Bắc Kinh tuyết rơi giữa hè: Điềm báo ‘triều đình’ gặp nguy, thiên hạ có đại án oan
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc liên liên tục xảy ra dị tượng bất thường. Ngày 28 tháng 7 (tức ngày 8 tháng 6 âm lịch), Bắc Kinh bất ngờ gặp cảnh “Tuyết rơi tháng sáu” hiếm hoi. Điều này khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện “Nỗi oan Đậu Nga”. Nhiều người dân Trung Quốc bày tỏ, tuyết rơi tháng sáu, đất nước tất có án oan hiếm thấy.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thức dẫn lời chuyên gia của Trung Cộng lại gọi đây là “Tản” nghĩa là mưa đá mềm chứ không phải tuyết. Nếu quả như vậy, theo ghi chép trong cổ thư, “Lục nguyệt phi tản” tạm dịch: Hạt tuyết rơi tháng sáu, đối ứng là chính quyền đương thời gặp nguy hiểm, và trong xã hội xuất hiện đại oan tình.
Bắc Kinh xuất hiện tuyết tháng 6 gây ra làn sóng bình luận sôi nổi. Các quan chức vì mong muốn duy trì ổn định nên giải thích: Đó là “mưa đá mềm” không phải tuyết.
Theo Bắc Kinh Nhật Báo, 3h20 phút ngày 28 tháng 7, người dân thành phố Bắc Kinh phát hiện có “tuyết rơi” ngoài cửa sở. Hiện tượng này kéo dài khoảng 5-6 phút. Rất nhiều người dân thành phố đã quay video, chia sẻ và đưa ra bình luận, đây là lần đầu tiên chứng kiến tuyết rơi vào một ngày nóng nực. Có người dân bày tỏ, “Lúc đầu tôi cứ nghĩ trời mưa, khi quan sát kỹ mới phát hiện đó là tuyết. Tôi không dám tin vào mắt mình, nên đưa tay ra ngoài, những bông hoa tuyết rơi vào tay lập tức tan chảy. Đây không phải là tuyết thì là gì nhỉ?”.
https://twitter.com/mywayne0511/status/1288243498596986880
Các phương tiện truyền thông của Trung cộng dẫn lời chuyên gia cho rằng, “Tuyết” này là 霰 âm Hán Việt là ‘Tản’ là dạng mưa đá mềm, là trận mưa đá xuất hiện trong thời tiết đối lưu mạnh vào mùa hè và còn được gọi là “mưa đá mềm”, người dân hay gọi là “mưa đá nhỏ”. Sự hình thành của loại mưa này cơ bản khác với tuyết.
Tuy nhiên, theo các nguồn thông tin, “mưa đá mềm” được hình thành khi những giọt nước lạnh gặp tinh thể tuyết. Các hạt này nhỏ, dễ vỡ và sẽ vỡ ra khi chạm vào. Đây là một loại “mưa tuyết thể rắn” ổn định. Theo Từ điển bách khoa, mưa đá thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu khi các hoạt động đối lưu diễn ra mạnh mẽ, còn “mưa đá mềm” thường xảy ra trước hoặc cùng lúc với tuyết rơi. Nói cách khác, “mưa đá mềm” và tuyết có liên quan trực tiếp, nhưng không liên quan gì đến mưa đá vào mùa hè.
Giải mã hiểu lầm “霰 ” Tản rốt cuộc có phải là tuyết?
“霰 “Tản” nghĩa là: Hạt tuyết, lúc giọt mưa đang rơi xuống, gặp không khí lạnh xuống dưới độ băng, đóng thành từng viên tỏa xuống gọi là tản.
Về mối quan hệ giữa chữ Tản và Tuyết, chúng ta có thể tìm thấy đáp án trong các thư tịch cổ thời Trung Quốc cổ đại.
Trong Thái Bình Ngự Lãm, phần Nhĩ Nhã có viết, Hạt tuyết rơi xuống là tiêu tuyết. (Quách Phác có chú thích rằng: Hạt tuyết, băng tuyết cùng nhau rơi xuống, cho nên mới gọi là tiêu tuyết). Lại cũng viết rằng: Mưa và tuyết trộn lẫn với nhau thì chính là “hạt tuyết”.
Trong Nông hậu tạp chiêm. quyển 3 có viết: Hạt tuyết, cũng chính là tuyết; phần “chú thích” nói: Tuyết ở trên gặp phải khí âm mà vo tròn lại thành hạt tuyết. Phần “Thích danh” có nói: Hạt tuyết, cũng là tinh thể. Băng tuyết cũng như các ngôi sao mà rơi xuống.
Ngoài ra, “hạt tuyết” cũng gọi là “mễ tuyết”. Trong Ngũ tạp trở có thuyết, Hạt tuyết là tuyết chưa thành hoa, nay gọi là mễ tuyết, cũng là nước mưa khi mới đông lại”. Bạch Cư Dị có thơ viết rằng: “Phong phiêu tế tuyết lạc như mễ” tạm dịch: tuyết bay trong gió rơi xuống cứ như gạo.
“Theo các thư tịch cổ, Tuyết rơi giữa mùa hè nóng bức là điềm báo xấu cho triều đình”
Người xưa quan niệm, mùa hè nóng bức xuất hiện tuyết rơi, mưa đá hoặc hạt tuyết, đều là dấu hiệu không cát tường, may mắn. Nguyên nhân xảy ra dị tướng này là do bên trên quân vương đầu kiêu căng, ngạo mạn không tự biết tiết chế điều độ, bên dưới bề tôi thất lễ, trên dưới không còn đạo, không tín Thần cầu phúc, vứt bỏ lễ nghi tế lễ đất trời và tổ tông, không thuận theo thiên thời mà ra.
Lịch học hội thông lại thuyết, “Vũ bạc vũ tản, ngoại quốc vũ nhi thần hậu truyện, Sương tuyết chi hàng, cẩu phi kỳ thời, chính tại đại thần nhĩ bất tại ích”. Tạm dịch: trời giáng mưa đá hoặc hạt tuyết, là biểu hiện bên ngoài có giặc ngoại xâm, bên trong đại thần chuyên quyền; sương tuyết xuất hiện vào thời vụ không thích hợp, có nghĩa chính quyền nằm trong tay đại thần, không phải quốc vương.
Khai nguyên chiêm kinh thời nhà Đường, Dị Thông quái nghiệm có viết: “Tuyết rơi mùa hè, tất có đại tang, thiên hạ khởi binh đao”; phần “Thi thôi độ tai” nói: “Làm trái đạo trời, đoạn tuyệt nhân luân thì sẽ có tuyết rơi vào mùa hè”.
Khai nguyên chiêm kinh phần Thiên kính phần Thi Thôi độ tai có viết: “Tuyết rơi mùa hè, tất có đại tang, thiên hạ khởi binh đao, Tạm dịch: “Làm trái với trời đất, đoạn tuyệt nhân luân thì sẽ có tuyết rơi vào mùa hè”.
Kinh Phòng trong “Dịch hậu” có nói rằng: “Tuyết rơi mùa hè, đất nước sẽ gặp tai họa, tất có tang thương, đại thần làm loạn”. Lại nói rằng: “quân vương băng hà, đất nước diệt vong”.
“Hán thư – Ngũ hành chí” có ghi, Lưu Hướng, học giả thời Tây Hán nói: “Thịnh dương vũ thủy, thang nhiệt, âm khí hiếp chi, tắc chuyển nhi vi bạc. Thịnh âm vũ tuyết, ngưng trệ, dương khí bạc chi, tắc tán nhi vi tản”. Tạm dịch: Lúc dương thịnh mà mưa thì giống như là nước ấm, mà khi âm khí đến gần thì sẽ trở thành mưa đá; lúc âm khí thịnh, mưa xuống sẽ ngưng tụ thành tuyết, dương khí tới gần nó, thì sẽ bị tản ra trở thành hạt tuyết.
Ngày một tháng tám năm Quang Hy thứ nhất (năm 306) thời Tấn Huệ Đế, trời có tuyết rơi. Trong “Tấn thư” đã ghi lại: “Kim tuyết phi kỳ thời, thử thính bất thông chi ứng. Thị niên đế băng”. Ý là: Đây không phải là thời điểm có tuyết mà lại xuất hiện tuyết rơi, nó là dấu hiệu cho thấy nhà vua đã không nghe ý kiến đúng đắn. Cũng trong năm này, Tấn Huệ Đế đã băng hà.
Tống Thư có câu chuyện, tháng giêng năm Nguyên Hưng thứ 3 thời Tấn An Đế, trời có tuyết kèm theo tiếng sấm. “Lôi tản bất ứng đồng nhật, thất tiết chi ứng dã. Nhị nguyệt, nghĩa binh khởi, huyền bại”, Nghĩa là: Sấm và tuyết không nên đồng thời xuất hiện, vì đây là ngược với tiết khí tự nhiên. Quả nhiên, vào tháng 2 nghĩa quân khởi binh, Lưu Dụ thảo phạt cướp ngôi nhà Tấn, Hoàn Huyền bị đánh bại và bị giết.
Nam sử lại có ghi lại câu chuyện, Từ Phi là Vương Phi của Lương Nguyên Đế khi xuất giá xe đi đến Tây Châu đột nhiên gió lớn nổi ầm ầm, đổ cả nhà cửa cây cối. Không lâu sau trời đột nhiên có hạt tuyết, màn cửa bị tuyết phủ trắng. Khi Từ Phi trở về nhà, trời lại nổi sấm sét, đánh đổ hai cột trụ tại nha huyện Tây Châu. Lương Nguyên Đế cho rằng đây là điềm chẳng lành, quả nhiên về sau Từ Phi không tuân thủ Nữ Tắc ‘Chuẩn mực đạo đức cần có của người phụ nữ”
Người Trung Hoa xưa quan niệm, “Tuyết rơi tháng 6 tất có kỳ oan”. “Sương giá tháng 6”, “Tuyết rơi tháng 6” là thời tiết dị thường, thông thường là do quan lại hoặc hoàng đế của nơi đó đã làm chuyện gì xấu và không được lòng dân, hoặc là chính sách tàn bạo làm cho oán khí ngày càng nặng nề, làm cho người người oán trách thì mới xuất hiện “Sương giá tháng 6”.
Tuyết rơi mùa hè, thiên hạ có đại oan khuất
Nỗi oan của nàng Đậu Nga la câu chuyện nổi tiếng trong văn hóa dân gian Trung Hoa. Đậu Nga là một quả phụ hiếu thuận, bị vu oan sát hại mẹ chồng rồi bị xử tử. Trước khi chết, nàng cất lời thề, nếu cô thực sự sát hại mẹ chồng thì chết cũng chưa rửa hết tội. Còn nếu như bị oan thì sau khi cô chết, trời sẽ đổ tuyết rơi dù là giữa mùa hè và sẽ có hạn hán 3 năm. Nào ngờ, quả thực sau khi nàng bị xử tử oan, giữa mùa hè nóng nực, tháng 6 tuyết rơi và trời hạn hán 3 năm. Vụ án oan lịch sử đó khiến người ta luôn nhắc nhở: “Tháng 6 tuyết rơi ắt có oan tình”.
Trong Sơ Học Ký quyển 2 dẫn Hoài Nam Tử có có câu chuyện điển cố, Thời kỳ Chiến Quốc, Trâu diễn – hiền thần nước Yên bị gian thần hãm hại nhốt trong ngục. Trâu Diễn ngửa mặt lên trời khóc lớn, lúc đó là vào tháng 6 giữa mùa hè, thì đột nhiên từ trên trời có tuyết rơi xuống. Vua nước Yên nhìn thấy dị tượng, hiểu ra rằng Trâu Diễn bị oan nên thả.
44 năm trước, vào khoảng 3 giờ sáng, Đường Sơn, Hà Bắc, Trung Quốc, xảy ra trận động đất mạnh trên 7 độ richter. Những người dân nơi đây vẫn còn ngủ, không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, ngay lập tức bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Trước khi chết, họ không có cơ hội suy nghĩ rõ ràng. Có phải tin đồn mà mọi người nói về trận động đất là có thật? Hay chính phủ bác bỏ những tin đồn, nói rằng đúng là không có động đất? Không biết linh hồn của họ sau khi chết nên đi theo hướng nào để đòi nợ.
Theo thống kê, trận động đất đã làm tổng cộng 250.000 đến 650.000 người chết. Do chính phủ Trung cộng thực hành nhất quán che giấu sự thật, mọi người gần như hoàn toàn không tin bất kỳ thảm họa nào có thể xảy ra với Trung Quốc và dữ liệu chính thức của họ. Không ai biết có bao nhiêu người chết trong trận động đất ở Đường Sơn.
Nếu trận động đất này thực sự không thể đoán trước, và xảy ra đột ngột, không ai có thể đổ lỗi cho nó. Nhưng vì sao ngay tại quận Thanh Long gần Đường Sơn, một quan chức địa phương đã bí mật thông báo với người dân sự thật về khả năng xảy ra động đất và người dân đã chuẩn bị trước. Dù Thanh Long cũng là quận ở tâm chấn, hầu như không có thương vong nào ngoại trừ thiệt hại về tài sản.
Thảm họa thiên nhiên là không thể tránh khỏi, và chính phủ, nơi kiểm soát tất cả sức mạnh và tài nguyên của đất nước, đã cố tình che giấu tình hình dự báo về thiên tai gây ra thảm họa. Đây là một thảm họa nhân tạo thuần túy. Oan có đầu, nợ có chủ, món nợ này những oan hồn người dân ở Đường Sơn nên tìm ai đây?
Giáo sư Tạ Điền đến từ Học viện thương mại Aiken, trường đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ từng chia sẻ trên Twitter, ngày 28/7 tuyết rơi ở Bắc Kinh là ngày 8/6 âm lịch, mà 21 năm trước, vào ngày 20/7/1999, cũng là ngày 8/6 âm lịch, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, bước kế tiếp là thu hoạch nội tạng sống các học viên, tạo ra một vụ án oan lớn nhất trên thế giới.
北京2020年7月28日降雪,這天是陰曆六月初八。大家都知道窦娥冤,竇娥曾指天立誓,六月飛雪。當世最大奇冤是什麼?想過嗎?1999年7月20日,中共開始鎮壓法輪功,進而活摘器官,製造千古奇冤!21年前的1999年7月20,也是陰曆六月初八!巧合嗎?天在嗚咽,警告世人。趕緊退黨自救!天滅中共,指日可待!
— Frank Tian Xie (謝田), Ph.D. (@franktianxie) July 29, 2020
Tác giả: Nguyên Ca (secretchina.com)