Chúa để cứu lấy đất nước này. Ta cần Chúa tha thứ những lỗi lầm mà ta đã phạm, và ngài sẽ giúp ta đi lại trên con đường ngay chính, để làm Hoa Kỳ trở nên vĩ đại trở lại.
Laura Volkman, Washington
—
Sẵn sàng thừa nhận khi bạn đã mắc sai lầm và xin lỗi một cách chân thành với bất kỳ ai bị tổn thương vì hành động đó. Đó không phải là một lời xin lỗi bắt đầu bằng “nếu” mà là một lời xin lỗi thẳng thắn, và nếu có thể, hãy sửa đổi.
Đừng để bị dao động hoặc bị ảnh hưởng bởi đám đông. Hãy dành thời gian để đưa ra quyết định của riêng mình dựa trên những quan sát và kiến thức của bạn để phân biệt tốt xấu. Sau đó, hãy can đảm đối diện với quyết định của bạn, ngay cả khi bạn là người duy nhất làm điều đó.
Hãy tìm hiểu về những điều ngụy biện và vạch trần chúng
Hãy nỗ lực để trở thành người mà bạn bè và gia đình bạn tự luôn nghĩ đến khi họ cần sự trợ giúp.
Mick Wenlock, Colorado
—
Đừng đợi đến khi 18 tuổi mới làm việc.
Khi tôi đang tuổi thiếu niên, đó là những năm vào cuối thập niên 60, tôi cùng một người bạn đã làm công việc xúc tuyết trên đường vào một mùa đông tuyết phủ. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ cho đến khi một vị chủ nhà từ chối trả mức giá thỏa thuận 4 dollar (để xúc tuyết ngay trước nhà anh để anh ta có thể lái xe từ nha ra đường).
Bạn tôi là người đã thương lượng để khiến anh chủ nhà này phải chấp nhận chi trả cái giá thỏa thuận ban đầu. Những kỹ năng để làm việc thì tốt nhất bạn nên học khi còn nhỏ để có thể sẵn sàng cho những bước ngoặt vào năm 18 tuổi.
Cha chưa từng hỏi rằng liệu tôi có muốn làm công việc giao báo. Và khi tôi lên 12, cha bảo tôi rằng tôi sẽ giao rất nhiều tờ báo. Và thế là tôi đã dấn thân vào con đường của một cậu nhóc giao báo, tôi giao trung bình 75 tờ một ngày, 6 ngày trong tuần trong vòng 04 năm. Mỗi tờ báo mang về cho tôi chỉ 02 cent. Và cha luôn nhắc nhở tôi về việc tiết kiệm số tiền mình làm ra, và tốt nhất hãy bỏ chúng vào ngân hàng. Và cuối cùng tôi đã có thể tự mua cho mình chiếc xe đầu tiên nhờ vào món tiền tiết kiệm này.
Đừng giống như những học sinh trung học mà tôi bắt gặp trong khu tôi sống. Các em và cha mẹ đang ở tại một ngã tư. Họ cầm theo một tấm bảng với những hàng chữ: quỹ tốt nghiệp, đội bóng, đội cỗ vũ, … Họ đứng dưới lòng đường với một chiếc lon để chờ người lạ đổ đầy tiền vào chiếc lon đó. Cha tôi sẽ không bao giờ cho phép tôi làm điều đó.
Dan Pryor, New Jersey
—
Gia đình tôi nhập cư từ Lebanon. Các anh chị em của tôi và tôi là thế hệ đầu tiên sinh ra ở Mỹ. Chúng tôi lớn lên ở Texas. Chúng tôi luôn được dạy phải đứng dậy để chào những người vị khách khi họ bước vào nhà, nhìn thẳng vào mắt họ và trao họ một cái bắt tay (hoặc cái ôm, tùy thuộc vào tình huống) như một lời chào nồng nhiệt.
Chúng tôi cũng được dạy để nhường ghế cho người lớn tuổi. Một người trẻ tuổi sẽ không bao giờ ngồi và mặc cho người già và phụ nữ.
Gia đình tôi dạy rằng con trai luôn phải mở cửa cho phụ nữ; dù đó là cửa xe hơi, cửa thang máy hay khi bước vào một lối đi. Một quý ông luôn tôn trọng các quý cô và hiểu khi nào họ cần thực hiện những cú “thúc cùi chỏ”. Và với những cụ ông, họ cũng nên được nhường đường và được ngồi xuống chỉ sau các quý cô. Và là đàn ông, bạn phải bỏ nón ra khỏi bàn.
Tất cả những điều đó là những phép lịch sự căn bản, những phép tắc đang bị lãng quên. Tôi rất nhớ chúng.
Ngoài ra, chúng tôi còn có thói quen luôn viết thư cảm ơn vì những món quà nhận được. Luôn luôn.
Chúa phù hộ cho bạn và Chúa phù hộ nước Mỹ,
Susan Rossi
—
Vợ chồng tôi vừa kỷ niệm 108 năm ngày cưới (54 năm vợ tôi và 54 năm tôi). Chúng tôi thường được hỏi, “Bí quyết để có một cuộc hôn nhân lâu dài là gì?” Câu trả lời rất đơn giản. Chỉ cần hai từ: đối thoại và nhượng bộ. Khi vợ đối thoại, tôi nhượng bộ.
Charles Stoddard, Michigan
—
Phạm sai lầm là điều thường tình. Luôn luôn đúng là chuyện bất khả thi. Hãy ngừng bấu víu vào quan điểm của bạn mà chưa xem xét đến các quan điểm khác. Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn đã nhầm lẫn, và bạn luôn có cơ hội để thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu bạn không làm vậy, mọi người sẽ nghĩ bạn là một tên ngốc, và bạn sẽ bị mắc kẹt trong thế giới tưởng tượng của riêng mình, nơi mà bạn luôn luôn đúng.
Lắng nghe và suy nghĩ thấu đáo là điều quan trọng để phát triển tính khiêm tốn, đó là một đức tính hiếm gặp trong thế giới ngày nay. Hãy tự đặt mình ra ngoài bản ngã, hãy học cách khiêm cung, luôn học hỏi từ những sai lầm và trưởng thành hơn với sự khôn ngoan. Thế giới cần phiên bản đó của bạn!
Elsom Family
—
Bạn muốn trao lời khuyên nào đến với những người trẻ?
Chúng tôi kêu gọi tất cả độc giả chia sẻ những giá trị mang tính vượt thời gian – những thứ giúp ta phân định đúng sai, và truyền lại “ngọn đuốc” (nếu bạn muốn) thông qua sự khôn ngoan và kinh nghiệm của chính mình. Chúng tôi cảm thấy công việc này – sự truyền thụ trí tuệ cho thế hệ mai sau này càng lúc càng bị xem nhẹ, tuy nhiên chỉ với một nền tảng đạo đức vững chắc thì thế hệ tương lai mới có thể phát triển.
Gửi lời khuyên của bạn, cùng thông tin cá nhân bao gồm tên họ, tiểu mà bạn bang đang sinh sống tới [email protected] hoặc gửi lời khuyên đó đến: Next Generation, The Epoch Times, 5 Penn Plaza, 8th Fl., New York, NY, 10001.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: