Ant Group của Jack Ma bị truy đuổi, các nhân tố đằng sau rất phức tạp
Khi Ant Group của Jack Ma sắp được niêm yết, thì đột nhiên bị chính quyền Trung Quốc ngăn chặn. Các chuyên gia chỉ ra rằng đằng sau việc Ant Group bị dừng niêm yết, không chỉ liên quan đến việc đấu đá quyền lực trong các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, mà còn liên quan đến các nhân tố phức tạp như an ninh tài chính của chính quyền này.
Ant Group ban đầu dự định niêm yết đồng thời ở Thượng Hải (cổ phiếu hạng A) và Hồng Kông (cổ phiếu hạng H), nhưng ngay trước khi niêm yết thì Jack Ma, người kiểm soát thực tế của Ant Group, chủ tịch Tỉnh Hiền Đống và CEO Hồ Hiểu Minh bị 4 cơ quan giám sát lớn của Trung Quốc triệu tập vào ngày 2/11, sau đó chính quyền dựa vào lý do “các vấn đề lớn như hoàn cảnh giám sát thay đổi”, để trì hoãn việc niêm yết của Ant Group. Sau đó các thương hiệu dưới quyền như Ant Cash Now, Ant Credit Pay đã bị chính quyền chỉ trích.
Ant Group chỉ mất 36 ngày kể từ lúc lên kế hoạch đồng thời niêm yết cổ phiếu “A+H” vào ngày 20/7 cho đến khi nộp bản cáo bạch niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào ngày 25/8. vào ngày 25/8.
Jack Ma bị cáo buộc công khai thách thức Tập Cận Bình
Chuyên gia phân tích vấn đề kinh tế chính trị Trung Quốc Tần Bằng nói với Epoch Times rằng, trên bề mặt tập đoàn Ant Group là do sự xung đột về về giám sát tài chính, “nhưng kỳ thực mọi người đều rất rõ nguyên nhân căn bản là do Jack Ma đã có bài phát biểu tại diễn đàn tài chính; bài phát biểu này đã đắc tội với Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc”.
Trong bài phát biểu của Jack Ma tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Thượng Hải lần thứ 2 hôm 24/10, ông nói về những rủi ro của việc Trung Quốc “thiếu hụt hệ thống tài chính”, ngành tài chính Trung Quốc “không có hệ thống sinh thái trưởng thành và vẫn chưa thể hoạt động đầy đủ được”. Hiện giờ điều mà Trung Quốc “cần là xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh, chứ không [cần] rủi ro tài chính có tính hệ thống”.
Jack Ma không nói thẳng tên nhưng chỉ trích chính quyền “kiểm soát” ngành tài chính quá nhiều, cơ quan giám sát “không có rủi ro, nhưng toàn bộ nền kinh tế thì có rủi ro, toàn bộ xã hội sẽ trở nên rủi ro”.
Jack Ma còn nói: “Việc nâng cao năng lực chính trị mà chủ tịch Tập Cận Bình đề cập là chỉ việc duy trì phát triển bền vững dưới sự giám sát có trật tự, chứ không phải nói rằng giám sát rồi thì không còn phát triển.”
Ông Tần Bằng chỉ ra, bài nói chuyện của Jack Ma bị cho là một hành động nổi loạn, do vậy mới bị triệu tập, và Ant Group mới vội vã công bố cùng lúc đó rằng không phải ông ta bị cáo buộc xúc phạm ngành ngân hàng hay đắc tội với mạng lưới nghiệp vụ của chính quyền Trung Quốc.
Ông Tần Bằng nói: “Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì toàn bộ sự ngăn chặn rủi ro tài chính có tính hệ thống là điều mà Tập Cận Bình đề xuất ra cách đây hai, ba năm.”
Jack Ma bị buộc tội có liên quan đến cuộc đấu đá nội bộ của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc
Giáo sư đại học kỹ thuật Sydney và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Phùng Sùng Nghĩa nói với Epoch Times rằng, Ant Group của Jack Ma là thuộc về hoạt động của ngân hàng tư nhân, mà ngành ngân hàng lại là ông chủ của nền kinh tế, là địa bàn của các gia tộc quyền quý. Nếu không có người chống lưng, không có sự bảo hộ chính trị, thì ông ta không có nổi giấy phép [của ngành này].
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa nói, việc chính quyền Trung Quốc đột nhiên đình chỉ niêm yết của Ant Group, “là vì Jack Ma đã bị cuốn vào cuộc đấu đá quyền lực tại tầng cao nhất của Trung Quốc.”
Một phóng viên của Epoch Times phát hiện rằng Jack Ma có quan hệ mật thiết với phe Giang của Trung Quốc. Ngoài việc Jack Ma có quan hệ mật thiết với thành viên băng đảng Thượng Hải là Hoàng Kỳ Phàm ra, thì ông ta còn có quan hệ mật thiết với Giang Chí Thành, cháu nội của Giang Trạch Dân.
Ngay trước lúc Ant Group chuẩn bị niêm yết, thì cựu thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm cho biết trong một hội nghị trực tuyến do Viện nghiên cứu Tài chính Cao Kim – Thượng Hải tổ chức hồi tháng 6 năm nay rằng, Jack Ma đã nói khi đến Trùng Khánh năm 2013 rằng, “tôi muốn thành lập một công ty cho vay, (nhưng) những công ty cho vay nhỏ ở Chiết Giang, Ôn Châu lại đang bị chỉnh đốn, bị đóng băng cả rồi”. Sau đó, Hoàng Kỳ Phàm giúp Jack Ma thành lập “hai công ty cho vay nhỏ”.
Hoàng Kỳ Phàm cho biết, “Hiện giờ trong 10 tỷ (Nhân dân tệ) lợi nhuận của Công ty dịch vụ tài chính Ant, có đến 4.5 tỷ là đến từ hai công ty cho vay nhỏ ở Trùng Khánh.”
Hoàng Kỳ Phàm là thành viên của băng đảng Thượng Hải, từng nhậm chức Phó Bí thư thành phố Thượng Hải kiêm Giám đốc Ủy ban kinh tế thành phố, năm 2001 được điều sang làm phó thị trưởng Trùng Khánh. Khi một quan chức cao cấp của phe Giang là cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đến nhậm chức, Hoàng Kỳ Phàm được đề bạt làm thị trưởng và trở thành cộng sự của Bạc Hy Lai.
Tháng 2/2012, sau khi sự kiện Trùng Khánh diễn ra, khi Bí thư Thành ủy Trùng Khánh lúc đó là Bạc Hy Lai bị bủa vây tứ bề, Hoàng Kỳ Phàm vẫn nói với phóng viên trong Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc rằng: “Tôi và ông Bạc phối hợp ăn ý, như cá gặp nước, làm việc với nhau rất vui vẻ.”
Ngày 13/5 cùng năm, Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, còn Vương Lập Quân, người chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô bị cách chức phó thị trưởng Trùng Khánh.
Ngày 21/7/2014, New York Times đã đăng một bài báo nói rằng, công ty Alibaba dưới quyền Jack Ma có thế lực chính trị rất mạnh hậu thuẫn. Trong đó có nhiều công ty, như Công ty tài chính Boyu (Bác Dụ), Công ty tài chính Zhongxin (Trung Tín), và bộ phận đầu tư của Ngân hàng Phát triển Quốc gia là Tài Chính Khai Quốc, và Tân Thiên Vực.
Alibaba cho biết hôm 22/7/2014, đến cuối tháng 6, Công ty tài chính Boyu, công ty tài chính Trung Tín và Tài Chính Khai Quốc lần lượt nắm giữ 0.55%, 1.1% và 0.47% cổ phần phổ thông của Alibaba.
Cháu trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành hợp tác với công ty tài chính Boyu; công ty mẹ của công ty tài chính Trung Tín là tập đoàn Trung Tín còn có một công ty khác liên quan đến con trai của ông Lưu Vân Sơn là Lưu Lạc Phi.
Ông Tập muốn kiểm soát quyền lực tài chính, Ant Group bị đình chỉ niêm yết
Ông Tần Bằng cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình muốn nắm quyền lớn trong tay thì phải kiểm soát được quyền lực tài chính. Với sự phát triển của ngành tài chính ở Trung Quốc, sự hội tụ của đổi mới tài chính và tài chính hóa của các nhóm, một số lượng lớn được gọi là nhóm kiểm soát tài chính đã xuất hiện và một lượng lớn vốn có thể bị chảy ra nước ngoài, ví dụ như Tập đoàn An Bang, chỉ trong thời gian vài năm ngắn ngủi, có thể nhanh chóng mở rộng lên tới hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT). Ông Tập phải tăng cường giám sát tài chính và ngăn chặn nguy cơ này, bao gồm cả nguy cơ về những việc có thể uy hiếp chính quyền đương thời của Trung Quốc.
Truyền thông Hồng Kông trước đó đưa tin rằng, chủ tịch tập đoàn An Bang Ngô Tiểu Huy, bị nghi tham dự vào phe của Giang để làm chính biến kinh tế chống lại chính quyền Tập Cận Bình năm 2015, đã bán khống trong thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục. Sau đó, Ngô Tiểu Huy bị điều tra và bị kết án 18 năm tù, bị tịch thu tài sản và bị phạt 85.7 tỷ NDT.
Ông Tần Bằng cho biết, cho dù là để củng cố quyền lực hay là để đưa kinh tế tài chính của Trung Quốc sang hình thức tập trung hóa, thì ông Tập đều phải khống chế lĩnh vực kinh tế.
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa cho rằng ông Tập Cận Bình muốn kiểm soát tài chính và kiểm soát nền kinh tế. Trong khi đó Ant Group lại tương đương với hình thức huy động vốn từ cộng đồng của tư nhân, rất nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu và tầng lớp cổ cồn trắng tham gia trong đó, cứ như vậy kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng tự do hóa, thị trường hóa. Còn chính quyền Trung Quốc thì nhấn mạnh vào công hữu nền kinh tế.