Bác sĩ Trung y khuyên dùng canh bổ dưỡng khi mùa thu đến
Tiết khí chuyển từ mùa hè sang mùa thu, cũng gọi là Lập thu. Mặc dù trời vẫn nóng bức, nhiệt độ cao, nhưng sẽ bắt đầu trở nên khô, trọng điểm dưỡng sinh thời gian này là dưỡng âm, nhuận táo.
Lập thu là thời cơ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất, chống “Thu táo” đầu tiên cần nhuận Phế (phổi)
“Thu táo” có nghĩa là sau Lập thu, mọi người sẽ bắt đầu có các triệu chứng không thoải mái như da khô ngứa, khô miệng, khô lưỡi, táo bón, ho khan, chảy máu cam.
Theo bác sĩ Lai Duệ Hân, Giám đốc phòng khám Hàn Minh Đường tại Đài Loan, bước vào tiết khí này, Phế (phổi) rất dễ bị tổn thương. Vì đây là một tạng phủ rất non nớt, sợ khô. Hệ thống Phế theo Trung y bao gồm miệng, mũi, tạng Phế và da… Rất nhiều bệnh liên quan, đặc biệt là bệnh về da và đường hô hấp rất dễ xuất hiện trong giai đoạn này.
Sau khi trải qua Lập thu, nên ăn một số loại thực phẩm để dưỡng âm và bổ Phế, tạo nền tảng tốt cho cơ thể. Các bệnh dị ứng cũng thường xảy ra vào mùa thu, người bị dị ứng mũi nên chăm sóc cẩn thận vào giai đoạn này. Bác sĩ Lai chia sẻ: “Hãy chăm sóc phổi thật tốt lúc này, sau khi bước vào mùa đông, bệnh dị ứng sẽ không dễ dàng phát tác”.
Ngoài ra, những người có thể chất táo nhiệt (cơ địa nóng) sau khi bước vào thu, sẽ chịu ảnh hưởng càng rõ ràng, do đó cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Những người thể chất hư hàn (thể trạng yếu), dễ chịu ảnh hưởng thay đổi nhiệt độ theo mùa do khả năng miễn dịch kém, nên chú ý mặc quần áo và giữ ấm.
Ăn nhiều đồ có tính kết dính, chất keo để dưỡng âm, bổ phổi
Để phòng ngừa “Thu táo”, cần bổ sung nước và các loại thực phẩm có tác dụng tư âm, nhuận Phế, đa số đặc biệt giàu chất kết dính hoặc chất keo.
- Mật ong: Có tác dụng làm nhuận Phế và giảm ho, nhuận tràng thông tiện, giữ ẩm cho da. Thêm nước đun sôi và uống sau khi pha, có thể bổ sung thành phần nước cho cơ thể.
- Lê nashi: Nhuận Phế giảm ho, tiêu đờm, giáng hỏa. Tuy nhiên, tính chất thiên về hàn, những người có cơ địa tương đối lạnh (thể chất hư hàn) không nên ăn nhiều.
Cũng theo bác sỹ Lai, nếu trong gia đình có trẻ nhỏ khí quản không tốt, có thể làm món lê hầm đường phèn, giúp bổ phổi, nếu cẩn thận có thể cho thêm Bối mẫu (Châu bối). Người hỏa khí vượng, hay cáu gắt, thể chất thiên táo (thể trạng khô). Sau Lập thu, người dễ chảy máu cam do niêm mạc mũi khô, cũng có thể ăn lê hầm đường phèn để bồi dưỡng.
- Củ sen (ngó sen): Củ sen sống có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, cầm máu, tán ứ. Sau khi nấu chín, tính chất chuyển từ hàn sang ôn, có tác dụng dưỡng huyết, khai vị, bổ tỳ, ích khí, dưỡng âm.
- Hoa bách hợp: Một dược liệu được sử dụng phổ biến, có thể bình tâm an thần, nhuận Phế (dưỡng ẩm phổi) và giảm ho, tốt cho hệ thống hô hấp.
- Củ mài: Sau Lập thu cần chú trọng tư Phế âm và Vị âm (nuôi dưỡng âm phổi và âm dạ dày), củ mài có cả hai công dụng này. Trong số các loại thông thường trên thị trường, củ mài Nhật Bản là loại tốt nhất, vị dẻo hơn loại thông thường và tác dụng dưỡng ẩm cũng tốt hơn. Không ngại có thể ăn canh sườn heo hầm hoa bách hợp và củ mài để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm giàu tinh bột nên những người đang giảm cân nên chú ý lượng hấp thụ.
- Mộc nhĩ trắng: Còn được gọi là “tổ yến của người nghèo”, có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, nhạt, không độc, dùng chữa các chứng như Phế nhiệt ho khan, Phế táo ho khan, Vị (Dạ dày) Tràng (Đại tràng) táo nhiệt, táo bón…
Tránh thức ăn mang tính “thêm dầu vào lửa” và phương pháp chế biến
Ngoài ra, tránh chạm vào thức ăn có tính nóng và phương thức gia giảm các loại gia vị.
Đồ ăn có tính Táo nhiệt: bánh quy, các loại hạt, sô cô la, thức ăn cay (gừng, hành lá, ớt).
Phương pháp chế biến thức ăn gây Táo nhiệt: chiên, nướng, rán, quay.
Nam giới có thói quen tập thể dục thường ăn nhiều các loại hạt để bổ sung protein chất lượng cao. Bác sĩ Lai nhắc nhở, các loại hạt là thực phẩm có tính khô, dễ bốc hỏa, vào thời kỳ sau Lập thu mỗi ngày chỉ ăn một nắm nhỏ, còn lại thay thế bằng các loại thực phẩm giàu protein khác. Những người thể chất tính nhiệt khuyến cáo không nên ăn các loại hạt mỗi ngày.
Món ăn sau khi Lập thu: Canh mộc nhĩ, táo đỏ, câu kỷ tử
Bác sỹ Lai khuyên bạn nên uống canh hầm mộc nhĩ trắng vào thời tiết Lập thu để tư âm nhuận Phế (bổ âm và phổi), bổ tỳ khai vị.
Nguyên liệu: 100g mộc nhĩ trắng tươi, 20g hoa bách hợp, khoảng 40 hạt sen khô, 20 quả táo đỏ, 2 nắm nhỏ Câu kỷ tử, lượng đường phèn thích hợp.
Cách làm: