Bắc Kinh ứng phó với tác động từ rủi ro tài chính của Trung Quốc
Cuối cùng, đã có một kế hoạch mạch lạc để đối phó với mối đe dọa to lớn từ Evergrande và những công ty cùng ngành
Sau khi lưỡng lự trong nhiều tháng, Bắc Kinh đã thực hiện rõ ràng ý định của mình. Họ sẽ thực hiện một kế hoạch để đối phó với mối đe dọa từ Evergrande đối với hệ thống tài chính của Trung Quốc và rộng hơn là với hệ thống tài chính toàn cầu.
Cách đây vài tuần đã có một hành động ám chỉ sự nhúng tay của Bắc Kinh, khi một doanh nghiệp nhà nước trả một khoản tiền hậu hĩnh cho lãi suất của Evergrande tại một ngân hàng thương mại. Khoản thanh toán này giúp Evergrande tránh được tuyên bố chính thức về việc vỡ nợ bằng cách trả một khoản lãi đã trễ cho khoản nợ bằng USD của mình. Nhưng việc trả lãi này chỉ là một chíu xíu.
Giờ đây, Bắc Kinh đã ban hành một loạt các bước toàn diện để can dự vào vấn đề Evergrande và những vấn đề tương tự chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai tại những công ty khác.
Trong chi tiết vô hạn của kế hoạch mới này, Bắc Kinh đề nghị một cách hiệu quả một sự phá sản có tổ chức đối với nhà phát triển địa ốc to lớn và tập đoàn đang phát triển này. Trong đó, Bắc Kinh sẽ giám sát việc bán tài sản của Evergrande—phần lớn cho các doanh nghiệp nhà nước — nhằm đáp ứng các nghĩa vụ của công ty đối với các chủ nợ và nhà cung cấp của họ, và đặc biệt là để xem khoảng 1.5 triệu hộ gia đình đã trả trước cho các căn hộ Evergrande sẽ nhận được những gì dựa trên hợp đồng mà họ đã ký hoặc được hoàn lại tiền.
Các báo cáo ban đầu cho thấy nhiều phần chuyển động trong dàn xếp của Bắc Kinh đang diễn ra chậm chạp. Chắc chắn sẽ mất nhiều năm để giải quyết vấn đề của Evergrande. Hiệu ứng cũng sẽ trở nên lớn hơn và vẫn còn liên quan nhiều hơn theo thời gian, bởii tất cả các chỉ số cho thấy Evergrande không đơn độc. Các nhà phát triển khác đã vỡ nợ—Fantasia Holdings Group Company là một công ty và Sunshine 100 China Holding là một công ty khác. Những công ty này nhỏ hơn Evergrande, nhưng nhiều khả năng vẫn còn nhiều công ty hơn nữa. Rốt cuộc, sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian dài của Trung Quốc hẳn đã thúc đẩy các công ty khác, háo hức tận dụng các cơ hội tiềm ẩn trong sự tăng trưởng như thế, để phát hành các khoản nợ mà ngày càng trở nên khó trả hơn khi mà tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giờ đây đã chậm lại.
Rõ ràng, Bắc Kinh sẽ thực hiện mô hình mới này trong một thời gian tới. Họ buộc phải làm vậy, vì nếu vấn đề vỡ nợ trở nên lớn hơn nhiều mà không có sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, thì nó sẽ làm mất đi niềm tin cần thiết để làm cho nền tài chính Trung Quốc hoạt động theo bất kỳ góc độ nào. Kiểu tác động này đã thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008-09. Các vấn đề nợ lan rộng khiến tất cả những người tham gia vào lĩnh vực tài chính nghi ngờ liệu những người khác có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ hay không, khiến những người cho vay cũng như các nhà đầu tư từ chối mọi giao dịch.
Chỉ có sự hỗ trợ của chính phủ mới có thể khôi phục niềm tin, cho phép các tác nhân tài chính hoạt động trở lại và ngăn chặn tình trạng tê liệt tài chính kéo nền kinh tế đi xuống nhiều hơn mức vốn đã có. Bây giờ Trung Quốc phải đối mặt với một thời điểm như vậy. Chỉ có Bắc Kinh mới có đủ nguồn lực để trấn an tất cả những người liên quan rằng những người khác có thể đáp ứng các nghĩa vụ của những người liên quan này và do đó ngăn chặn một loạt các thất bại và sự mất lòng tin có thể khiến hệ thống tài chính không thể hoạt động được.
Với việc Bắc Kinh đã thiếu quyết đoán trong khi tin tức về sự tàn phá tài chính lộ ra, thật đáng an ủi rằng các nhà chức trách trung ương cuối cùng đã bắt đầu xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Bắc Kinh chưa bao giờ được phép bất cẩn. Một số người lo lắng về rủi ro đạo đức liên quan đến sự thất bại của việc mua lại một cách hiệu quả. Các vấn đề đạo đức không phải là không đáng kể, nhưng chúng có thể được xử lý kịp thời. Nhu cầu bây giờ không phải là trừng phạt và đổ lỗi mà là đảm bảo niềm tin vào nền tài chính Trung Quốc, và làm như vậy để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc khỏi những cạm bẫy tiềm ẩn từ sự mất lòng tin đó.
Tuy nhiên, điều đáng thất vọng và đáng lo ngại đối với Trung Quốc là ở các khía cạnh khác, không ai muốn các thỏa thuận tài chính của Trung Quốc thất bại và chắc chắn không muốn rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại hơn mức đã có hoặc rơi vào suy thoái. Bên cạnh những mối quan tâm tiềm ẩn của con người trong tình hình như vậy, sự gián đoạn ở Trung Quốc chắc chắn sẽ lan rộng ra khắp thế giới. Trên tất cả các cơ sở này, các động thái mới nhất của Bắc Kinh thực sự rất đáng hoan nghênh.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: