Nhân chuyện Dân biểu Liz Cheney, nói về chiêu trò ‘lộng giả thành chân’
Hôm thứ Tư (12/05), độc giả của tờ New York Times đã bị thất vọng khi người phụ trách chuyên mục-ông Thomas L. Friedman công bố một sự thay đổi về kế hoạch.
“Tôi đã định để tuần này là tuần của những tin vui,” ông ta viết, nhưng rồi một điều gì đó đã xảy ra-một cái gì đó to lớn đến nỗi để viết về bất cứ thứ gì khác sẽ là, ông ta nghĩ, “giống như thể viết ra một chuyên mục về thời tiết vào ngày hôm sau khi vụ bê bối Watergate nổ ra hay viết về kiến trúc của Nhà hát Ford sau khi Tổng thống Lincoln bị bắn.”
Bằng cách nào đó, tôi không nghĩ rằng các ký giả của thời xưa, khi họ viết về “vụ nổ” Watergate hay vụ ám sát Tổng thống Lincoln, phải mở đầu bài bình luận của mình bằng cách nói với độc giả, như là ký giả Friedman đã làm, rằng: “Đây là một khoảnh khắc trọng đại trong lịch sử Hoa Kỳ.”
Người ta thừa biết điều đó.
Tương tự như vậy, bất kỳ ai viết về một sự giả dối trắng trợn cũng không cần phải liên tục nói với độc giả rằng đây là một “Sự lừa dối Lớn.” Nếu đó thực sự là một sự lừa dối lớn, độc giả sẽ có thể tự mình nhận ra.
Và đây là một sự trùng hợp kỳ lạ. Cùng trong tuần lễ mà ông ấy định sẽ viết về “tin vui” ấy, có rất nhiều điều khá quan trọng nhưng không-mấy-vui-vẻ đang diễn ra—tình trạng thiếu hụt xăng dầu, mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông, tin xấu về lạm phát và thất nghiệp, cuộc khủng hoảng ở biên giới—chẳng điều gì trong số đó liên quan đến “khoảnh khắc trọng đại trong lịch sử Hoa Kỳ” của ông Friedman.
Vậy khoảnh khắc trọng đại được cho là đã làm lu mờ đi tất cả những thứ chẳng-mấy-trọng-đại đến thế là gì?-[Đó chính là sự kiện] bà Liz Cheney bị cách chức khỏi vị trí lãnh đạo số ba trong Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện.
Chỉ thế thôi sao?
Làm thế nào mà một vấn đề thuần túy mang tính nội bộ như một quyết định của phe thiểu số Hạ viện về người mà họ muốn đưa lên làm lãnh đạo của mình lại có thể sánh ngang với vụ bê bối Watergate hay vụ ám sát Tổng thống Lincoln được đây?
Nếu quý vị không biết thì quý vị đã không chú ý đến kịch bản truyền thông thống trị của thời kỳ hậu Trump-khá giống với thời kỳ trước ông Trump và ngay trong chính thời ông Trump: cụ thể, ông Trump là một kẻ xấu và là mối đe dọa đối với nền dân chủ và lối sống của chúng ta.
Ông Tom Friedman hầu như không đơn độc trong số các [nhà tiên tri] Cassandra trên các phương tiện truyền thông của chúng ta khi cho rằng sự sụp đổ của bà Cheney chỉ là thanh âm mới nhất của hồi chuông báo tử cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Dưới đây là tuyển tập các tiêu đề khác trong tuần qua:
-
New York Times: “Chống lại bà Liz Cheney, Đảng Cộng Hòa cúi đầu trước những gian dối trong bầu cử của ông Trump”
-
MSN: “Khi cuộc đảo chính tiếp theo của ông Trump xảy ra, Đảng Cộng Hòa sẽ hoàn toàn ủng hộ”
-
Wall Street Journal: “Bà Liz Cheney đối đầu với một Hạ viện hèn nhát”
-
Vox: “Sự lừa dối Lớn là sự thật duy nhất của Đảng Cộng Hòa: việc bà Liz Cheney hạ đài cho thấy mối đe dọa của Đảng Cộng Hòa đối với nền dân chủ đang trở nên tồi tệ hơn như thế nào”
-
CNN: “Với việc bà Cheney sắp bị lật đổ, Đảng Cộng Hòa đặt ông Trump lên trên nguyên tắc”
-
New York Times: “Bà Liz Cheney và Những Sự lừa dối Lớn”
-
Washington Post: “Mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ là việc Đảng Cộng Hòa xa rời thực tế”
-
New York Magazine: “Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện thanh trừng bà Liz Cheney và tham gia vào cuộc chiến chống lại nền dân chủ của ông Trump”
-
The Guardian: “Quan điểm của Đảng Cộng Hòa ư? Hãy ve vuốt cái tôi của ông Trump”
-
New York Times: “Tại sao bà Liz Cheney lại quan trọng: Việc bà ấy bị lật đổ là một dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của Đảng Cộng Hòa đối với nền dân chủ”
-
New York Times: “Đảng Cộng Hòa lật đổ một bà Cheney ngang ngạnh, khẳng định sự nắm chặt của ông Trump đối với đảng này”
Vì thế có quá nhiều cây viết nguệch ngoạc thân Đảng Dân Chủ; có quá ít sự đa dạng về quan điểm.
