Ấn Độ có thể không còn cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc
Khi nêu bật những lo ngại về mối liên hệ của Ấn Độ với Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Tiến sĩ S. Jaishankar cho hay: “Mối bang giao [Ấn Độ-Trung Quốc] đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn …. Tôi không thể có xích mích, ép buộc, đe dọa và đổ máu ở biên giới và sau đó nói rằng chúng ta hãy có một mối bang giao tốt trong những lĩnh vực khác.” Chính tuyên bố này đưa ra một thực tế là “tất cả đều bất bình thường” – vấn đề biên giới và các mối liên hệ vẫn đang căng thẳng.
Hôm 15/06 đã đánh dấu kỷ niệm đầu tiên của cuộc đụng độ tại Thung lũng Galwan thuộc vùng Đông Ladakh, tình trạng căng thẳng ở biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn lâu mới được giải quyết. Galwan đã thay đổi hiện trạng tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), cùng những trường hợp tử vong trong cuộc chiến đầu tiên kể từ sau sự cố Tulung La năm 1975, và một trong những cuộc đối đầu quân sự lớn nhất kể từ cuộc xung đột xảy ra tại thung lũng Sumdorong Chu năm 1986-87. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về một cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng có trang bị vũ khí nguyên tử kể từ sau Chiến tranh năm 1962. Mặc dù biên giới này tự hào là “không xả súng,” nhưng sự thương vong [của binh lính] ở Galwan đã làm đảo lộn mọi kế hoạch. Trong khi mười một vòng đàm phán cấp quân sự đã mở đường cho việc ngừng giao tranh, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào của việc giảm leo thang.
Trong hoàn cảnh này, Ấn Độ vẫn cảnh giác cao độ tại LAC, trong khi Trung Quốc tạo ra những khác biệt mới dọc theo biên giới cũ. Trong bối cảnh hóa quan điểm của Trung Quốc trong trận đại dịch, người ta có thể khẳng định một cách đúng đắn rằng trong khi các nhà ngoại giao của Bắc Kinh đóng vai trò là “chiến lang” trong việc bảo vệ câu chuyện Trung Quốc về đại dịch Vũ Hán, thì Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thực hiện các âm mưu bành trướng của Trung Quốc dọc theo LAC. Câu hỏi lớn đặt ra là: hòa bình tạm thời ở biên giới Ấn Độ-Trung Quốc bền vững đến mức nào? Trong khi vùng biên giới này tự hào là “hòa bình” theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Panchsheel – năm nguyên tắc chung sống hòa bình – thì Cuộc khủng hoảng phía Đông Ladakh đóng vai trò như thử nghiệm giấy quỳ cho cái gọi là “hòa bình.”
Không thể phủ nhận là LAC đã trở thành thử nghiệm lót đường mới cho chiến thuật cắt lát salami của Trung Quốc. Trong khi chiến lược của Trung Quốc đã đạt được thành công nhằm tuyên bố chủ quyền ‘đường chín đoạn’ ở Biển Đông, thì việc Bắc Kinh khảo nghiệm quyết tâm của New Delhi trên đất liền đã thất bại. Đối với phần việc của Trung Quốc tại Doklam vào năm 2017 với các vụ xâm phạm liên tục dọc theo LAC đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Điều này chứng tỏ Trung Quốc không phải là con hổ duy nhất trên núi Himalaya.
Nhìn lại một năm xảy ra cuộc đụng độ ở Galwan, có thể rút ra bốn quan điểm sau. Thứ nhất, hành vi quyết đoán của Trung Quốc đã khiến mối giao hảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc hạ xuống mức thấp nhất. Thứ hai, các hành động của Trung Quốc đã biến vùng biên giới này trở nên bất ổn định – biến nó thành một điểm nóng trong khu vực. Thứ ba, các ý định của Trung Quốc không ôn hòa vì các hành động của nhà cầm quyền này thể hiện một âm mưu bành trướng. Thứ tư, Trung Quốc không tìm cách giải quyết vấn đề biên giới với Ấn Độ. Với việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại LAC, chính khía cạnh “cùng tồn tại hòa bình” đã chuyển thành “cùng tồn tại đối đầu” với Ấn Độ.
