Bắc Kinh tuyên bố ‘nỗ lực mạnh mẽ hơn’ để đạt được thỏa thuận sâu rộng trong khu vực Thái Bình Dương
Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy các quốc gia Thái Bình Dương ký kết một thỏa thuận an ninh khu vực sâu rộng và thỏa thuận kinh tế sau khi một hội nghị diễn ra hôm 30/05 chứng kiến đề xướng ban đầu của chính quyền Trung Quốc không thành.
Theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục “nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với các quốc đảo Thái Bình Dương trong dài hạn.
Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nhà lãnh đạo từ 10 quốc gia Thái Bình Dương đã cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghiệp hàng hải, ứng phó với đại dịch, và biến đổi khí hậu.
Tuần trước (23-29/05), thông tin chi tiết về Tầm Nhìn Phát Triển Chung của các quốc đảo Thái Bình Dương-Trung Quốc — một thỏa thuận khu vực toàn diện giữa 10 quốc gia Thái Bình Dương (có bang giao hiện hữu với Bắc Kinh) bao gồm thương mại tự do, ngư nghiệp, và các lĩnh vực nhạy cảm như an ninh, mạng, và lập bản đồ hàng hải — đã xuất hiện.
Biến chuyển này là một bước tiến quan trọng đối với tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khu vực. Theo chuyên gia chính sách ngoại giao John Lee, Bắc Kinh có thể đã hành động thái quá và khiến các đối tác ở Thái Bình Dương phải chịu áp lực quốc tế.
“[Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc] Vương sẽ trở về với rất nhiều chữ ký. Nhưng Bắc Kinh có lẽ sẽ hành động thái quá khi từ bỏ cách tiếp cận phù hợp trước đây và tạo điều kiện để từ chối một cách chính đáng các mục tiêu thực sự của họ,” ông Lee viết trên Australian Financial Review hôm 30/05.
“Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương sẽ phải giải thích cho những người dân đang tức giận và lo lắng tại sao họ lại sẵn sàng ký kết các thỏa thuận với những hậu quả chiến lược và an ninh không thể đảo ngược.”
Hôm 30/05, thỏa thuận đã phải bị hoãn lại do thiếu sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương.
Trên thực tế, thỏa thuận được đề xướng này đã cảnh báo một số nhà lãnh đạo, trong đó có ông David Panuelo, Tổng thống Liên bang Micronesia, trước đó đã viết thư cho 21 nguyên thủ quốc gia đồng cấp cảnh báo rằng thỏa thuận này có thể kích hoạt một cuộc “Chiến Tranh Lạnh” mới.
Ông viết, “Tuy nhiên, những tác động thực tế của việc Trung Quốc kiểm soát cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, lãnh hải của chúng ta và các nguồn tài nguyên trong đó cũng như không gian an ninh của chúng ta, ngoài các tác động đến chủ quyền của chúng ta, còn làm tăng khả năng Trung Quốc xung đột với Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và New Zealand.”
If you read one thing about #WangYi's Pacific tour, make it @POTFSM letter to other Pacific leaders about the 'vision' and 'five year plan' documents China wants signed.
"[This is] the single-most game-changing proposed agreement in the Pacific in any of our lifetimes." 1/2 pic.twitter.com/akoHRvcDan
— Cleo Paskal (@CleoPaskal) May 27, 2022
Tổng thống Cộng hòa Palau Surangel Whipps Jr. cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương học hỏi từ các kinh nghiệm trong quá khứ.
Hôm 30/05, ông Whipps nói với hãng thông tấn Pacific Beat: “Chúng tôi muốn có hòa bình và an ninh trong khu vực và chúng tôi không muốn trải qua những gì đã trải qua trong Đệ nhị Thế chiến.”
Trong khi thỏa thuận khu vực quy mô lớn không thành công, ngoại trưởng Trung Quốc đã cố gắng đạt được các cam kết hơn nữa từ các chính phủ Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, và Fiji để thắt chặt hợp tác.
Hôm 26/05, ông Vương Nghị và Ngoại trưởng Quần đảo Solomon cho biết trong một tuyên bố rằng tất cả các thỏa thuận ký kết giữa các chính phủ đã được “thực hiện hiệu quả”, đồng thời cam kết cùng hợp tác trong các dự án Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ (Vành đai và Con đường), nông nghiệp, ngư nghiệp, và các lĩnh vực khác.
Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare đã bị chỉ trích vì ký một thỏa thuận an ninh với ĐCSTQ có thể mở đường cho Bắc Kinh đóng quân, vũ khí, và tàu hải quân trong khu vực này — mở đầu cho việc cuối cùng quân sự hóa ở Nam Thái Bình Dương.
Đảo Guadalcanal là địa điểm giao tranh rộng lớn trong Đệ nhị Thế chiến giữa Lực lượng Đồng Minh và Đế quốc Nhật Bản vì vị trí chiến lược và ảnh hưởng của khu vực đối với các tuyến đường biển xung quanh.
Hôm 27/05, ông Vương Nghị đã gặp ông Teuea Toatu, Phó Tổng thống Cộng hòa Kiribati và cố gắng bảo đảm cam kết làm sâu sắc hơn các mối bang giao. Đại sứ của Kiribati tại Trung Quốc, ông David Teaabo, cho biết các nhà lãnh đạo đã ký tới 10 biên bản ghi nhớ, theo tờ The Global Times.
Người ta lo ngại rằng Bắc Kinh có thể tài trợ và nâng cấp một đường băng từ thời Đệ nhị Thế chiến ở Kiribati vốn cũng có thể là một vị trí chiến lược vững chắc khác.
Anh Daniel Y. Teng sống và làm việc tại Sydney. Anh tập trung vào các vấn đề quốc gia bao gồm chính trị liên bang, phản ứng COVID-19, và quan hệ Úc-Trung. Quý vị có thể liên lạc với anh tại [email protected].