Bác sĩ Úc kêu gọi cấm đào tạo bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc để ngừng câu chuyện ‘Squid Game’ ngoài đời thực
Một chuyên gia ghép tạng người Úc đã cảnh báo các bệnh viện và trường đại học trên thế giới ngừng đào tạo các bác sĩ phẫu thuật đến từ Trung Quốc, vì lo ngại họ có thể sẽ tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng phi pháp khi trở về Trung Quốc.
Giáo sư Russell Strong AC nói rằng các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc được đào tạo về y khoa ở phương Tây có thể sử dụng những gì họ đã học để thu hoạch nội tạng người khi họ trở về Trung Quốc.
Ông Strong nói với tờ Daily Mail Australia, “Các bệnh viện và các trường đại học nên ngừng tiếp nhận và đào tạo bất kỳ bác sĩ phẫu thuật nào đến từ Trung Quốc, không chỉ dành riêng cho ngành cấy ghép, mà là mọi bác sĩ phẫu thuật bởi vì các vị bác sĩ người Hoa này đều biết chuyện gì đang xảy ra và họ đang che đậy tất cả những điều này.”
Là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng thế giới chuyên về phẫu thuật gan, năm 1985 ông Strong đã thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên của nước Úc.
Ông đã từng được Nữ hoàng Elizabeth tôn vinh với danh hiệu Bạn đồng hành của Dòng Thánh Michael và Thánh George vào năm 1987 và nhận được huân chương cao quý của Úc là Companion of the Order (AC), vào năm 2001.
Giáo sư Strong tin rằng các phương tiện truyền thông cánh tả này đã không cung cấp các báo cáo khả tín về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc.
Ông nói, “Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông cánh tả này đã thực sự thất bại trong việc đưa tin về những hành động tàn bạo đang diễn ra cũng như không kết nối được người dân của thế giới tự do với những nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc.”
“Tất cả điều này đều liên quan đến tiền. Đó là đồng tiền đứng trên nhân quyền và việc vi phạm nhân quyền này ở Trung Quốc là một điều vô cùng khác thường.”
“Đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh ở đất nước này và hãy ngừng quỳ phục Trung Quốc,” ông nói.
Khi đưa ra quan điểm của mình, ông Strong đã so sánh với tình tiết phụ trong bộ phim truyền hình Netflix nổi tiếng của Hàn Quốc, “Squid Game” (Trò chơi Câu mực) vốn chứng kiến các nhân vật cạnh tranh trong các trò chơi sinh tử trong khi đang sống trong những hoàn cảnh bị kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt ở một cơ sở bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Những nhân vật thua cuộc đều đã bị sát hại và nội tạng của một số người đã bị thu hoạch để bán ở chợ đen.
Theo phát hiện của các báo cáo viên đặc biệt của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) hồi tháng Sáu (06/2021), Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã đang “nhắm mục tiêu vào các nhóm thiểu số [khác biệt] về dân tộc, ngôn ngữ, hoặc tín ngưỡng cụ thể đang bị giam giữ” để thu hoạch nội tạng cưỡng bức.
“Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết ngày hôm nay họ vô cùng chấn động trước các báo cáo về cáo buộc ‘thu hoạch nội tạng’ nhắm vào các nhóm thiểu số, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi Giáo, và Cơ Đốc nhân đang bị giam giữ ở Trung Quốc,” tuyên bố của Liên Hiệp Quốc cho biết.
“Các kết quả của các cuộc kiểm tra này đều được cho là đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu về các nguồn nội tạng sống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ nội tạng. Theo các cáo buộc nhận được, các bộ phận nội tạng phổ biến nhất được lấy ra từ các tù nhân đó là tim, thận, gan, giác mạc, và ít phổ biến hơn là các bộ phận của gan.”
Vào tháng 03/2020, Tòa án Luận tội Trung Quốc có trụ sở tại London đã kết luận rằng nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc “trên một quy mô đáng kể”. Các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần theo truyền thống của Phật Gia bao gồm thiền định, các bài tập, và các bài giảng đạo đức tập trung vào chân, thiện, và nhẫn, là “nguồn chính” của các cơ quan nội tạng người.
Ngành công nghiệp đẫm máu của hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức này thu về được khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Các nhóm nhân quyền đã đưa ra số nạn nhân ước tính [của hoạt động] này là khoảng từ 60,000 đến 100,000 người mỗi năm.
Vô luận bằng chứng này có ra sao, thì Bắc Kinh vẫn kiên quyết phủ nhận mọi liên can đến hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức, và coi tuyên bố đó của Liên Hiệp Quốc là “bịa đặt” và “bêu xấu”.
Bác sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành của Tổ chức Bác sĩ Chống Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức (DAFOH), lưu ý rằng mặc dù Bắc Kinh luôn phủ nhận rằng họ không dính líu tới hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức, nhưng thông lệ thu hoạch nội tạng từ các tù nhân này đã có một lịch sử lâu đời dưới chế độ cộng sản Trung Quốc.
Ông Trey cho biết từ năm 1984, thông lệ này chỉ giới hạn ở những tù nhân bị hành quyết ở Trung Quốc, để giữ cho số lượng ca cấy ghép nội tạng ở nước này ở mức thấp. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi vào năm 2000 khi số ca cấy ghép đột nhiên tăng vọt.
“Vì chỉ có một số lượng phạm nhân mang trọng tội cùng bản án tử hình nhất định, nên trước năm 2000, nên số lượng ca cấy ghép đã bị đình trệ ở một mức độ nhất định. Nhưng sau năm 2000, số lượng ca cấy ghép đã tăng lên đáng kể bất chấp một nguồn nội tạng hợp pháp,” ông Trey nói.
Ông cho rằng đây cũng là khoảng thời gian mà số lượng tù nhân lương tâm tăng mạnh ở Trung Quốc và theo ông thì điều này có một mối tương quan trực tiếp với sự gia tăng số lượng các ca cấy ghép.
“Ở trong một đất nước 1.4 tỷ dân này, thì cuộc đời của con người là có thể được sắp đặt lại trong mắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” ông Trey nói. “Một cái chết do tra tấn sẽ chẳng bao giờ được điều tra cả.”
Giống như ông Strong, ông Trey cũng nhận thấy những mối tương quan này với bộ phim truyền hình Squid Game của Netflix. Nhưng ông không chắc rằng chương trình này sẽ thật sự lột tả được nỗi kinh hoàng chân thực của nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức.
Ông nhận xét, “Chương trình đó có thể sẽ không đạt được hiệu ứng này vì nó được coi như một câu chuyện hư cấu của bộ phim, và bởi vì thông lệ thu hoạch nội tạng cưỡng bức hết sức thực tại từ những người đang sống này là quá đỗi hoang đường đến mức không thể được xem là sự thật.”
Nhân viên Epoch Times tại Sydney thực hiện
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: