Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh báo này trong điện thoại di động?
Nếu bạn chưa từng đọc hướng dẫn sử dụng điện thoại, bạn có thể cần xem những thông tin này kỹ hơn. Trên đó có những lời khuyên không nên mang theo điện thoại bên mình, để tránh phơi nhiễm với mức bức xạ di động vượt quá giới hạn an toàn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều mắc phải sai lầm này.
Tóm lược
- Một cảnh báo ít được biết nằm ẩn giấu trong sách hướng dẫn từ nhà sản xuất khuyên bạn nên giữ thiết bị ở một khoảng cách nhất định để không vượt quá mức độ an toàn [được quy định bởi] liên bang do phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến hay bức xạ điện thoại di động (RF).
- Tùy vào từng nhà sản xuất, bạn cần giữ điện thoại di động cách xa phần đầu và cơ thể ít nhất từ 5 đến 15mm (0,19 đến 0,59 inch) để tránh vượt quá giới hạn an toàn do phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến (RF).
- Trên thực tế, hầu hết mọi người đều mang điện thoại bên mình. Khi thực hiện kiểm tra mức độ an toàn của loại điện thoại được dùng phổ biến khi phơi nhiễm trực tiếp với cơ thể người, tất cả đều vượt quá giới hạn cho phép.
- Chỉ số SAR (Specific Absorption Rate – Tỷ lệ hấp thụ riêng) là thước đo mức năng lượng bức xạ tần số vô tuyến được hấp thụ khi giữ thiết bị ở một khoảng cách nhất định so với cơ thể (khoảng từ 5 đến 15 mm, tùy theo từng nhà sản xuất). Nhưng điều quan trọng là giá trị SAR không cho biết mức độ an toàn của điện thoại.
- Người ta đã phát minh ra thử nghiệm SAR với mô hình đầu của một nam giới trưởng thành, trước khi điện thoại trở nên phổ biến ở trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, vốn có hộp sọ cho phép bức xạ tần số vô tuyến xuyên qua nhiều hơn.
Trong ấn bản đặc biệt của CBC Marketplace được phát sóng lần đầu vào tháng 03/2017, nhà báo Wendy Mesley đã điều tra về sự an toàn của điện thoại di động. Bà tập trung vào một cảnh báo ít được biết đến từ nhà sản xuất nằm ẩn giấu trong sách hướng dẫn, khuyên bạn nên giữ thiết bị ở một khoảng cách nhất định với cơ thể để đảm bảo không vượt quá giới hạn an toàn của liên bang về mức phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến (RF).
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người đều mang điện thoại bên mình, thường là để trong túi. Nhiều phụ nữ thậm chí còn nhét vào áo ngực, vốn là nơi nguy hại nhất, vì việc này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch và u vú, hai nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong.
Hơn nữa, mặc dù các nhà sản xuất đã cung cấp thông tin về cách sử dụng an toàn, nhưng rất khó để thấy điều này trên điện thoại khi bạn không được hướng dẫn chi tiết về vị trí cụ thể của nó.
Cảnh báo của nhà sản xuất
Mặc dù cảnh báo về vấn đề an toàn có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, nhưng điều cơ bản thì không thay đổi. Bà Mesley đã đọc được thông tin này từ chiếc iPhone của mình:
“Để giảm thiểu phơi nhiễm với bức xạ tần số vô tuyến, hãy sử dụng ‘tùy chọn rảnh tay’ (hands-free option), chẳng hạn như loa ngoài… Giữ iPhone cách xa cơ thể ít nhất 5mm để đảm bảo mức độ phơi nhiễm vẫn bằng hoặc thấp hơn mức độ thử nghiệm.”
Theo báo cáo, “81% người Canada chưa từng thấy thông báo này trong điện thoại hoặc sách hướng dẫn, về việc để điện thoại cách xa cơ thể từ 5 đến 15mm (0,19 đến 0,59 inch).” Hơn nữa, rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của việc này. Điện thoại để sát cơ thể có nguy hiểm không? [Để tìm ra câu trả lời], bà Mesley đã bắt đầu khám phá ý nghĩa của cảnh báo trên đối với người dùng.
Tranh cãi pháp lý Berkeley
Bà Mesley đến thăm Berkeley, California, nơi hội đồng thành phố đã thông qua sắc lệnh “Quyền được biết (Right to Know)” với điện thoại di động, yêu cầu các nhà bán lẻ cần đăng thông báo về việc để điện thoại đang bật trong túi có thể dẫn đến phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến vượt quá ngưỡng an toàn của liên bang. Sắc lệnh ban đầu được đề xuất vào năm 2010 và được thông qua vào năm 2015.
Đáp lại điều này, ngành công nghiệp không dây (CTIA) đã kiện Berkeley, cho rằng sắc lệnh này vi phạm quyền tự do ngôn luận khi buộc các nhà bán lẻ phải chia sẻ thông tin về vấn đề này. Xem xét đến việc thông tin [cảnh báo] là điều bắt buộc theo luật liên bang nhưng lại bị ẩn trong hướng dẫn của mọi chiếc điện thoại được bán ra, cuộc tranh cãi pháp lý dường như cho thấy rằng các nhà sản xuất đang cố tình che giấu và không muốn người dùng tìm thấy hoặc biết về những cảnh báo.
Thị trưởng Berkeley ông Jesse Arreguin tin rằng vụ kiện được đưa ra để ngăn các khu vực khác làm theo chính sách. Nếu Berkeley có thể yêu cầu các nhà bán lẻ điện thoại di động đăng những cảnh báo trước khi bạn biết về nó, thông điệp an toàn có thể cần được đưa ra ở mọi cửa hàng trên toàn quốc.
Những điều cần biết về chỉ số SAR của điện thoại
Bà Mesley lưu ý, việc có cần để điện thoại cách xa cơ thể 5, 10 hoặc 15mm để tránh phơi nhiễm quá mức bức xạ tần số vô tuyến hay không liên quan đến cách mà điện thoại được kiểm tra. Trong bộ phim trên, cô gái mang ba chiếc điện thoại di động mới mua đến phòng thí nghiệm phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến ở San Marcos, California, một trong số những phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ [có thể] tiến hành thử nghiệm về tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) của điện thoại di động.
SAR là thước đo mức bức xạ tần số vô tuyến mà cơ thể hấp thụ khi giữ thiết bị ở một khoảng cách cụ thể (trong khoảng từ 5 đến 15mm, tùy theo nhà sản xuất). Điều quan trọng là giá trị SAR không thể hiện mức độ an toàn nói chung. Theo giải thích của Cục Truyền thông Liên bang (FCC):
“Nhiều người tưởng rằng việc sử dụng điện thoại di động có giá trị SAR thấp sẽ giảm mức độ phơi nhiễm với bức xạ tần số vô tuyến hoặc ‘an toàn hơn’ so với việc sử dụng loại giá trị cao.
Mặc dù giá trị SAR là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ phơi nhiễm cao nhất với bức xạ tần số vô tuyến từ một loại điện thoại cụ thể. Nhưng giá trị SAR đơn lẻ không cung cấp đầy đủ thông tin giúp so sánh một cách đáng tin cậy về lượng phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến trong các cài đặt sử dụng điển hình ở các loại điện thoại khác nhau.
Thay vào đó, giá trị SAR do FCC thu thập chỉ nhằm mục đích đảm bảo rằng điện thoại di động không vượt quá mức phơi nhiễm tối đa mà FCC cho phép, ngay cả khi hoạt động trong các điều kiện với mức hấp thụ năng lượng sóng radio cao nhất, vốn không phải mức hấp thụ bức xạ tần số vô tuyến thông thường của một người dùng.”
Tại sao bảng phân loại SAR lại bị sai lệch nghiêm trọng
Nói tóm lại, thông thường, điện thoại sẽ được kiểm tra để đánh giá mức bức xạ tần số vô tuyến phát ra khi sử dụng trong điều kiện nguy hiểm nhất. “Chúng tôi sẽ truyền sóng radio như thể bạn cách trạm phát xa nhất có thể nhưng vẫn thực hiện được cuộc gọi. Đây là trường hợp tệ nhất có thể xảy ra với điện thoại di động,” kỹ thuật viên phòng thí nghiệm giải thích.
Trên thực tế, bản thân thử nghiệm đã được đề xuất từ lâu trước khi điện thoại trở nên phổ biến ở trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ, vốn có hộp sọ dễ dàng bị năng lượng bức xạ tần số vô tuyến xuyên qua. Khi điện thoại phát ra mức công suất tối đa, một cảm biến sẽ được sử dụng để đo độ sâu của bức xạ xuyên vào mô hình đầu giả.
Tất cả các phân loại SAR sẽ tìm cách đo lường hiệu ứng nhiệt ngắn hạn của bức xạ trên cơ thể, được xác định bằng lượng điện năng được hấp thụ (watt) trên một đơn vị mô thể trọng (kilogam).
Các loại mô khác nhau, chẳng hạn như xương, não, cơ và máu, có mật độ và độ dẫn điện khác nhau, ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ. Điều này có nghĩa là phân loại SAR phụ thuộc chủ yếu vào việc bộ phận nào của cơ thể phơi nhiễm với bức xạ.
Ở Hoa Kỳ và Canada, giới hạn SAR trên các thiết bị di động phổ biến là 1,6 W/kg trên 1g mô ở đầu. Nhưng có một số vấn đề khi sử dụng SAR làm hướng dẫn an toàn.
Trước hết, mô hình đầu người (SAM) dùng để đo SAR được mô phỏng theo các đặc điểm của 10% nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ vào năm 1989 – nói cách khác, là mô hình đầu của một nam giới cao 1,87m (6 foot 2 inch), nặng 100kg (220 pound) với khổ người lớn hơn 97% dân số Mỹ. Điều này có nghĩa là bất cứ ai có đầu nhỏ hơn SAM đều dễ bị bức xạ xâm nhập hơn, nhất là trẻ em.
Theo ông Om P. Gandhi, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Utah:
“Đầu tiên, phần đầu nhỏ hơn SAM khi phơi nhiễm sóng radio sẽ hấp thụ lượng SAR cao hơn bình thường. Chỉ số SAR trên một đứa trẻ 10 tuổi cao hơn 153% so với SAR trên mô hình SAM. Khi xem xét tính chất điện, khả năng hấp thụ của phần đầu và xương sọ của trẻ em có thể lần lượt lớn hơn gấp hai lần và mười lần so với người lớn.”
Thứ hai, FCC sử dụng SAM để xác định mức độ an toàn của bức xạ ion hóa, không phải bức xạ không ion hóa. Các dạng không ion hóa của lực điện động (Electromotive force – EMF) có năng lượng ít hơn nhiều so với bức xạ ion hóa. Vì vậy, từ lâu người ta tin rằng trường điện từ không ion hóa là vô hại đối với con người và các hệ thống sinh học. Tuy nhiên, như được thảo luận dưới đây, khoa học đã chứng minh bức xạ không ion hóa thực sự có thể gây ra tổn thương sinh lý.
Hơn nữa, chỉ số SAR của bức xạ phát ra từ điện thoại di động chỉ được đo khi điện thoại đang bật và sử dụng, (và khi đó, điện thoại của bạn vẫn tiếp tục liên kết với tháp điện thoại gần đó và/hoặc tìm kiếm wifi). Cuối cùng, các tiêu chuẩn của SAR không được cập nhật kể từ năm 1996, mặc dù thực tế là công nghệ điện thoại đã có sự thay đổi đáng kể.
Nghiên cứu của chính phủ xác nhận mối lo ngại về vấn đề an toàn
Bà Mesley đến thăm Tiến sĩ Devra Davis, người đầu tiên nhận thấy và bắt đầu nói về sự nguy hiểm của bức xạ điện thoại di động vào năm 2007. Kể từ đó, các tài liệu khoa học [về vấn đề này] đã tăng gấp đôi về số lượng, và Tiến sĩ Davis hiện giờ càng tin về sự nguy hiểm của điện thoại hơn bao giờ hết.
Một trong số những nghiên cứu cho thấy sự nguy hại hơn là hai nghiên cứu trên động vật do chính phủ tài trợ, đã phát hiện ra rằng bức xạ từ GSM và CDMA (những mạng viễn thông phổ biến trên toàn cầu) có khả năng gây ra ung thư. Báo cáo cuối cùng của hai nghiên cứu này – được thực hiện bởi Chương trình nghiên cứu Chất độc Quốc gia (NTP), một chương trình nghiên cứu liên ngành dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia – được phát hành vào ngày 01/11/2018.
Trong khi báo cáo sơ bộ được công bố vào tháng 02/2018 không hề coi trọng những phát hiện trên, báo cáo bình duyệt sau đó đã chú ý nhiều hơn đến rủi ro của vấn đề này. Chương trình nghiên cứu Chất độc Quốc gia (NTP) đánh giá nguy cơ ung thư dựa trên bốn loại bằng chứng: “bằng chứng rõ ràng” (cao nhất), “một số bằng chứng”, “bằng chứng tương đương” và “không có bằng chứng” (thấp nhất). Theo báo cáo cuối cùng của NTP, hai nghiên cứu thực hiện trên chuột nhắt và chuột cống ở cả hai giới cho thấy:
- Bằng chứng rõ ràng về khối u tim (u schwannomas ác tính) ở chuột đực. Loại u này bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 70, rất giống với u dây thần kinh thính giác được tìm thấy ở người, một loại khối u lành tính mà các nghiên cứu trước đây cho rằng có liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động.
- Một số bằng chứng về khối u não (u thần kinh đệm ác tính) ở chuột cống đực. Tăng sản tế bào thần kinh đệm, một biểu hiện của tổn thương tiền ung thư bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 58.
- Một số bằng chứng về khối u tuyến thượng thận ở chuột cống đực, cả lành tính và ác tính và/hoặc kết hợp với u tế bào ưa crôm thể phức tạp.
- Bằng chứng tương đương hoặc không rõ ràng về các khối u ở chuột cống cái và chuột nhắt ở cả hai giới.
Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về tổn thương DNA và mô tim ở chuột đực và chuột cái, nhưng không thấy ở chuột nhắt, và các khối u tuyến tiền liệt, u gan và u tuyến tụy ở cả chuột cống và chuột nhắt.
Mặc dù NTP khẳng định với mức độ phơi nhiễm chín giờ một ngày trong vòng hai năm, là thời gian tồn tại của loài gặm nhấm, dài hơn nhiều so với người thường xuyên sử dụng điện thoại. Cá nhân tôi thực sự không đồng ý với điều này, khi rất nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, sử dụng điện thoại 24/7. Nhiều người lúc đi ngủ còn đặt điện thoại dưới gối.
Hơn nữa, điện thoại di động không phải là nguồn duy nhất phát ra bức xạ tần số vô tuyến. Máy tính bảng, máy tính bàn, TV thông minh, thiết bị quan sát trẻ nhỏ không dây và đồng hồ thông minh, cũng là những nguồn bức xạ có hại tương tự.
Các phát hiện của NTP đã được lặp lại nhưng với mức năng lượng thấp hơn giới hạn của FCC
Viện Ramazzini cũng công bố bằng chứng xác thực chỉ một tháng sau khi NTP công bố báo cáo sơ bộ vào tháng 02/2018. Nghiên cứu Ramazzini lặp lại rõ ràng và hỗ trợ các phát hiện của NTP, cho thấy mối liên quan giữa bức xạ di động và u tế bào Schwann (schwannomas) – nhưng ở mức năng lượng thấp hơn so với của NTP.
Trong khi NTP sử dụng mức bức xạ di động tương tự mức phát ra từ điện thoại 2G và 3G (phóng xạ gần), Ramazzini đã mô phỏng mức phơi nhiễm tương tự tháp điện thoại di động (phóng xạ xa). Những con chuột của Ramazzini đã phơi nhiễm với bức xạ GSM 1,8 GHz ở cường độ điện trường 5,25 và 50 V/m trong 19 giờ một ngày, bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến khi tử vong vì già yếu hoặc bệnh tật.
Để thuận tiện cho việc so sánh, các nhà nghiên cứu đã chuyển đổi các phép đo thành watt trên kg trọng lượng cơ thể (W/kg), là giá trị mà NTP sử dụng. Nhìn chung, liều bức xạ sử dụng trong nghiên cứu Ramazzini thấp hơn tới 1,000 lần so với NTP – và thấp hơn giới hạn của Hoa Kỳ do FCC đặt ra – nhưng vẫn cho kết quả tương tự một cách đáng kinh ngạc.
Giống như trong các nghiên cứu của NTP, theo thống kê, những con chuột đực bị phơi nhiễm có tỷ lệ mắc u tế bào Schwann cao hơn so với những con chuột không phơi nhiễm. Họ cũng tìm thấy một số bằng chứng yếu hơn về việc phơi nhiễm bức xạ di động làm tăng tỷ lệ mắc u thần kinh đệm của chuột cái.
Nguyên nhân dẫn đến các khối u não
Để tìm hiểu xem liệu khối u não có phải là điều cần quan tâm khi dùng điện thoại hay không, bà Mesley đã gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư thần kinh Jay Easaw ở Edmonton, Canada. Tiến sĩ Easaw đã cho bà xem những hình ảnh về một trong những khối u não tồi tệ nhất mà ông từng thấy, nằm ở mặt bên của não bộ, phía mà bệnh nhân thường xuyên mang điện thoại.
Ông Easaw là một trong những người sáng lập cơ quan đăng ký về khối u não, với hy vọng xác định được nguyên nhân [gây u não]. Ông tin rằng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu hơn cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và khối u não, theo thời gian và khi những người dùng điện thoại nhiều từ lúc còn nhỏ bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Ông nói: “Không có gì phải bàn cãi khi ngày càng có nhiều người trẻ đến phòng khám của tôi với khối u não. Tại sao lại như vậy?”
Tỷ lệ mắc u nguyên bào thần kinh đệm đa hình thái (loại u não nguy hiểm nhất) đã tăng hơn gấp đôi ở Anh từ năm 1995 đến 2015. Theo các tác giả của bài phân tích NTP, sự gia tăng đáng kể này có thể là do “các yếu tố môi trường hoặc lối sống” bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động.
Rối loạn chức năng ty thể là mối nguy hiểm hàng đầu
Mặc dù u não có thể điều đáng lo ngại, nhưng theo quan điểm của tôi, vấn đề này không phải là điều chính yếu. Bằng chứng cho thấy nguy cơ thực sự của bức xạ điện thoại là làm tổn thương tế bào và ty thể một cách có hệ thống, từ đó gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe và căn bệnh kinh niên nào.
Ước tính có khoảng 84,000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc khối u não vào năm 2021 và 787,000 người đã tử vong vì bệnh tim mỗi năm. Do vậy, mặc dù tỷ lệ ung thư não tương đối hiếm gặp có thể khiến bạn tin rằng việc sử dụng điện thoại là an toàn, nhưng đó chỉ là vì bạn đang xem xét một kết cục ít phổ biến hơn.
Quá trình gây hại sẽ bắt đầu khi bức xạ vi sóng tần số thấp kích hoạt các kênh canxi đóng mở theo điện áp (VGCC) ở màng ngoài tế bào. Sau khi được kích hoạt, các VGCC sẽ mở ra, cho phép dòng ion canxi bất thường đi vào tế bào. Sự gia tăng canxi nội bào và tín hiệu đi kèm dường như là nguyên nhân gây ra phần lớn các tổn thương gặp phải.
Hãy xem xét điều này kỹ hơn trong cuộc phỏng vấn của tôi với giáo sư Martin Pall dưới đây. Ví dụ, canxi dư thừa sẽ kích hoạt nitric oxide. Mặc dù nitric oxide có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi có quá nhiều, oxit nitric sẽ phản ứng với superoxide tạo ra peroxynitrite – một chất gây căng thẳng oxy hóa cực mạnh.
Peroxynitrite sau đó sẽ biến đổi các phân tử tyrosin trong protein để tạo nitrotyrosin và nitrat hóa protein cấu trúc. Những thay đổi này có thể tìm thấy ở người mắc chứng xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh viêm ruột, hội chứng xơ cứng teo cơ một bên và bệnh phổi nhiễm trùng. Peroxynitrite cũng có thể gây ra đứt gãy sợi đơn DNA.
Quá trình oxy hóa được kích hoạt bởi bức xạ tần số thấp phát ra từ thiết bị di động này có thể giải thích một phần về tốc độ phát triển chưa từng có của bệnh kinh niên kể từ năm 1990. Đây cũng là mối quan tâm lớn hơn nhiều so với các khối u não.
Các vấn đề về tim mạch, rối loạn thần kinh và vô sinh
Bức xạ điện thoại cũng có tác động đáng kể đến sức khỏe thần kinh và tinh thần, chẳng hạn như góp phần và/hoặc làm nặng thêm các chứng lo âu, trầm cảm và sa sút trí tuệ đang ngày càng phổ biến hơn, ngay cả khi số lượng các ca ung thư não đang trở nên chững lại. (Điều này cũng hợp lý vì rối loạn chức năng não sẽ xảy ra nhanh hơn so với sự phát triển của khối u vốn có thể mất hàng thập kỷ.)
Nghiên cứu cũng cho thấy phơi nhiễm EMF quá mức cũng gây ra các vấn đề về sinh sản. Ví dụ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc phơi nhiễm với trường tần số điện từ trước khi sinh con có thể tăng gần gấp ba lần nguy cơ sảy thai.
Theo tác giả chính và nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại bộ phận nghiên cứu của Kaiser Permanente, Tiến sĩ De-Kun Li: “Nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng trực tiếp từ một quần thể người, cho thấy việc phơi nhiễm từ trường hàng ngày có thể có tác động xấu đến sức khỏe,” và bổ sung thêm rằng “nên chú ý mối nguy hiểm tiềm ẩn này đối với phụ nữ mang thai.”
Theo ông Li, có ít nhất sáu nghiên cứu khác, ngoài hai nghiên cứu của ông, cho thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm với EMF với ung thư tinh hoàn và vô sinh nam.
Các nghiên cứu đã chứng minh việc phơi nhiễm bức xạ điện từ mức độ thấp từ điện thoại di động có liên quan đến giảm 8% khả năng di động và 9% khả năng sống sót của tinh trùng. Máy tính xách tay được trang bị wifi cũng có liên quan đến việc giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và gia tăng đứt gãy DNA của tinh trùng chỉ sau bốn giờ sử dụng.
Chính phủ không chỉ đạo các giải pháp an toàn công cộng
Một lần nữa, tác hại của bức xạ tần số vô tuyến là kết quả của một chuỗi sự kiện phân tử dẫn đến tổn thương oxy hóa nghiêm trọng. Như lưu ý trước đó, bằng chứng cho thấy thiệt hại có thể xảy ra [khi phơi nhiễm] ở mức thấp hơn so với giới hạn an toàn được đặt ra cho Hoa Kỳ và Canada.
Theo bà Mesley, hơn 200 nghiên cứu được đệ trình cho Bộ Y tế Canada đã cho thấy những tác hại từ bức xạ tần số vô tuyến với mức thấp hơn giới hạn an toàn của các điện thoại được thử nghiệm.
Bộ Y tế Canada tuyên bố nhiều nghiên cứu trong số này đơn giản là không đủ cơ sở để đưa ra quyết định, và rằng “tính tổng thể của khoa học không hỗ trợ mối liên quan với tác hại”. Theo bà Mesley, Bộ Y tế Canada thậm chí đã tuyên bố “Ngay cả khi một đứa trẻ phơi nhiễm với điện thoại di động 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, sẽ không có tác động xấu nào ảnh hưởng đến sức khỏe.”
Hiếm khi những tuyên bố chắc chắn là hoàn toàn chính xác, và khẳng định một cách dứt khoát không có rủi ro sức khỏe ngay cả với trẻ nhỏ chỉ khiến chúng ta phải chịu rủi ro lớn hơn. Như Tiến sĩ Davis đã lưu ý, “Chúng ta không nên khăng khăng cần có bằng chứng để chứng minh rằng chúng ta đã làm cho nhiều người bị bệnh trước khi có thể thực hiện các bước tiếp theo để bảo vệ cho những người còn lại.”
Làm thế nào để hạn chế phơi nhiễm bức xạ điện thoại di động
Mặc dù nói rằng không có lý do gì để lo lắng, Bộ Y tế Canada vẫn khuyên bạn nên thay cuộc gọi bằng tin nhắn, sử dụng thiết bị không dây và hạn chế cho trẻ em sử dụng nếu lo lắng về các tác động tiềm ẩn.
Hoa Kỳ cũng đưa ra các giải pháp tương tự. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết mặc dù nguy cơ tiềm ẩn “có thể rất nhỏ,” bạn vẫn có thể giảm thiểu mức độ phơi nhiễm bức xạ di động bằng cách giới hạn thời gian sử dụng và dùng loa hoặc tai nghe để tạo thêm khoảng cách giữa điện thoại và đầu của bạn.
