Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á thông qua các chương trình đào tạo cảnh sát thực thi pháp luật
Các tài liệu nội bộ tiết lộ, Trung Quốc đã điều hành rất nhiều chương trình đào tạo cảnh sát ở Nam và Đông Nam Á, tạo thành một phần trong chương trình mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực.
Một tài liệu nội bộ ngày 1/11/2017 cho biết, Trường Cao đẳng Cảnh sát Vân Nam ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đã thực hiện 115 khóa đào tạo cảnh sát cho hơn 2.500 nhân viên thực thi pháp luật cho 62 quốc gia đang phát triển từ năm 2002 đến năm 2017.
Bài báo nhấn mạnh rằng các buổi đào tạo nhằm tăng cường “hợp tác quốc tế về thực thi pháp luật” và “phục vụ chiến lược BRI (Sáng kiến Vành đai và Con đường) của Trung Quốc” ở các khu vực đó. BRI là một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn trải dài khắp châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi nhằm mục đích củng cố ảnh hưởng chính trị và kinh tế của chế độ ở những khu vực này.
Tài liệu cho biết các chương trình quốc tế của trường đã được thực hiện trong 15 năm qua “dưới sự lãnh đạo vững chắc của Sở Công an tỉnh Vân Nam và Đảng ủy địa phương của ĐCSTQ” để đáp ứng nhu cầu của “chiến lược quốc gia” và các yêu cầu tổng quát ngành cảnh sát của Trung Quốc.
Theo bài báo, các nhiệm vụ mà trường đại học đã nhận được đến từ Bộ Công an, Bộ Thương mại và Chính quyền tỉnh Vân Nam của ĐCSTQ.
Đối với kế hoạch làm việc trong tương lai, tài liệu nói rằng “xây dựng kết nối cá nhân”(*) sẽ là yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự.
Tài liệu cũng tiết lộ rằng các dự án nghiên cứu đã được thực hiện trong trường đại học, bao gồm “Nghiên cứu về cơ chế ngăn chặn ly khai, xâm nhập và lật đổ của các lực lượng thù địch ở các khu vực biên giới Vân Nam.”
Chế độ này đã tiếp tục hợp tác với các quốc gia ASEAN trong những năm gần đây, với việc các quốc gia này vào năm 2016 đã đồng ý thành lập Học viện Thực thi Pháp luật Trung Quốc-ASEAN, do Trường Cao đẳng Cảnh sát Vân Nam thành lập, theo truyền thông nhà nước. Hiệp ước bao gồm việc Trung Quốc cam kết cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn miễn phí cho 2.000 cán bộ thực thi pháp luật của khu vực ASEAN từ năm 2016 đến năm 2020.
Nhà bình luận vấn đề Trung Quốc, ông Li Linyi lưu ý đồng thời chế độ đã tăng cường đào tạo cảnh sát cho các nước Đông Nam Á, tình trạng bắt cóc những người bất đồng chính kiến Trung Quốc ở những khu vực này cũng gia tăng.
Ví dụ, vào năm 2015, người chủ tiệm sách quốc tịch Thụy Điển, ông Gui Minhai đã mất tích ở Thái Lan rồi bất thình lình tái xuất hiện ở Trung Quốc bị chính quyền bắt giữ (bắt cóc từ Thailand) vì nghi ngờ hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Ông là một cổ đông của Causeway Books có trụ sở tại Hồng Kông, nơi đã khiến chế độ phẫn nộ vì những cuốn sách nổi tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng.
Ba nhà hoạt động Trung Quốc khác đã “biến mất” ở Thái Lan kể từ năm 2015, hóa ra tất cả đều bị Trung Quốc bắt cóc.
Tháng 11 năm ngoái, Xing Jian, một nhà hoạt động người Trung Quốc và đã từng là người tị nạn được UNHCR ở Thái Lan chấp nhận, đã bị cảnh sát Thái Lan và Trung Quốc đột kích tại nhà riêng và bị đưa đến trại giam nhập cư. Anh ta sau đó đã được trả tự do sau áp lực từ cộng đồng quốc tế và từ đó chuyển đến New Zealand.
(*) ý là mốc nối để sau này làm tay trong cho đặc vụ ĐCS Trung Quốc. (theo ý hiểu của người dịch)