Anh lạc: dây chuyền đẹp nhất giữa trần thế đến từ Phật quốc
Trong hang Mạc Cao, trước ngực chư thiên Bồ Tát có các loại bảo thạch kết nối thành châu liên, nó có tên gọi là gì? Trong Hồng Lâu Mộng, vòng cổ bảo ngọc và vòng cổ khóa vàng biểu tượng kim ngọc lương duyên có lai lịch ra sao? Trăm ngàn năm qua, từ Ấn Độ đến Trung Thổ, từ thiên quốc đến thế tục, có một loại trang sức đến từ Phật giáo, dần dần trở thành một loại tinh mỹ hoa lệ trong số những trang sức đầu tiên thời Trung Hoa cổ đại. Nó có một tên gọi rất đẹp: Anh lạc.
Sao lại gọi là “Anh lạc”?
Từ mặt chữ mà nhìn, anh, tựa như đá quý; lạc, để nói bề ngoài cứng rắn của đá. Cho nên gọi anh lạc, là chỉ một loại trang sức do các loại châu ngọc, bảo thạch chế thành. Trong Thuyết văn chưa thu nhận sử dụng hai chữ “璎珞” (anh lạc), lại có từ ngữ “缨络” đồng âm, ý nghĩa là vật được dệt nên, nối liền mà thành trang sức đeo cổ hoặc trang sức trên mũ nón.
Một từ anh lạc, sớm nhất xuất hiện trong kinh Phật dịch thời Hán, như Trung A Hàm kinh ghi: “Tắm rửa bằng hương hoa cỏ, mặc áo minh tịnh, đeo lên anh lạc, trên thân có các phục sức nghiêm trang”. Anh lạc đến từ Phạn văn, Ngọc thiên của Nam triều giải thích minh xác “trang sức đeo trên cổ”. Đại khái có thể suy ra, trang sức anh lạc theo sự lưu truyền của Phật giáo về phía đông mà đi vào tầm mắt người Hán ở Trung Nguyên, sách có nói đến ý nghĩa của “缨络” (anh lạc) sáng tạo ra từ mới “璎珞” (anh lạc).
Trên thực tế, trong kinh Phật và trong sử sách, “璎珞” (anh lạc) có khi cũng thông dụng như “缨络” (anh lạc). Vậy anh lạc từ phía tây đến rốt cục là loại trang sức như thế nào? Các học giả ngày nay thông qua khảo chứng kinh Phật, cho rằng anh lạc là vật trang sức mà Bồ Tát, thiên nữ phối đeo, hình dạng và cấu tạo lấy hạng sức làm chủ, căn cứ sự khác biệt về chiều dài mà làm ra các loại trang sức đeo cổ, trang sức đeo ở ngực và trang sức trên áo quần, nhưng cũng không hạn cuộc vào các vật trang sức như trang sức trên đầu, vòng xuyến tay, trang sức đeo ở tai.
Dựa vào chất liệu mà nói, anh lạc có chất liệu đơn nhất và phần nhiều là đa bảo. Trong Thiêm phẩm diệu pháp Liên Hoa kinh nói: “Lại mưa xuống ngàn loại thiên y, rủ xuống các chuỗi anh lạc, trân châu anh lạc, ma ni châu anh lạc, như ý châu anh lạc, biến vào chín phương”. Trong đó trân châu, ma ni châu .v.v. đều là châu báu quý hiếm của thiên giới.
Đa bảo anh lạc, cũng chính là dùng nhiều loại ngọc thạch tổ hợp mà thành, cũng gọi tạp bảo, chúng bảo. Trong đó nổi danh nhất phải nói đến “Thất bảo anh lạc”. Phật bổn hành tập kinh ghi chép: “Thất bảo tạo thành. Xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, hoàng kim, bạch ngân, và cả lưu ly”. Liên quan đến nội dung cụ thể của Thất bảo Phật giáo, từ trước đến nay thuyết pháp không đồng nhất. Nhưng vẫn có thể suy đoán mà biết, thất bảo anh lạc là từ bảy loại quý hiếm như trân châu, bảo thạch, kim ngân chế thành đồ trang sức cao cấp.
Anh lạc có thể được xem là vật xa hoa ở thế gian, ví như một chuỗi anh lạc của Vô Tận Ý Bồ tát liền trị giá “trăm ngàn lượng vàng”. Thế giới Phật quốc là quang minh thù thắng, huy hoàng lộng lẫy, các loại trang sức của chúng Bồ Tát tự nhiên là từ trân bảo quý hiếm chế thành, đồng thời sáng chói lóa mắt, xinh đẹp rọi người.
Anh lạc quý giá đẹp đẽ như thế, trong nghệ thuật Phật giáo, tác dụng chủ yếu nhất chính là trang sức, có thể triển hiện ra hết thảy sự thánh khiết và tuyệt mỹ của Phật pháp. Đối với thiện nam tín nữ trần thế mà nói, anh lạc là bảo khí cung dưỡng thần minh. Trong kinh Phật, Thần Phật từng hứa hẹn, thế nhân nếu như thành tâm dùng các loại kỳ trân dị bảo như anh lạc, thiên y, bảo cái, diệu xa, bảo sàng cung phụng, liền có thể có được phù hộ, thực hiện tâm nguyện. Bởi vậy, ở điêu khắc Phật giáo hiện còn, trong bích họa, khắp nơi có thể thấy tượng Bồ Tát phối đeo các loại bảo thạch anh lạc.
Trong quá trình Phật giáo thừa truyền mạnh mẽ, anh lạc cũng trở thành trang sức mà quý tộc các nước xung quanh vương triều Trung Hoa và Ấn Độ yêu thích. Trong ghi chép của sử sách các đời, vương công quý tộc Ấn Độ, thường thường là trang phục “đầu đội mũ hoa, thân đeo anh lạc”, mà Thích Ca Mâu Ni trước kia lúc làm Thái tử, cũng có nói đến “thân đeo anh lạc trang nghiêm”. Tình huống của các nước khác cũng giống như Ấn Độ, ví như Phù Nam quốc vương, lấy pháp phục, thêm anh lạc, phỏng theo đồ trang sức trên tượng Phật; con gái Lang Nha Tu quốc, đeo anh lạc vòng quanh người; Bà Lợi quốc vương vui đeo mũ hoa, trang sức phía trên dùng trân châu anh lạc.
Anh lạc của Bồ tát có tuyệt đẹp?
Sau khi Phật giáo truyền vào đất Hán, lúc đầu thợ người Hán trong lúc đắp tượng Phật, đều là bắt chước kiểu dáng ở Tây Vực, Ấn Độ, cho nên anh lạc mà chư vị Bồ Tát phối đeo cũng có phong cách khác biệt về vùng đất rõ ràng. Tùy thời gian thay đổi, văn hóa Phật giáo và văn hóa Trung Hoa có sự dung hòa lẫn nhau, nghệ thuật Phật giáo cũng dần dần có đặc thù riêng của vùng đất, anh lạc cũng dung nhập nguyên tố văn hóa Trung Hoa, đồng thời trong các mặt hình dáng trang sức, tạo hình, tổ hợp, sở trường phức tạp hoa lệ đến cực điểm, nổi bật ra vẻ đẹp tinh tế của trang sức và sự tinh vi của công nghệ.
Dựa theo chiều dài khác nhau, anh lạc có thể chia làm chuỗi anh lạc loại ngắn đeo ở vị trí từ ngực trở lên, chuỗi anh lạc loại vừa đeo dài đến vùng giữa ngực và bụng, chuỗi anh lạc loại dài dùng đeo rủ đến phần eo trở xuống. Anh lạc có một vòng cũng có nhiều vòng, mà lại thường xuyên sử dụng tổ hợp dài ngắn, hình dạng và cấu tạo không cố định hoặc phân chia đẳng cấp, nhất là chú trọng một chữ “mỹ” (đẹp), phát huy tác dụng lớn nhất là trang trí mang lại cho thân thể sự trang nghiêm.
Hang Mạc Cao được xây dựng ngàn năm, là tinh hoa nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa, trong đó có tôn tượng Bồ Tát, có thể đại biểu cho sự cao quý của nghệ thuật Trung Hoa các đời. Trang sức anh lạc trong hang Cao Quật, cái ngắn thuộc hai loại vòng cổ và hình mâm tròn, chủ thể là bảo thạch và kim thuộc nối liền hoặc đơn thuần kiểu liên châu, có thể chạm khắc đường vân, cũng có thể treo rủ xuống, tua dây, tạo hình phức tạp nhiều thay đổi.
Anh lạc loại trung phần lớn là theo kiểu liên châu, cũng có kim thuộc có tính dẻo dai, hiện lên hình chữ U hoặc tạo hình chéo nhau để trang sức ở phần ngực phần bụng. Mà anh lạc loại dài ngoại trừ kiểu chéo nhau, còn gia tăng kiểu treo nghiêng, tạo cảm giác trang trí càng mạnh.
Trước thời Tùy Đường, trang sức ở hang Cao Quật phần lớn là loại ngắn, trong tổ hợp anh lạc, đến thời Đường phong cách từ từ ổn định, tổ hợp anh lạc loại ngắn và anh lạc loại dài kiểu vòng cổ được hoan nghênh nhất.
Lấy hang thứ 57 thời Sơ Đường làm thí dụ, hang này bởi vì trong bức bích họa tôn trí tượng Bồ Tát được ngợi khen là “hang mỹ nhân”. Vị Bồ Tát này là Hiếp Thị Bồ Tát ở tường phía nam, mặt bà tựa Cung Nga, da mịn tựa sáp đông, bảo quan óng ánh, thiên y phiêu dật, rất có cảm giác hoa mỹ. Việc khắc họa anh lạc trên tượng càng sinh động tinh tế. Kết cấu chỉnh thể là tổ hợp hai tầng anh lạc loại ngắn phối với anh lạc loại dài kiểu bắt chéo nhau, vòng cổ ánh vàng rực rỡ khảm nạm bảo thạch quý giá, sự liên kết giữa các bộ phận cũng lấy thủ pháp miêu tả thực, kết hợp hoàn mỹ với y phục mười phần hoa lệ.
Mặt khác, bức bích họa Thủy Nguyệt Quan Âm trong chùa Pháp Hải, cũng rất hoàn mỹ triển hiện ra hình thái anh lạc. Anh lạc loại ngắn theo kiểu liên châu, anh lạc loại dài kiểu bắt chéo nhau đúc tạo hình nhóm hoa điểm xuyết, hình thành sự pha trộn tinh tế, hiệu quả trang trí rất nổi bật. Mà hai bên bảo quan của Bồ tát, có tua dây anh lạc thật dài rủ xuống, cánh tay của bà, cổ tay, vành tai thậm chí phần chân, đều phối đeo vòng xuyến đa bảo có phong cách tương tự, các loại trang sức như khuyên tai, bảo đới .v.v., đã phản chiếu đặc điểm các loại anh lạc đẹp đẽ phong phú.
Trang sức đeo cổ thời xưa ngụ ý giàu có cát tường
Anh lạc mặc dù trên đất Ấn Độ trở thành trang sức mà các quý tộc phối đeo, nhưng nó đã có mặt trong một thời gian dài dằng dặc trải qua nhiều đời vương triều Trung Hoa. Từ thời Lưỡng Hán đến Ngụy Tấn, anh lạc dọc theo con đường truyền bá Phật giáo, chỉ lưu hành trong dân tộc thiểu số ở địa khu Tây Bắc. Lúc này nữ tử Hán tộc, phần lớn tôn quý thanh cao, phong cách lịch sự tao nhã, mà lại có truyền thống trang sức trên đầu nặng, trang sức trên cổ nhẹ. Cho nên các nàng cơ hồ sẽ không đích thân đeo anh lạc, điểm này từ trong tranh vẽ mĩ nữ truyền thế có thể phát hiện ra.
Tiến vào thời văn hóa thịnh thế của nhà Tùy Đường, anh lạc phảng phất đi vào tầm mắt của nữ tử Hán tộc. Không riêng chỉ trên bức bích họa nữ cung dưỡng trong hang Phật, xuất hiện anh lạc xa hoa nhiều vòng, anh lạc còn đi vào cung đình, trở thành trang sức đeo cổ mới lạ được nữ tử quý tộc yêu thích. Trong mộ Lý Tĩnh Huấn – bé gái quý tộc đời Tùy, đào được một anh lạc loại ngắn đơn vòng thuần vàng khảm ngọc, sau trăm ngàn năm vẫn tỏa hào quang rực rỡ.
Chuỗi anh lạc này do kim châu “mắt chuồn chuồn” từ 28 hạt trân châu khảm nạm xâu thành, chủ thể bên trong kéo rộng bảo thạch thuần vàng hình tròn đơn nhất, bảo thạch màu đỏ, màu lam làm theo phong cách khảm nạm hỗn sắc, xung quanh còn có đường vân tinh tế. Bộ phận trên đầu hô ứng với nó, cũng là việc tinh tế nắm giữ bảo thạch kim, mà mặt âm của kim thạch xanh ở chính giữa khắc đường vẽ hươu, ở chỗ rất nhỏ càng lộ vẻ quý khí bức người. Chỉnh thể trang sức, bày biện ra phong cách Ba Tư nồng đậm, có thể thấy được ảnh hưởng văn hóa Tây Vực tại Trung Nguyên.
Trong văn hóa vũ nhạc thời kì phồn vinh, anh lạc cũng nhanh chóng đi vào tầm mắt của mọi người. Trên thân tượng vũ nữ thời Thịnh Đường, có thể nhìn thấy anh lạc loại ngắn quý giá kiểu dáng giản lược.
Theo ghi chép trong Trâm tiểu chí của Chu Quỹ người nhà Đường: “Thượng hoàng lệnh cho cung kỹ đeo anh lạc thất bảo, múa khúc nghê thường vũ y, khúc cuối cùng, châu thúy có thể bỏ đi”. “Nghê thường vũ y khúc” chính là vũ nhạc cung đình cảnh tiên nữ trên cung trăng, cho nên các cung nữ lúc diễn xuất, phối đeo trang sức anh lạc để giống trên thiên cung, thực là thích hợp. Tùy theo tiết tấu vũ đạo và sự thay đổi dáng múa, châu ngọc trân bảo trên chuỗi anh lạc cùng theo đó mà dao động, phát ra âm thanh đinh đang thanh thúy, càng đem nét linh lung tú mỹ của truyền thống vũ đạo triển hiện ra.
Từ thời Tống, Nguyên đến nay, anh lạc dần dần phai nhạt ra khỏi gương nữ tử Hán tộc, một loại vòng cổ tương tự chuỗi anh lạc loại ngắn, lại trở thành đồ trang sức cho trẻ nhỏ. Loại vòng cổ này, phần lớn rơi vào một cái “khóa trường mệnh”, ngụ ý cầu phúc trừ tà tránh tai. Mà kẻ thống trị nhà Nguyên vốn đến từ dân tộc Mông Cổ Mạc Bắc, anh lạc một lần nữa trở thành trang sức của vương công quý tộc, thường xuyên xuất hiện trong ca múa, yến hội cung đình.
Trở lại Hồng lâu mộng đã nói đến lúc đầu, nó mặc dù thành sách vào đời nhà Thanh, bối cảnh lại là đời Minh. Đại khái là tổng hợp phong tục hai đời Tống – Nguyên, anh lạc phần lớn là dạng vòng loại ngắn, phối hợp với các loại đeo rủ xuống khác như khóa trường mệnh, như ý, phù hộ thân, cũng tô điểm tua dây đơn giản, trở thành trang sức lưu hành mà nam nữ đều có thể phối đeo. Ví như Giả Bảo Ngọc ngày ngày không rời anh lạc hình con ly vàng trên thân, từ tơ lụa ngũ sắc buộc lên thông linh bảo ngọc, trên đó tuyên khắc “mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương”; anh lạc khóa vàng của Bảo Thoa, chính là vòng cổ khóa trường mệnh điển hình, giống như lời sấm tốt lành khắc “bất ly bất khí, phương linh vĩnh kế”.
Bởi vì tín ngưỡng đối với Thần Phật, mọi người trăm ngàn năm qua, bắt chước mang anh lạc trên thân. Anh lạc của Bồ Tát từng thuộc về Thiên quốc, cuối cùng bay vào nhà bách tính trần thế, trở thành trang sức kí gửi mong ước đẹp đẽ. Vậy đại khái, cũng là một loại chúc phúc của Thần Phật đối với chúng sinh vậy.
Do Lan Âm thực hiện
Chịu trách nhiệm biên tập: Vương Du Duyệt
Toan Đinh biên dịch
Qúy vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: