Bạn cảm thấy có lỗi khi nghỉ ngơi giải trí?
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, chúng ta gặp khá nhiều áp lực, khi cứ phải chăm chăm vào “năng suất”. Loại quan niệm xã hội này có thể làm chúng ta cảm thấy như thể mình đang lãng phí thời gian khi tham gia các hoạt động như xem các chương trình TV (hoặc thể thao), trò chuyện vui đùa với bạn bè hoặc gia đình, hay đơn giản là dành thời gian ngoài trời để thư giãn.
Tôi từng cảm thấy như vậy khi tôi làm việc gì đó để giải trí, nó thường làm tôi cảm thấy hối hận nhiều hơn là vui vẻ. Mặc dù tôi biết sẽ không tốt cho sức khoẻ nếu cứ làm việc từng giây từng phút như vậy nhưng từ lúc thức dậy buổi sáng cho đến buổi tối khi đi ngủ, tôi vẫn còn cằn nhằn rằng mình nên bận rộn hơn, hoặc mình nên làm việc gì liên quan đến công việc ấy, chứ không phải là mấy thứ đồ linh tinh để giải trí này.
Khi tôi nhìn lại và nhận thấy những thông điệp xung quanh chúng ta – nghe podcasts, các video động lực, hoặc những bài viết về tâm lý – cũng dễ hiểu thôi khi chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy rằng chúng ta đã không tận dụng tốt thời gian của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng loại quan niệm văn hóa phổ biến này không tốt cho sức khỏe — hoặc tuổi thọ của chúng ta.
Vui chơi không phải lúc nào cũng là lãng phí thời gian
Được rồi, nếu bạn đang đọc bài viết này, có phải bạn đã từng cảm thấy áp lực (ít nhất một lần) khi cố gắng duy trì năng suất công việc? Bạn cũng có thể đã từng cảm thấy công việc nên được ưu tiên trước và giải trí giống như là việc làm rất “ngốc” vậy.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm Lý Xã hội Thực nghiệm, loại quan niệm xã hội phổ biến này có thể đi kèm với những tác dụng phụ đáng lo ngại. Nghiên cứu phát hiện rằng những người có loại quan niệm này không chỉ tận hưởng thời gian nghỉ ngơi ít hơn, mà còn dễ bị stress hơn cũng như dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm hoặc lo âu hơn.
Selin Malkoc, phó giáo sư marketing tại trường Đại học Bang Ohio và đồng tác giả của nghiên cứu này tóm tắt về một vấn đề mà nhiều người đã trải nghiệm nhưng họ thậm chí chưa nhận ra.
“Có nhiều nghiên cứu cho rằng giải trí đem lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần và có thể làm chúng ta trở nên năng suất hơn và ít căng thẳng hơn,” Malkoc nói. “Nhưng chúng tôi phát hiện rằng nếu mọi người tin rằng giải trí là lãng phí thời gian, thì họ dễ bị trầm cảm hơn và stress nhiều hơn.”
Đồng tác giả nghiên cứu, Rebecca Reczek, giáo sư marketing của trường Đại học Bang Ohio, cũng đồng ý với ý kiến như vậy.
“Nếu nhìn nhận giải trí là một cách để tăng hiệu quả công việc thì hoạt động này cũng có thể giúp cho cả những người nghĩ rằng giải trí gây lãng phí thời gian thụ nhận được lợi ích tương đương.” Cô nói.
Khi người tham gia nghiên cứu có quan điểm rằng bất kể hoạt động giải trí nào cũng là tốn thời gian, họ cũng cảm thấy ít niềm vui hơn. Quan niệm này đã phổ biến trên toàn thế giới, bất kể hoạt động đó là thụ động (như xem TV), chủ động (như ra ngoài thư giãn), có tính chất xã hội (như vui chơi cùng bạn bè), hoặc thậm chí một mình (như thiền định).
Nhìn chung, những người không ưa thích các hoạt động giải trí trải nghiệm hạnh phúc ít hơn và mức độ lo lắng và trầm cảm cũng cao hơn.
“Chúng tôi đã đưa họ ra khỏi những hoạt động nhàm chán. Và những người tin rằng giải trí là lãng phí thời gian vẫn không cảm thấy vui khi xem các video như những người khác,” tác giả Malkoc cho biết.
Vui chơi và hiệu suất công việc không mâu thuẫn lẫn nhau
Có lẽ chúng ta cần một cách tiếp cận khác khi muốn thay đổi quan niệm của mọi người về giá trị và tầm quan trọng của các hoạt động giải trí.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành những nghiên cứu khác bao gồm việc hỏi những người tham gia về những việc họ làm vài ngày trước lễ hội Halloween. Trong suốt các hoạt động này họ có thể chọn làm những điều thú vị vì vui là chính (chẳng hạn như đi dự tiệc), hoặc làm việc nhàn nhã liên quan đến các tiết mục của lễ hội (chẳng hạn như cho con họ chơi trò trick-or-treating).
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, khi có mục tiêu, những người càng hoài nghi giải trí càng ít cảm thấy bị giảm hứng thú khi tham gia vào, vì cảm thấy hoạt động giải trí của họ không lãng phí.
“Nếu giải trí được coi là một cách để tăng hiệu quả công việc, hoạt động này có thể giúp cho những người nghĩ giải trí lãng phí thời gian cũng đạt được lợi ích như vậy,” Reczek nói.
Kiên Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times