Hai yếu tố góp phần vào tranh chấp là: sự khác biệt về Tuyến McMahon giữa Ấn Độ và Trung Quốc; và thứ hai, tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Đường Kiểm soát Thực tế, vốn vẫn chưa được xác định trên bản đồ hoặc không được phân định trên thực địa. Nhưng điều làm phức tạp cho phương án giải quyết là chính sách chia đôi biên giới của Trung Quốc đối với Ấn Độ. Về vấn đề Tuyến McMahon với Ấn Độ, Trung Quốc bác bỏ cả Hiệp ước Simla năm 1914 cũng như Nguyên tắc phân định đầu nguồn (Watershed Principle). Tuy nhiên, Bắc Kinh đã chấp nhận các tham số tương tự trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Myanmar và Nepal. Điều giải thích cách tiếp cận có chọn lọc của Trung Quốc là sự nhạy cảm của quốc gia này đối với tầm quan trọng chiến lược của biên giới. Trong đó, biên giới với Ấn Độ phục vụ lợi ích chiến lược của Trung Quốc: khu vực phía đông có ý nghĩa quan trọng do yếu tố Tây Tạng và khu vực phía tây quan trọng về mặt chiến lược vì nó kết nối Tân Cương với Tây Tạng – hai khu vực “bất kham” này đang làm cho Trung Quốc thực sự lo âu trong các tính toán an ninh của mình. Về việc chia đôi này, thái độ của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biên giới nằm ở việc tìm kiếm sự nhượng bộ từ Ấn Độ chứ không phải ngược lại. Nếu không theo ý muốn của Ấn Độ, vậy thì theo kiểu vũ lực dưới dáng điệu bành trướng của Trung Quốc.
Những thứ cũng chứng minh được mức độ nghiêm trọng của biên giới là ở ba khía cạnh quan trọng. Đầu tiên, 22 vòng đàm phán đại diện đặc biệt đã không đạt được giải pháp – làm nhấn mạnh sự ràng buộc mong manh. Thứ hai, gia tăng sự cố va chạm ở các khu vực dọc theo LAC–chẳng hạn như Cao nguyên Trig, Hồ Pangong Tso (bờ bắc và nam), Chumar, Demchok, thung lũng Depsang, Samarlungpa ở khu vực phía tây, và ở Arunachal Pradesh tại Asaphila, Longju, Sumdorong Chu, Namka Chu và Yangstse – minh chứng cho cường độ gia tăng. Điều này đã được thêm vào cùng với các khu vực như Sikkim và Himachal Pradesh tương đối ít bị tranh chấp hơn và đang có dấu hiệu của sự thể hiện cơ bắp quân sự. Và thứ ba, việc khai triển lực lượng dày đặc cùng với các hoạt động cơ sở hạ tầng đã làm nảy sinh tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Do đó, với việc hòa bình và yên ổn vẫn còn bị xáo trộn, những yếu tố này càng làm tăng thêm những rủi ro không đáng có về một cuộc xung đột ở biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Do đó, khi Trung Quốc bước đi theo kế hoạch tại LAC, sự ổn định ở biên giới đang trở nên tồi tệ hơn rõ ràng là do tình trạng bế tắc ở phía Đông Ladakh đã bị phơi bày. Trong đó, ngay cả đại dịch COVID-19 cũng không xoa dịu được hành vi của Trung Quốc ở biên giới. Với sự ràng buộc cao và không đạt được giải pháp nào, cuộc khủng hoảng gặp phải hòa bình lạnh giá còn lâu mới kết thúc. Do đó, sự việc ở phía Đông Ladakh là một kiểm chứng thực tế cho Ấn Độ, việc này cho rằng Ấn Độ sẽ chung sống hòa bình với Trung Quốc chỉ là một suy nghĩ viển vông.
Tiến sĩ Amrita Jash là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Đất Đai, New Delhi. Bà đã từng là Nghiên cứu viên Pavate tại Khoa POLIS, Đại học Cambridge. Bà có bằng Tiến sĩ trong các nghiên cứu về Trung Quốc từ Đại học Jawaharlal Nehru và là tác giả của cuốn sách “Khái Niệm về Phòng Thủ Tích Cực Trong Chiến Lược Quân Sự của Trung Quốc” (Pentagon Press, 2021). Quý vị có thể liên hệ với bà trên Twitter @amritajash.
Quan điểm trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Amrita Jash thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: