Ảnh hưởng của Big Tech trong tấm vé của Biden, cuộc bầu cử năm 2020 dấy lên nhiều lo ngại
Các công ty Big Tech đã và đang bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020, và nhiều nhân viên của họ đã có được những vai trò ảnh hưởng bên trong tổ chức Biden-Harris, vốn là điều mà các nhà phê bình cho rằng có thể báo hiệu sự quay trở lại lập trường thân thiện với Thung lũng Silicon của chính phủ Obama.
Vấn đề là cách các công ty này đã sử dụng tài trợ của họ hoặc đã tham gia kiểm duyệt trước cuộc bầu cử. Một báo cáo từ Dự án Amistad của hãng luật Thomas More Society cáo buộc rằng người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã trao 500 triệu USD cho các quan chức bầu cử và số tiền này được dùng để vi phạm các luật bầu cử. Số tiền được cho là đã được sử dụng để gây ảnh hưởng bất chính đến cuộc bầu cử để tạo thuận lợi cho ông Biden, với phần lớn số tiền được chuyển đến một tổ chức vô vụ lợi thuộc phe cấp tiến.
Điều đó làm dấy lên “những lo ngại pháp lý nghiêm trọng,” theo ông Scott Watnik, thành viên bộ phận tố tụng và là đồng chủ tọa nhóm thực hành an ninh mạng tại công ty luật Wilk Auslander LLP.
“Những gì dường như đã xảy ra ở đây là số tiền có nguồn gốc từ Zuckerberg đã được sử dụng để tài trợ cho một hoạt động công vốn cần được thực hiện dưới sự bảo trợ của các quan chức bầu cử do tiền của người đóng thuế chi trả,” ông Watnik nói với The Epoch Times. “Nhưng khi nói đến cơ sở hạ tầng bầu cử, mỗi tiểu bang được yêu cầu đối xử bình đẳng với mọi người theo luật—Tu chính án thứ 14 sẽ được áp dụng.
“Tại thời điểm này, việc các khoản tài trợ nói trên không được giải ngân một cách công bằng xét về phương diện cơ sở hạ tầng bầu cử không còn là một bí mật nữa,” ông nói thêm. “Nhưng khác xa với điều đó, các khoản tài trợ đó được phân phối để ưu tiên các khu vực có những người thiên tả, có chọn lọc hơn các khu vực khác, kể cả ở các bang chiến địa.”
Các nhà phê bình nói rằng một điểm đáng lo ngại khác là hàng chục cựu nhân viên của Big Tech đã tham gia nhóm chuyển giao của ông Biden hoặc đã có được những vị trí có ảnh hưởng trong chính phủ của ông ta.
Christian Tom, người được công bố vào hôm 28/12 là giám đốc kỹ thuật số của Ủy ban Nhậm chức Tổng thống Biden-Harris đã làm việc tại Twitter, Google và YouTube trong các vị trí liên quan đến doanh thu trước khi làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Biden, theo một tuyên bố cho biết.
Các cựu nhân viên của Facebook cũng đã đảm nhiệm một số vị trí trong chính phủ Biden.
Cựu giám đốc Facebook Jessica Hertz là tổng cố vấn trong quá trình chuyển giao của Biden và Jeffrey Zients-người được cho là hoàng đế virus corona của ông Biden-đã phục vụ trong hội đồng quản trị của Facebook vào năm 2018. Austin Lin, cựu giám đốc chương trình tại Facebook, nằm trong nhóm đánh giá các hãng trong Văn phòng Điều hành của Tổng thống, trong khi Erskine Bowles, cựu thành viên hội đồng quản trị Facebook, đã đang cố vấn cho nhóm chuyển giao.
Nhóm chuyển giao Biden đã bố trí cho các nhóm đánh giá các hãng của họ có nhiều chuyên gia điều hành công nghệ hơn là các nhà phê bình công nghệ. Các nguồn tin ẩn danh nói với Reuters rằng các công ty công nghệ như Google, Amazon, Facebook, và Microsoft đang thúc đẩy việc bố trí nhân viên vào các vị trí cao cấp tại các cơ quan chính phủ.
Tương tự như vậy, hai nhân viên của Amazon đã giành được những vị trí trong các nhóm đánh giá của ông Biden trong Bộ Ngoại giao, Văn phòng Quản lý và Ngân sách. Các nguồn tin cũng nói với Reuters rằng cựu Giám đốc điều hành của Google là Eric Schmidt, một tỷ phú và là người khổng lồ ở Thung lũng Silicon, “đã đưa ra các đề nghị về nhân sự cho các chức vụ được bổ nhiệm vào Bộ Quốc phòng khi công ty này cố gắng theo đuổi các hợp đồng quân sự và công trình quốc phòng.”
Các công ty đều có mối quan tâm bức thiết trong nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính phủ Biden. Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang hiện đang tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền đối với các công ty như Facebook và Google.
‘Lo lắng chính đáng’
Ông Andrew Selepak, một giáo sư về truyền thông xã hội tại Đại học Florida cho biết trên thực tế là, mỗi hồ sơ của FCC, các CEO của Big Tech là những người đóng góp chính cho các mục tiêu và các chiến dịch tranh cử của Đảng Dân Chủ đã khiến Đảng Cộng Hòa lo ngại về cánh cửa xoay vòng giữa Big Tech và một Tòa Bạch Ốc có khả năng là chính phủ mới.
“Với một sự chênh lệch quá lớn như thế về ý thức hệ chính trị giữa những người ở các công ty Big Tech, vấn đề này hạn chế tư duy và ý kiến của những người thiết kế, kiểm soát các công nghệ mà tất cả chúng ta sử dụng và có thể có tác động to lớn đến cách chúng tác động đến người dùng,” ông Selepak nói với The Epoch Times.
Ông cho biết, “Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, các công ty công nghệ thường xuyên gắn cờ cảnh báo các bài đăng của người dùng là sai, xóa các tài khoản, đóng các trang, và hạn chế phạm vi tiếp cận đối với các bài viết và người dùng. Những hạn chế và giới hạn này là sự tương phản với thị trường ý tưởng rằng các công ty truyền thông xã hội nên là các nền tảng xã hội thay vì lại đang hoạt động với tư cách giống các nhà xuất bản hơn.”
Hôm 09/12, YouTube thông báo rằng công ty sẽ ngay lập tức bắt đầu xóa nội dung có liên quan đến việc cáo buộc có “gian lận hoặc sai phạm trên diện rộng”
trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, một hành động mà các chuyên gia cho rằng chưa từng có trong phạm vi của công ty này.
Các thượng nghị sỹ Đảng Cộng Hòa trước đây đã nói với The Epoch Times rằng các công ty Big Tech cần phải bị chất vấn và buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động được thực hiện vì những gì họ nói là thiên vị chính trị, chẳng hạn như việc kiểm duyệt một bài báo của New York Post về ông Hunter Biden, con trai của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Chủ Joe Biden, ngay trước cuộc bầu cử hôm 03/11.
Ông Selepak cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ của chính phủ Obama đối với Big Tech, “Hồi còn nắm quyền, hàng chục nhân viên của Google đã làm việc trong chính phủ Obama, là lần đầu tiên chúng tôi thấy mối quan hệ như vậy giữa Big Tech và Tòa Bạch Ốc.”
Ông cho biết người tiêu dùng muốn chính phủ điều tra các công ty này về bất kỳ sự lạm dụng tiềm ẩn nào và về ảnh hưởng của họ đối với xã hội.
“Có một sự lo lắng chính đáng rằng nếu những gã khổng lồ công nghệ này nhúng tay quá vào bất kỳ chính phủ nào thì điều này sẽ không xảy ra, và nó có thể có tác động rất lớn đến người dùng và đất nước chúng ta,” ông Selepak nói.
Các chuyên gia nói với The Epoch Times rằng một nhiệm kỳ tổng thống Biden-Harris có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ vụ kiện chống độc quyền nào đang diễn ra, nổi bật, hoặc trong tương lai được đưa ra để chống lại Big Tech. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Kamala Harris cũng phải bị điều tra về mối quan hệ thân thiết của bà với các nhà lãnh đạo ngành công nghệ.
Tuy nhiên, một số người cho rằng ông Biden sẽ không dễ dàng chống lại Big Tech. Ông John E. Lopatka, học giả chống độc quyền và là giáo sư luật tại Trường Luật Dickinson của Đại học Tiểu bang Pennsylvania, trước đây đã nói với The Epoch Times rằng một chính sách thực thi chống độc quyền công kích hoặc theo chủ nghĩa can thiệp là “hoàn toàn phù hợp với hệ tư tưởng chính trị của Đảng Dân Chủ, và vì thế mà bất kỳ chính quyền nào của Đảng Dân Chủ sẽ có khuynh hướng áp dụng nó.”
Chiến dịch chuyển giao của ông Biden có đầy các nhà lãnh đạo ngành công nghệ từ một số công ty lớn khác nhau, các nhà từ thiện công nghệ lớn, và những người tham gia ủng hộ công nghệ, theo một danh sách ngày 10/11 do Protocol tổng hợp.
Ông Blair Brandt, một nhà tư vấn chính trị tại South Florida, chiến lược gia của Đảng Cộng Hòa và là người gây quỹ của Đảng Cộng Hòa, cho biết ông tin rằng một Bộ Tư pháp dưới sự quản lý của một chính phủ Biden sẽ không tích cực thúc đẩy các vụ kiện chống độc quyền đối với Big Tech, lưu ý rằng hầu hết các vụ kiện này đều do các Tổng Chưởng lý tiểu bang của Đảng Cộng Hòa đưa ra.
“Các tỷ phú và các nhà tài trợ lớn của Đảng Cộng Hòa đã đầu tư vào chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump,” ông Brandt nói với The Epoch Times. “Các tỷ phú và các nhà tài trợ lớn của Đảng Dân Chủ đã đầu tư vào chính bản thân quá trình bầu cử. Điều đó cho quý vị biết điều gì?”
Ông Brandt cho biết rủi ro thực sự là về mặt lập pháp. Ông nói rằng một Hạ viện đa số Đảng Dân Chủ và một Tòa Bạch Ốc Biden “sẽ không quan tâm đến việc lật đổ điều khoản của Mục 230, vốn là điều đã đưa họ đến vị trí đó theo nhiều cách khác nhau.”
Tổng thống Trump và Bộ Tư pháp đã thúc giục Quốc hội loại bỏ các biện pháp bảo vệ hợp pháp theo Mục 230 của Đạo luật Khuôn phép Truyền thông năm 1996 đối với các công ty đã tham gia vào việc kiểm duyệt hoặc kiểm soát chính trị.
“Đối thủ mạnh nhất của Tổng thống Trump… thậm chí không phải là các thành viên Đảng Dân Chủ – mà là các đồng minh ở Thung lũng Silicon trong Big Tech của họ liên tục kiểm duyệt các nền tảng truyền thông xã hội của ông ấy,” ông nói. “Giả sử được nhậm chức, ông Biden hoặc sẽ gây sốc cho mọi người và thể hiện lập trường vững chắc ủng hộ dân chủ và ủng hộ Hoa Kỳ về những vấn đề này, hoặc ông ấy sẽ thực hiện những kỳ vọng tầm thường và cúi đầu trước những áp lực của họ.”
Nhóm chuyển giao của ông Biden đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của The Epoch Times. Một phát ngôn viên của Facebook cũng không hồi đáp ngay lập tức.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters.
Cẩm An biên dịch