Anh Quốc bắt đầu rút nhân viên đại sứ quán và gia đình khỏi Ukraine
Anh Quốc đã bắt đầu rút một số nhân viên đại sứ quán và những người phụ thuộc khỏi Kiev trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biên giới Nga-Ukraine.
Văn phòng Ngoại giao, Khối thịnh vượng chung và Phát triển (FCDO) đã xác nhận quyết định này vào hôm thứ Hai (24/01). Họ cũng khuyến cáo người dân không nên đi đến ba khu vực có biên giới tranh chấp và tất cả các chuyến đi không thiết yếu đến phần còn lại của Ukraine.
Thông báo này được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Dominic Raab nói rằng “có một nguy cơ rất lớn” về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ diễn ra.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tối Chủ nhật cũng đã ra lệnh cho các thành viên gia đình của các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ tại đại sứ quán của họ ở Kiev phải rời thủ đô Ukraine và cho phép các công chức không thiết yếu tự nguyện rời đi.
FCDO cho biết việc rời đi là để ứng phó với “mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga.”
“Đại sứ quán Anh Quốc vẫn mở cửa và sẽ tiếp tục thực hiện các công việc thiết yếu,” bản cập nhật tư vấn du lịch mới nhất cho biết.
Nga đã bố trí hàng chục ngàn binh sĩ ở biên giới với Ukraine. FCDO cho biết “mô hình tăng cường quân đội của Nga gần biên giới phía đông của Ukraine và ở bán đảo bị sáp nhập bất hợp pháp Crimea” bắt đầu vào cuối tháng 03/2021 và rằng “vẫn không có sự chắc chắn về ý định của Nga.”
FCDO khuyến cáo người dân không nên đến Donetsk Oblast và Luhansk Oblast, ở biên giới phía đông của Ukraine và bán đảo bị Nga sáp nhập Crimea. Cơ quan này cũng khuyến cáo không nên đi du lịch không cần thiết đến phần còn lại của Ukraine, nơi tình hình hiện “nói chung là bình lặng,” trong trường hợp các sự kiện leo thang nhanh chóng.
Những người cần phải đi đến đó được khuyến cáo giữ kế hoạch khởi hành của họ “trong vòng giám sát” và theo dõi tình hình thường xuyên.
“Hành động quân sự tái diễn ở bất kỳ đâu ở Ukraine sẽ làm giảm đáng đáng kể khả năng cung cấp hỗ trợ lãnh sự của Đại sứ quán Anh Quốc tại Kiev,” FCDO cảnh báo.
Quốc hội Nga sẽ bỏ phiếu về một đề nghị của các thành viên Đảng Cộng Sản Nga yêu cầu Điện Kremlin công nhận nền độc lập của các khu vực Donetsk và Luhansk đang bị tranh chấp này.
Nếu nhận được sự ủng hộ của Điện Kremlin, vốn thận trọng về đề xuất này, hành động này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng trong khu vực, nhưng Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn.
Nhà lập pháp Đảng Nước Nga Thống Nhất Alexander Borodai, cựu “thủ tướng” tự xưng của Donetsk trong thời kỳ cao điểm của cuộc xung đột vào năm 2014, đã lên tiếng ủng hộ đề nghị này. Ông nói với Reuters rằng “chiến tranh sẽ trở thành một nhu cầu trực tiếp” nếu đề nghị này được thông qua.
Cô Lily Zhou là một phóng viên tự do chủ yếu đưa tin về Anh Quốc cho The Epoch Times.
Bản tin có sự đóng góp của Melanie Sun
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: