Ánh sáng mặt trời vừa phải ngăn ngừa sa sút trí tuệ
Không quá ít, và không quá nhiều
Một nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng mặt trời giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ – nhưng chỉ khi tiếp xúc với mức độ vừa phải. Vì sao vậy? Và bao nhiêu là “vừa phải”?
Bạn có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày và hiểu về những lợi ích sức khỏe những ảnh hưởng sức khỏe của nó. Nhưng bạn có thể không biết rằng quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng mặt trời đều không có lợi cho sức khỏe.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng mặt trời giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ—nhưng chỉ khi tiếp xúc với mức độ vừa phải. Tại sao vậy? Và bao nhiêu là “vừa phải”?
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
Gần đây, nhóm của Giáo sư Jintai Yu từ Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, cùng với nhóm của Giáo sư Lan Tan từ Đại học Thanh Đảo, đã tiến hành một nghiên cứu bao gồm hơn 360,000 người kéo dài trong vòng 9 năm.
Nghiên cứu kết luận rằng mỗi ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trung bình 1.5 giờ có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, nhưng quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng mặt trời đều có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ giữa số giờ tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời và chứng sa sút trí tuệ, đồng thời đưa ra một ý tưởng mới để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Nghiên cứu được công bố trên BMC Medicine vào ngày 25/4/2022.
Nhóm chung này đã sử dụng đoàn hệ Biobank của Vương quốc Anh bao gồm 362,094 người tham gia không bị sa sút trí tuệ trong độ tuổi từ 37 đến 73 và theo dõi trong thời gian trung bình là 9 năm. Tất cả những người tham gia được yêu cầu báo cáo số giờ ánh sáng mặt trời ngoài trời trung bình nhận được mỗi ngày trong mùa hè và mùa đông.
Tổng cộng có 4,149 người tham gia được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ mới khởi phát trong thời gian 9 năm theo dõi. Có một mối quan hệ “hình chữ J” phi tuyến tính điển hình giữa số giờ tắm nắng ngoài trời và sự khởi phát chứng sa sút trí tuệ. Nói một cách dễ hiểu, quá ít hoặc quá nhiều ánh sáng mặt trời ngoài trời đều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng 28.7% đối với mỗi lần giảm 0.5 giờ tắm nắng và 7.0% đối với mỗi lần tăng 0.5 giờ so với những người nhận được trung bình 1.5 giờ tắm nắng mỗi ngày. Kết quả này thậm chí còn nổi bật hơn ở nhóm tuổi trên 60.
Giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nhiều khả năng dẫn đến chứng mất trí hơn là tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Vì sao tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
Về cơ chế tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời và cơ chế bệnh sinh của chứng sa sút trí tuệ, các tác giả nhận thấy ánh nắng ngoài trời có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ bằng cách tác động đến mức vitamin D trong cơ thể. Trong não, vitamin D tham gia vào một số con đường quan trọng, bao gồm bảo vệ thần kinh, điều chỉnh phản ứng miễn dịch, ức chế viêm và điều chỉnh stress oxy hóa. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tạo điều kiện cho cơ thể tổng hợp vitamin D, có thể đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.
Trong lĩnh vực độc tính, liều lượng xác định xem một chất có độc hay không. Điều này cũng đúng đối với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: nhiều hay ít đều có thể liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức vừa phải mới đem lại lợi ích
Ánh sáng mặt trời là một món quà từ thiên nhiên, giống như không khí và nước, và tắm nắng đã trở thành một lối sống của con người. Theo thời gian, biển, bãi biển và tắm nắng đã trở thành các hoạt động giải trí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá mức gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người, bao gồm cháy nắng, ung thư da và bệnh về mắt. Ở tư thế thẳng đứng, đầu của bạn tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời khiến cho nhiệt độ của bộ não tăng lên hoặc thậm chí cao hơn nhiệt độ bên trong não, trong khi ánh sáng phổ rộng có thể xuyên qua da vài milimet và làm nóng các mô bên dưới, một lần nữa dẫn đến suy giảm nhận thức.
Dù là mùa hè hay mùa đông, bạn nên ra ngoài với lượng ánh sáng mặt trời vừa phải để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, về vấn đề này, tốt hơn hết là bạn cũng cần dự phòng say nắng trước khi ra ngoài.
Tắm nắng như thế nào là hiệu quả nhất?
Chọn đúng thời điểm trong ngày. Có hai thời điểm trong ngày tốt nhất để tắm nắng. Bạn có thể chọn trước 11 giờ sáng khi ánh nắng ấm áp và dịu nhẹ. Bạn cũng có thể chọn 3:00 đến 4:00 chiều khi mặt trời phát ra tia cực tím có ích, và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Chọn quần áo thích hợp. Tốt hơn là mặc quần áo màu đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; sự lựa chọn tốt thứ hai là màu trắng, nhưng tránh màu đen. Quần áo màu đỏ và trắng có thể ngăn chặn sức mạnh của tia cực tím sóng ngắn, để lại ánh nắng hồng ngoại có ích cho cơ thể con người, đồng thời không gây cảm giác quá nóng.
Tắm nắng qua kính không phải là lý tưởng. Nếu thực sự không muốn ra ngoài, bạn cũng có thể chọn cách mở cửa sổ và để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tắm nắng qua kính có thể không giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Bảo vệ khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời. Vào mùa hè, nếu ở bãi biển và những nơi có nắng khác, bạn cần thoa kem dưỡng da để tránh bị cháy nắng. Tắm nắng cho bàn tay, bàn chân và cẳng chân có thể là một cách tốt để loại bỏ cảm giác lạnh ở các khớp và chân, đồng thời đẩy nhanh quá trình hấp thụ calcium trong cơ thể. Bạn cũng có thể mang kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và không đọc sách, điện thoại di động, v.v. dưới ánh nắng chói chang. Ngoài ra, bạn có thể chọn một chiếc mũ ưa thích với màu sáng, có thể giúp che chắn phần đỉnh đầu khỏi bị cháy nắng. Để ngăn ngừa say nắng, hãy giữ đủ nước và chú ý đến lượng nước đang uống.
Những lợi ích khác của ánh nắng mặt trời
Ánh sáng ngoài trời cũng có thể ảnh hưởng đến “đồng hồ sinh học,” ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi serotonin thành melatonin. Melatonin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não. Trong điều kiện bình thường, serotonin được sản xuất nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm, trong khi melatonin được sản xuất ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vừa phải vào ban ngày giúp cơ thể tiết serotonin khiến con người vui vẻ, đồng thời giảm tiết melatonin vào ban ngày làm giảm cảm giác buồn ngủ, tăng tiết melatonin vào ban đêm có thể cải thiện giấc ngủ. Do đó, tắm nắng vừa phải vào ban ngày cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng sa sút trí tuệ.
Ánh sáng mặt trời chứa tia hồng ngoại và cận hồng ngoại, hoạt động như chất kích thích ty thể tổng hợp nhiều ATP khiến bạn tràn đầy năng lượng hơn. Ánh sáng cận hồng ngoại cũng có thể làm tăng sản xuất melatonin trong ty thể, chất này có thể giúp bạn làm sạch tế bào khỏi nhiều chất bỏ nhiều chất ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với tia cực tím ngoài trời đã được báo cáo là có tác dụng ức chế sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở chuột; nhưng cần có thêm nghiên cứu để chứng minh tác dụng tương tự ở người. Ngay cả vào những ngày nhiều mây, bên ngoài luôn có nhiều ánh nắng hơn và bạn có thể ra ngoài đi dạo nhiều hơn.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng kích hoạt quá trình hấp thụ calcium trong cơ thể. Calcium là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Tất nhiên, trong ánh nắng mặt trời không có calcium và bạn vẫn cần bổ sung calcium từ thực phẩm hoặc thuốc. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời có thể kích thích làn da, từ đó chuyển hóa 7-dehydrocholesterol thành vitamin D3, có thể được hấp thụ vào máu và chuyển hóa để tạo thành vitamin D dưới dạng hoạt động. Vitamin D có thể trợ giúp đường ruột một cách hiệu quả, làm tăng hiệu quả hấp thụ calcium trong ruột, thận và các cơ quan khác, do đó, tối ưu hóa hấp thụ calcium từ bên ngoài đưa vào.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times