Sự nhất trí của đa số như vậy trong việc bêu riếu đảng đối lập được bầu cử một cách dân chủ sao mà tôi nghe giống như một mối đe dọa đối với nền dân chủ hơn bất cứ điều gì mà Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện có thể nghĩ ra được.
Nhưng tất nhiên là quý vị sẽ nhận ra rằng không một bài viết nào trong số những dị nghị của cánh tả này lại thực sự nói về bà Liz Cheney, người mới hôm qua đây thôi còn bị cánh tả ghét bỏ gần như ngang với ông Trump-hoặc chính cha của bà ấy. Họ cũng không thể nào thực sự tin rằng việc bà bị giáng chức sẽ gây ra bất cứ mối đe dọa gì đối với nền dân chủ.
Thay vào đó, chiến dịch tuyên truyền mới nhất nhằm mục đích giúp củng cố thêm niềm tin vững chãi được lặp đi lặp lại liên tục rằng tuyên bố của cựu Tổng thống Donald Trump về việc ông bị thua vì gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 là một “Sự lừa dối Lớn.” Có lẽ, các hãng thông tấn phải tiếp tục tìm ra các cách mới để nhắc chúng ta rằng Sự lừa dối Lớn chính là sự lừa dối lớn vì e sợ rằng chúng ta bắt đầu nghi ngờ điều đó.
Nhưng tôi nghĩ rằng một mối nghi ngờ kiểu như vậy nhiều khả năng hơn sẽ nảy sinh khi chúng ta được nghe kể [về điều gì đó] một cách quá thường xuyên và khăng khăng đến mức chúng ta không được phép nghi ngờ nó. Chúng ta biết rằng các hãng thông tấn thường sử dụng từ “dối trá” cho bất kỳ điều gì không phù hợp với kịch bản đã định sẵn của họ, và đây không phải là hàm nghĩa tương tự mà từ này dùng để chỉ trong ngôn ngữ thông thường.
Việc Đảng Dân Chủ và giới truyền thông không thể tự nhận ra điều này và giảm bớt tính cường điệu cũng như sự tự tin thái quá [của họ] để trở nên đáng tin cậy hơn có vẻ đáng kinh ngạc đối với tôi, nhưng thực tế là như vậy. Nếu không thì làm thế nào mà ông Joe Biden có thể thản nhiên gọi vụ đột nhập Điện Capitol vào ngày 06/01 là “cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nền dân chủ của chúng ta kể từ thời Nội chiến?”
Đây là một Sự lừa dối quá rõ ràng đối với bất kỳ ai không bị kịch bản của giới truyền thông dắt mũi-một sự lừa dối mà theo đó riêng nó cũng đã có thể được coi là sự thật rồi-điều mà quý vị có thể cho rằng ngay cả ông Joe Biden cũng sẽ đỏ mặt khi nói ra.
[Nhưng] ông ta đã không [hổ thẹn, cả lúc trước và bây giờ].
Nhà bình luận Friedman đã kết thúc chuyên mục của ông ta bằng bản tóm tắt kinh nghiệm của mình với tư cách là một phóng viên trong cuộc nội chiến Lebanon những năm 1970 và 1980, rõ ràng là có ý áp dụng cho Hoa Kỳ ngày nay:
“Tôi đã thấy cận cảnh những gì sẽ diễn ra khi các chính trị gia được bầu cử dân chủ nghĩ rằng họ có quyền lạm dụng các thể chế của mình, vượt qua lằn ranh đỏ, làm suy yếu nền tư pháp của họ và mua chuộc các phóng viên và đài truyền hình-để khiến sự thật không tồn tại, chỉ có các phiên bản, của mọi câu chuyện. Và họ nghĩ rằng họ có thể làm điều đó không ngừng-chỉ gian lận thêm một lần nữa thôi, phá vỡ thêm một quy tắc nữa thôi, mua thêm một lá phiếu nữa thôi-và hệ thống sẽ giữ vững cho đến khi họ có thể tiếp quản và sở hữu nó cho mục đích của riêng mình. Rồi một ngày-và quý vị sẽ chẳng thể ngờ rằng ngày đó lại đến-toàn bộ hệ thống sụp đổ. Bất kể mối ràng buộc nào của sự thật và niềm tin ở cùng nó sẽ hoàn toàn bị làm sáng tỏ. Và rồi nó biến mất. Mà không thể lấy lại được.”
Điều này, tất nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng ông ấy hoàn toàn không thấy được sự trớ trêu rằng những gì ông ấy đang mô tả ở đây gần giống với mô tả về những gì đã được thực hiện ở Hoa Kỳ bởi liên minh của Đảng Dân Chủ và giới truyền thông vào năm 2016 hơn là bất cứ điều gì mà cựu Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông từng hoàn thành hoặc cố gắng hoàn thành.
Họ hiện là những người duy nhất nỗ lực chống lại nó [Sự lừa dối Lớn].
Ông James Bowman là một học giả thường trú tại Ethics and Public Policy Center. Tác giả của cuốn sách “Danh dự: Một Lịch sử,” ông là nhà phê bình phim cho The American Spectator và là nhà phê bình truyền thông cho The New Criterion.
Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Minh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: