9 thảo mộc hỗ trợ miễn dịch hàng đầu
9 loại thảo mộc giúp hỗ trợ hàng đầu bao gồm: hoàng kỳ, cúc vạn thọ, hoa cúc tím, quả cơm cháy, tỏi, gừng, trà xanh, nấm dược liệu, dầu kinh giới.
Hệ miễn dịch rất phức tạp, đa dạng, và thực sự đáng kinh ngạc! Đây là một tổ chức bao gồm nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu (và các tế bào khác), các cơ quan nội tạng, các hạch và mạch bạch huyết, tủy xương và các mô khác.
Hệ miễn dịch có nhiệm vụ rõ ràng và phức tạp: bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, cho dù là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, chấn thương vật lý, vô số độc tố từ thực phẩm và môi trường cũng như các tác nhân xấu khác. Để trợ giúp mục tiêu đó, chúng ta thường hướng về tự nhiên với những loài thảo mộc thân thuộc.
Dưới đây là 9 loại thảo mộc có tác dụng mạnh mẽ, giúp hỗ trợ, bảo vệ và tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể cân nhắc dùng các loại thảo mộc tăng khả năng miễn dịch trước và trong mùa cảm lạnh và mùa cúm, hoặc như một thói quen hàng ngày để duy trì chức năng miễn dịch tối ưu suốt cả năm.
Tin tốt là một số loại thảo mộc này có thể được kết hợp như một phần trong chế độ ăn uống của bạn khi vừa bảo vệ hệ miễn dịch lại vừa có hương vị tuyệt vời! Đồng thời cũng có thể dùng làm chất bổ sung. Trong cả hai trường hợp, hãy chọn các loại thảo mộc được trồng hữu cơ bất cứ khi nào có thể.
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ được biết đến như một thảo mộc dược phẩm, giúp cơ thể chống lại căng thẳng và đem lại trạng thái cân bằng cho cơ thể. Vì căng thẳng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, việc sử dụng hoàng kỳ và các loại thảo mộc dược phẩm khác có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch. Có rất nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của hoàng kỳ đối với chức năng miễn dịch. Một trong số đó là phát hiện về cách mà thảo mộc có thể ức chế viêm và kiểm soát các tế bào T khác nhau, từ đó tác động tích cực đến khả năng miễn dịch.
Cúc vạn thọ
Những cánh hoa của hoa Cúc vạn thọ, hay còn gọi là cúc xuxi, có một lịch sử lâu dài dùng để chữa bệnh. Cúc vạn thọ có các đặc tính chống virus, chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm cồn thuốc, trà, thuốc mỡ và dung dịch rửa để xử lý vết bỏng, vết thương và nhiễm trùng, cũng như làm thuốc nhỏ tai (trong nhiễm trùng tai).
Hoa cúc tím
Loại thảo mộc này khoe sắc với một bông hoa màu xanh đáng yêu và thường được coi là một trong những loại thảo mộc hỗ trợ miễn dịch phổ biến nhất. Cả hai đặc tính kháng virus và kháng khuẩn của Hoa cúc tím đã được thể hiện trong khả năng chống lây nhiễm. Ví dụ, một phân tích gộp từ 6 thử nghiệm trên gần 2,500 người cho thấy Hoa cúc tím làm giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt là trong nhóm dân số dễ bị mắc bệnh như trẻ em, người già và người trưởng thành suy giảm miễn dịch.
Quả cơm cháy
Quả cơm cháy thơm dịu là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa quercetin có đặc tính chống viêm và kháng histamin. Ví dụ, theo kết quả của một nghiên cứu năm 2017, quả cơm cháy đã thể hiện “tác dụng chống viêm nổi bật” trong phòng thí nghiệm. Quả cơm cháy cũng được chứng minh là có khả năng chống lại các triệu chứng cúm.
Tỏi
Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, là một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực, với đặc tính kháng sinh, kháng virus và kháng khuẩn. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích của tỏi đối với hệ miễn dịch.
Một nghiên cứu từ Đại học Florida đã lưu ý rằng chiết xuất tỏi già làm giảm cả mức độ nghiêm trọng và tần suất của triệu chứng cảm lạnh và cúm, cũng như [làm giảm] số lượng ngày nghỉ học hoặc nghỉ làm. Những phát hiện này chỉ ra rằng chiết xuất tỏi già “có thể tăng chức năng tế bào miễn dịch và phần nào làm giảm mức độ nghiêm trọng của các ca cảm lạnh và cúm được báo cáo.”
Gừng
Được biết đến với hương vị cay nồng, gừng cũng là một chất hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả. Loại thảo dược này cung cấp các đặc tính kháng histamin, kháng khuẩn và chống buồn nôn có thể giúp lưu thông tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch. Những lợi ích sức khỏe này và cả các lợi ích khác của gừng được cho là do các yếu tố như gingerol, panadol, shogaol và sesquiterpene.
Trà xanh
Hãy thưởng thức một vài tách trà xanh (Camellia sinensis) hàng ngày nếu bạn muốn đạt được những lợi ích hỗ trợ miễn dịch. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà xanh, được gọi là Catechin, giúp phá huỷ các gốc tự do, hỗ trợ chức năng miễn dịch và kích thích gan tiết ra một chất miễn dịch hỗ trợ chống nhiễm trùng. Là một trong những catechin, EGCG đã được chứng minh có khả năng gia tăng sản xuất các tế bào T điều hoà, từ đó giúp kiểm soát phản ứng miễn dịch.
Nấm dược liệu
Một loạt các loại nấm dược liệu, bao gồm nấm hương (nấm đông cô), nấm linh chi và nấm khiêu vũ (nấm gà mái rừng) trở nên nổi tiếng nhờ đặc tính chữa bệnh. Một hợp chất giúp hỗ trợ miễn dịch của nấm là phân tử polysaccharide glucan. Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về tác dụng kích thích miễn dịch của chiết xuất nấm khiêu vũ (Grifola Frondosa) và nấm đông cô (Lentinula Edodes). Họ phát hiện ra rằng sự kết hợp của hai loại nấm dược liệu này mang lại lợi ích tốt nhất, tiếp theo là nấm khiêu vũ.
Dầu Kinh giới
Kinh giới chứa một nguồn dồi dào các loại dầu dễ bay hơi có khả năng hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe lành mạnh của đường ruột. Các đặc tính chữa bệnh này là nhờ sự hiện diện của carvacrol và thymol, hai hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng nấm. Theo Tiến sĩ Josh Axe, DNM, DC, CNS, carvacrol có thể đảo ngược [quá trình] nhiễm virus cũng như viêm, dị ứng, ký sinh trùng và khối u.
Bài viết này ban đầu được xuất bản trên Naturallysavvy.com
Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times