Bà Psaki đề nghị người dùng mạng xã hội đăng ‘thông tin sai lệch’ nên bị cấm khỏi tất cả các nền tảng
Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đề nghị hôm 16/07 rằng mọi người dùng trên mạng xã hội “không nên chỉ bị cấm đối với một nền tảng chứ không [bị cấm] ở các nền tảng khác” nếu họ đăng “thông tin sai lệch trực tuyến,” cụ thể là về vaccine COVID-19.
“Vì thế, quý vị biết đấy, một vài bước đi mà chúng tôi đang làm, có thể mang tính xây dựng cho sức khỏe cộng đồng của đất nước là cung cấp cho Facebook hay các nền tảng khác để đo lường và công khai chia sẻ tác động của thông tin sai lệch trên nền tảng của họ, và đối tượng mà nó tiếp cận đến, cũng như cùng với công chúng,với tất cả quý vị, để tạo ra các chiến lược thực thi mạnh mẽ kết nối các tài sản của họ và cung cấp sự minh bạch về các quy tắc, một người không nên chỉ bị cấm khỏi một nền tảng chứ không [bị cấm] ở các nền tảng khác, nếu người đó, cung cấp thông tin sai lệch ra bên ngoài,” bà Psaki nói với các phóng viên trong cuộc họp giao ban của Tòa Bạch Ốc.
Bà nói thêm: “Thực hiện hành động nhanh chóng hơn đối với các bài đăng độc hại, như quý vị đều biết, thông tin truyền đi khá nhanh.”
Khi bà Psaki được hỏi về mối quan hệ của Tòa Bạch Ốc với Facebook, bà nói rằng chính phủ liên bang không chặn bất kỳ điều gì trên Facebook hay các nền tảng truyền thông xã hội khác.
“Chúng tôi không gỡ bỏ bất cứ thứ gì. Chúng tôi không chặn bất cứ thứ gì. Facebook, cũng như bất kỳ công ty tư nhân nào khác, đưa ra quyết định về thông tin nào nên có trên nền tảng của họ,” bà Psaki nói. “Quan điểm của chúng tôi là đang có thông tin dẫn đến việc người dân không chích ngừa vaccine.”
Facebook, Twitter, Google và các công ty Big Tech khác đã bị lên án về các chính sách của họ về COVID-19 và về việc những gì có thể hoặc không thể được đăng tải [lên nền tảng của họ].
COVID-19 là căn bệnh do virus Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc) gây ra.
Trong nhiều tháng, các công ty truyền thông xã hội lớn đã chặn hoặc ẩn đi phạm vi tiếp cận của các bài đăng nói rằng virus Trung Cộng đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 2019.
Nhưng vài tháng trước, một số thành viên của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ gồm 17 cơ quan cho rằng virus thực sự bắt nguồn từ phòng thí nghiệm, trong khi một số nhà khoa học và nhà nghiên cứu ngày càng nghi ngờ về tuyên bố chính thức của Trung Cộng rằng virus được truyền sang người qua động vật tại một khu chợ bán thực phẩm tươi sống ở Vũ Hán. Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh xem xét lại giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm hồi tháng 05/2021 và nói rằng còn quá sớm để bác bỏ giả thuyết này.
Đề nghị hôm 16/07 của bà Psaki cho rằng các công ty truyền thông xã hội hãy cấm mọi người dùng đăng các bài đăng mà họ chia sẻ trên các trang web truyền thông xã hội khác đã thu hút sự lên án rộng rãi từ các nhà bình luận trên mạng xã hội. Một số người cho rằng bình luận của bà Psaki là bằng chứng cho thấy chính phủ ông Biden đang thông đồng hoặc thuê ngoài các công ty Big Tech để kiểm duyệt người dùng trực tuyến.
Các công ty Big Tech cũng đã bị chỉ trích nặng nề sau khi họ gần như đồng loạt đình chỉ tài khoản của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 01/2021, cáo buộc ông Trump kích động vụ vi phạm Điện Capitol vào hôm 06/01. Ông Trump đã dứt khoát phủ nhận rằng ông đã kích động bạo lực, khi chỉ ra những tuyên bố của ông với những người biểu tình trong cuộc biểu tình ngày 06/01 là nhằm nói rằng họ nên giữ sự ôn hòa.
Do Jack Phillips thực hiện
Hạo Văn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: