84% người Mỹ nói nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở tình trạng tồi tệ và đổ lỗi cho lạm phát
Một cuộc thăm dò mới của CBS/YouGov cho thấy gần 2/3 người Mỹ cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng tồi tệ – kết quả tồi tệ nhất kể từ những sự trầm sâu của đại dịch mùa hè năm ngoái – trong khi 84% những người đánh giá tiêu cực về nền kinh tế đã đổ lỗi cho lạm phát.
Cuộc thăm dò, được thực hiện từ ngày 15 đến ngày 19/11 trên một mẫu đại diện toàn quốc gồm 2,058 người trưởng thành, cho thấy 64% những người được khảo sát cho biết nền kinh tế đang ở trong tình trạng “khá tồi tệ” hoặc “rất tồi tệ.” Theo CBS, đó là số liệu tồi tệ nhất kể từ mùa hè năm ngoái, khi các vụ phong tỏa vì đại dịch và các vấn đề khác liên quan đến bùng phát dịch đã làm suy giảm tâm lý.
Những lý do hàng đầu trong số những người cho rằng nền kinh tế đang ở trong tình trạng tồi tệ là lạm phát và chi phí tăng (84%), giá khí đốt tăng (74%), thiếu hụt sản phẩm và dịch vụ (71%), và các doanh nghiệp vẫn chưa trở lại bình thường (60%).
Đồng thời, 82% số người được hỏi nói rằng các mặt hàng họ thường mua có giá cao hơn vào đầu tháng 11 so với trước đó.
Lạm phát đã nổi lên như một chủ đề chính của quá trình phục hồi kinh tế trong thời đại đại dịch, làm xói mòn sức mua của người Mỹ, những người có mức lương đã tăng— nhưng với tốc độ chậm hơn so với giá cả.
Theo một cuộc khảo sát của Đại học Michigan, giá tăng cao được cho là nguyên nhân khiến tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh, chạm mức thấp nhất một thập kỷ vào tháng 11.
Ông Richard Curtin, giám đốc khảo sát này, cho biết trong một tuyên bố, “Tâm lý người tiêu dùng đã giảm vào đầu tháng 11 xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ do tỷ lệ lạm phát leo thang và niềm tin ngày càng tăng của người tiêu dùng rằng chưa có chính sách hiệu quả nào được khai triển để giảm thiệt hại do lạm phát gia tăng.”
Bên cạnh việc trở thành một vấn đề chính đối với nhiều người Mỹ, giá cả tăng cao cũng trở thành một vấn đề chính trị đối với chính phủ của ông Biden.
Cuộc thăm dò của CBS/YouGov cho thấy 67% người Mỹ không tán thành cách xử lý lạm phát của Tổng thống Joe Biden.
Trong khi đó, giá cả tăng đã thúc đẩy kỳ vọng lạm phát trong tương lai tăng lên. Cuộc khảo sát kỳ vọng lạm phát tiêu dùng gần đây nhất của Fed tại New York cho thấy tại tháng Mười kỳ vọng lạm phát ngắn hạn (cho một năm tới) đã tăng lên 5.7%, mức cao nhất trong lịch sử của chuỗi số liệu này. Kỳ vọng lạm phát trung hạn (ba năm tới) không thay đổi so với mức 4.2% (cho mỗi năm) tại tháng trước, một mức cao kỷ lục.
Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát trong tương lai đã khiến các quan chức Fed rơi vào tình thế khó khăn, những người dường như ngày càng lo ngại về khả năng thay đổi kỳ vọng lạm phát, một tình huống mà mọi người bắt đầu thay đổi hành vi chi tiêu của họ dựa trên kỳ vọng tăng giá trong tương lai.
Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, ông John Williams cho biết lạm phát ở Hoa Kỳ đang trở nên phổ biến hơn và kỳ vọng tăng giá trong tương lai đang tăng lên.
Trong một hội thảo trực tuyến với nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ông Williams cho biết rằng, “Chúng tôi chắc chắn đã thấy được sự gia tăng lạm phát cơ bản ở Hoa Kỳ mà chúng tôi sẽ nghiên cứu cẩn thận.”
Ông Williams nói rằng sự gia tăng kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn là một sự phát triển “tích cực”, bởi vì kỳ vọng đã đảo ngược một số sự sụt giảm trước đó. Ông Williams nói thêm, đồng thời, các quan chức Fed sẽ không muốn kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng đáng kể hơn.
Đó là khi một số nhà kinh tế nổi tiếng, bao gồm cả các cựu quan chức thời ông Obama, ngày càng gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm phát gia tăng, chạm tới mức 6.2% vào tháng Mười, mức cao nhất hàng năm kể từ năm 1990.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: