3 thói quen gây thương tổn khớp gối, 5 bí quyết giảm đau và bảo tồn khớp gối
Đau đầu gối không phải chỉ gặp ở người cao tuổi – nhiều người trong độ tuổi 30 và 40 cũng nhận thấy các mô mềm như cơ, gân, và dây chằng bắt đầu thoái hóa, gây hạn chế vận động và đôi khi cần phải phẫu thuật.
3 thói quen gây thương tổn khớp gối
Có nhiều yếu tố như đi giày cao gót, ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, thói quen bắt chéo chân, béo phì, ăn kiêng quá mức, chạy bộ… có thể làm suy giảm sức mạnh của khớp gối. Ở đây chúng ta sẽ nhấn mạnh ba trong số các yếu tố đó.
- Ngồi lâu có thể làm lệch và mòn xương
Những người ngồi trong thời gian dài như nhân viên văn phòng hoặc những người làm công việc điều khiển từ xa không sử dụng đầu ngồi nhiều – không như những người lao động tham gia nhiều hoạt động thể chất hơn – như đi bộ, mang vác vật nặng hoặc ngồi xổm.
Ngồi không vận động nhiều trong nhiều giờ, sau đó nằm trên ghế sofa sau giờ làm việc khiến cơ thể giữ nguyên một tư thế quá lâu. Kết quả là theo thời gian, khớp gối và xương chậu có thể bị lệch.
Việc ngồi nghiêng mình khi bắt chéo chân tại đầu gối dễ làm hao mòn xương bánh chè và khớp háng không đều. Theo thời gian, xương chậu bị nghiêng sẽ làm dịch chuyển xương bánh chè, cứng sụn ở một bên khớp gối. Điều này có thể khiến gai xương phát triển. Kết quả, cơ thể [sẽ có phản ứng] bù đắp và gây ra tư thế bất thường. Trường hợp xấu nhất sẽ tạo thành chân hình chữ O cũng như đau cơ thường xuyên.
- Khớp háng dễ bị di lệch do thường xuyên đi giày cao gót
Có một phụ nữ hơn 40 tuổi đi giày cao gót đi làm hàng ngày. Cô ấy nói rằng đôi chân của mình cảm thấy yếu khi leo cầu thang, đầu gối hơi cứng và đau. Những triệu chứng như vậy cho thấy đã đến lúc phải chú ý nhiều hơn đến nguyên nhân gây ra cơn đau.
Giày cao gót dù thời trang nhưng nếu thường xuyên đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang sẽ khiến dồn lực vào xương chậu, khớp gối và có thể gây lệch khớp háng. Hông bị lệch gây đau đớn và cũng có thể ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng, làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh.
Tốt hơn là đi giày được thiết kế công thái học hơn. Nếu bạn cần đi giày cao – đặc biệt là những đôi giày mỏng manh – tôi khuyên bạn nên có thêm một đôi giày cao gót rộng hơn, thấp hơn 3 cm (1.2 in) để đi luân phiên.
- Giảm cân quá mức hoặc quá nhanh có thể gây thiểu dưỡng cơ và loãng xương
Những người thừa cân dễ bị đau đầu gối do trọng lượng dư thừa đè lên khớp khi đi lại và di chuyển. Ăn kiêng trường kỳ hoặc khắc nghiệt tuy giúp giảm mỡ thừa nhưng cũng có thể gây thiểu dưỡng cơ dẫn đến suy nhược cơ (sarcopenia), thậm chí là loãng xương. Trong Trung Y, Sarcopenia có nghĩa là co rút, một loại teo cơ. Sarcopenia làm tăng gánh nặng và hao mòn sụn khớp gối, gây đau, giảm chức năng tim phổi, và mệt mỏi.
5 mẹo phòng ngừa các vấn đề khớp gối
- Ăn nghệ giúp giảm đau nhức
Những người chơi thể thao, cũng như những người ngồi lâu, có thể thêm nghệ vào khẩu phần ăn. Củ nghệ, thuộc họ gừng, là một loại gia vị được sử dụng trong bột cà ri. Trung Y sử dụng củ nghệ thái lát để điều trị đau tay chân và cơ bắp. Theo kinh điển, rễ cây Mã đề (Aucklandiae radix) và củ nghệ thái lát có thể chữa đau cơ, nhức xương và đau đầu gối.
Khi xào rau và nấu canh, việc thêm một ít gừng với nghệ có thể giúp giảm viêm nhiễm cũng như tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn.
- Ăn bắp cải và các loại giáp xác để bôi trơn khớp
Để củng cố dây chằng quanh gối và tăng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, bạn nên ăn nhiều bắp cải, súp lơ, củ cải, cải xoăn, giáp xác, sụn động vật.
- Hai huyệt vị chữa đau đầu gối
Người bị đau khớp gối có thể bấm huyệt Khúc Trì, huyệt này liên quan đến đầu gối. Ấn huyệt Khúc Trì của tay trái để giảm đau đầu gối phải và ngược lại.
Một huyệt hữu ích khác được gọi là huyệt Xích Trạch. Ấn huyệt Xích Trạch sẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu ở mặt sau và bên trong gối. Ấn huyệt Xích Trạch bên tay trái cho đầu gối bên phải, và ngược lại.
- Bài tập 1 phút giúp tăng sức mạnh cơ khớp
Tư thế xấu hoặc tập luyện quá mức sẽ dẫn đến đau nhức khớp sớm. Dưới đây là ba bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong văn phòng để tăng sức mạnh cơ bắp và khớp xương.
- Ngồi đá chân lên xuống để tăng sức mạnh cơ bắp: Ngồi trên ghế, nhấc chân lên đưa thẳng về phía trước rồi luân phiên đá lên xuống 21 lần (bội số của 7). Thực hành một hoặc hai lần một ngày.
- Ngồi xổm và thả lỏng khớp hông: Hơi mở bàn chân và ngón chân ra ngoài, sau đó ngồi xổm 5 giây rồi đứng lên, lặp lại 10 lần. Thực hành hai lần một ngày.
- Ngồi và thực hiện động tác giống như đi bộ để xương chắc khỏe: Ngồi trên ghế và thực hiện động tác giống như đi bộ. Lặp lại 14 hoặc 21 lần, một hoặc hai lần một ngày.
- Vận động khớp gối ngay cả khi đang đau để nhanh hồi phục
Tôi nhớ rằng khi mẹ chồng tôi sống ở nhà chị dâu, sức khỏe của bà tốt hơn nhiều. Nhưng khi mẹ chuyển đến ở cùng nhà tôi, sức khỏe của mẹ đã sa sút. Ban đầu tôi thấy thật khó hiểu. Mãi sau tôi mới biết rằng nhà chị dâu có cầu thang nên bữa tối nào mẹ cũng leo cầu thang.
Nếu đầu gối khỏe mạnh, leo cầu thang thường xuyên là một ý tưởng không tồi. Đôi chân được ví như trái tim thứ hai của con người. Khi đi bộ thường xuyên, các cơ ở chân co bóp và chức năng tim phổi được cải thiện.
Thanh Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times