Không còn nghi ngờ gì, việc phơi nhiễm bức xạ điện thoại di động và các thiết bị không dây là mối nguy hại đáng kể đối với sức khỏe. Vấn đề này cần phải được giải quyết nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình.
Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bức xạ điện thoại di động và các nguồn điện từ có hại khác, hãy cân nhắc thực hiện các giải pháp phòng ngừa sau:
Tránh để điện thoại bên mình và trong phòng khi ngủ trừ khi ở chế độ máy bay. Ngay cả khi chuyển sang chế độ máy bay, điện thoại vẫn có thể phát ra sóng bức xạ, vì vậy tôi thường để điện thoại trong túi ngăn bức xạ điện từ. |
Sử dụng chế độ loa ngoài và giữ điện thoại cách xa cơ thể ít nhất 3 feet (91,5cm). |
Giảm sử dụng điện thoại di động ở mức tối đa. Thay vào đó, hãy sử dụng phần mềm VoIP khi kết nối với internet bằng mạng có dây. |
Kết nối màn hình máy tính bằng mạng có dây Ethernet và để màn hình ở chế độ máy bay. Tránh dùng chuột, bàn phím, bi xoay, trò chơi điện tử, máy in, cổng điện thoại nhà riêng không dây. Thay vào đó, hãy chọn lựa các phiên bản kết nối bằng dây. |
Tắt wifi khi không sử dụng, đặc biệt vào buổi tối trong lúc ngủ. Sử dụng các thiết bị kết nối cố định trong ngôi nhà của bạn để hạn chế tối đa việc dùng wifi. Nếu máy tính xách tay của bạn không có cổng Ethernet, cáp nối USB Ethernet sẽ giúp bạn kết nối với mạng có dây. |
Ngắt điện trong phòng ngủ vào ban đêm để giảm tác dụng của điện trường từ các dây dẫn trong tường. Nếu hệ thống dây dẫn ở một phòng riêng bên cạnh phòng ngủ, hãy sử dụng đồng hồ đo để xác định xem có cần tắt nguồn điện ở phòng bên cạnh hay không. |
Sử dụng đồng hồ báo thức chạy bằng pin, và lý tưởng nhất là đồng hồ không có đèn. Bản thân tôi cũng đang sử dụng loại đồng hồ âm thanh dành cho người khiếm thị. |
Nếu bạn vẫn sử dụng lò vi sóng, hãy cân nhắc thay thế bằng lò nướng đối lưu bằng hơi nước. Loại lò nướng này sẽ làm nóng thức ăn nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều. |
Tránh sử dụng thiết bị ‘thông minh’ và bộ điều nhiệt phụ thuộc vào tín hiệu không dây, bao gồm tất cả các loại TV “thông minh” mới nhất. Những thiết bị này được coi là ‘thông minh’ vì có thể tự phát wifi mà không thể tắt được, không như máy tính để bàn. Thay vào đó, hãy cân nhắc sử dụng một màn hình máy tính lớn để làm TV, vì chúng không phát ra sóng wifi. |
Không sử dụng đồng hồ thông minh trừ khi bạn có thể thêm một tấm chắn, vốn được chứng minh là giảm bức xạ từ 98 đến 99%. |
Cân nhắc chuyển giường của bé vào phòng của bạn thay vì sử dụng thiết bị theo dõi trẻ em không dây. Ngoài ra, hãy sử dụng loại thiết bị theo dõi mặc định. |
Thay thế đèn CFL bằng đèn sợi đốt. Lý tưởng nhất là loại bỏ tất cả đèn huỳnh quang ra khỏi ngôi nhà của bạn. Đèn huỳnh quang không chỉ phát ra ánh sáng có hại, mà quan trọng hơn, chúng thực sự sẽ truyền dòng điện đến cơ thể khi bạn ở gần bóng đèn. |
https://mercola.fileburst.com/PDF/SpecialReports/EHT-Cell-Phone-Radiation-Infographic.pdf
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.
Bài viết trên được xuất bản lần đầu vào ngày 05/07/2022 trên Mercola.com.