3 cách để xua đuổi gián khỏi ngôi nhà của bạn
“A, có gián!” Làm thế nào để vị khách không mời đáng sợ này biến mất trong ngôi nhà của bạn? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 3 phương pháp.
Cách đầu tiên: Đặt mồi gián
Gián là loài gây hại phổ biến trong gia đình, chúng không chỉ gây dị ứng cho con người mà còn mang theo vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người. Chúng còn được gọi là “tiểu cường” vì sức sống và khả năng sinh sản mạnh mẽ.
Làm thế nào để khiến “tiểu cường” biến mất khỏi nhà bạn? Các chuyên gia cho rằng mồi nhử là cách diệt gián hiệu quả nhất.
Các loại thuốc diệt gián phổ biến hiện nay bao gồm thuốc diệt côn trùng dạng xịt, mồi nhử và các loại khác. Ông Từ Nhĩ Liệt (Xu Erlie), giáo sư danh dự của Khoa Côn trùng học tại Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết trên trang web của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan rằng, phun thuốc diệt côn trùng có thể tiêu diệt gián tại chỗ, nhưng nó chỉ có thể tiêu diệt những con gián bạn nhìn thấy hoặc thường xuyên xuất hiện, còn đối với ấu trùng ẩn náu và trứng thì vô dụng. Mồi nhử là sự kết hợp giữa hóa chất và thói quen ăn uống của gián, có thể từng bước “diệt gián đoạt lại nhà”.
Vì gián là côn trùng sinh sống theo quần thể, một con gián sau khi ăn phải mồi gián trong khoảng 4-5 ngày sẽ bị nhiễm độc và chết. Trong giai đoạn này, phân và xác chết của nó đều có độc, những con gián khác sẽ lấy đó làm thức ăn. Kết quả là có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền để đầu độc toàn bộ tổ gián.
Mồi gián có thể mua sẵn hoặc có thể tự làm. Tổ chức Bảo vệ Môi trường của Liên minh Các bà nội trợ, một tổ chức tập trung vào các vấn đề bảo vệ môi trường đã cung cấp công thức bảo vệ môi trường như sau: Hành tây (một củ khoảng 200 gam), đường (một thìa canh), sữa bột (nửa thìa canh), bột mì (150 gam), acid boric (250 gam) hoặc hàn the (325 gam).
Cách làm:
- Giã hành bằng máy xay.
- Trộn đều đường, sữa bột, bột mì và acid boric (hoặc hàn the).
- Cho từ từ hành tây đã giã nhuyễn vào nguyên liệu ở bước 2 rồi trộn cho đến khi thành một khối bột không dính tay.
- Nặn bột thành nhiều phần nhỏ, nặn thành hình bánh (để có lợi cho gián ăn), cho vào bìa cứng hoặc bọc nilon để khô trong bóng râm, khoảng 1 tuần sau là có thể dùng được.
Lượng nguyên liệu này có thể làm khoảng 50 mồi, hãy đặt mồi khô ở những góc mà gián thường lui tới, chẳng hạn như nhà bếp, nơi gần cống rãnh, phòng tắm, máy giặt và đáy tủ lạnh, v.v. Phần mồi chưa dùng đến thì có thể giữ lại và để nơi khô ráo, hiệu quả có thể duy trì được khoảng 6 tháng.
Cô Trần An Kỳ (Chen Anqi), một chuyên gia về các vấn đề gia đình chỉ ra rằng, dù là mồi tự làm hay sản phẩm bán sẵn trên thị trường thì đều nên sử dụng luân phiên các loại mồi khác nhau. Ví dụ, mồi sử dụng 3 tháng 1 lần nên thay bằng nhãn hiệu khác, sau 3 tháng nữa thì quay trở về loại mồi đầu tiên.
Cô cho biết, “Tôi đã tự mình thử nghiệm và thấy rằng như thế mới có hiệu quả”, nếu sử dụng cùng một loại mồi thì lần thứ hai hiệu quả sẽ không lý tưởng.
Cách thứ 2: Chặn đường gián vào nhà
Để diệt trừ gián, mồi nhử là cần thiết, đồng thời còn cần tránh cho gián có cơ hội vào nhà, có nơi để ở.
Trên mạng có một số cách xua đuổi gián như dùng mùi cây cỏ mà gián ghét để xua đuổi chúng, chẳng hạn như húng chó, tỏi, hạt tiêu, vỏ chanh, tinh dầu sả, lá nguyệt quế v.v., hoặc lau sàn bằng acid boric và nước. Nhưng nếu kỳ vọng những thứ này sẽ lập ra “ranh giới” và ngăn cản không cho gián vào cửa, e rằng bạn sẽ thất vọng.
Cô Trần nói rằng hiệu quả của những phương pháp này là không rõ ràng. Lấy lau nhà bằng acid boric với nước làm ví dụ, bởi vì acid boric đã được pha loãng với nước, liều lượng của nó còn phải được giới hạn trong phạm vi an toàn để không gây hại cho cơ thể con người nên khó có tác dụng đuổi gián.
Cách làm chính xác là chặn các con đường mà gián có thể chui vào:
- Không để cửa ra vào, cửa sổ và đường ống có kẽ hở, nếu có hư hỏng cần sửa chữa ngay. Các kẽ hở và khe cửa sổ cần được bịt kín.
- Lỗ thoát nước có thể được chắn bằng lưới, hoặc dùng nắp đậy lỗ thoát nước khi không sử dụng.
Cống rãnh là nơi gián có thể ẩn náu và kiếm ăn. Cô Trần chia sẻ rằng mẹ cô sống trong một ngôi nhà cũ, đường ống thoát nước đi thẳng ra máng xối bên ngoài, bà đã thấy gián chui ra từ lỗ thoát nước. Bà ấy có một mẹo nhỏ: sử dụng một túi bóng đựng nước để bịt kín lỗ thoát nước, đặt nó trực tiếp lên lỗ thoát nước để đóng vai trò như một cái nắp che.
Một cách khác là khiến cho gián không có nơi ở: giữ phòng sạch sẽ, tránh tích tụ báo cũ và hộp các tông trong nhà.
Đặc biệt là hộp các tông khi mua hàng trực tuyến, cần chú ý nhiều hơn. Chuyên gia về các vấn đề gia đình người Nhật Chiaki Fujiwara cho biết không nên giữ lại các hộp các tông khi mua đồ trên mạng, bởi vì những thùng giấy này đã để ở những nơi khác nhau, chúng có thể bị sâu bọ xâm nhập hoặc bị dính trứng trong quá trình vận chuyển, và chúng có thể trở thành ổ của những loài gây hại như gián, vì vậy nên vứt bỏ càng sớm càng tốt. Nếu gián xâm nhập vào nhà, các hộp các tông xếp chồng lên nhau sẽ trở thành nhà của chúng.
Bà Chiaki Fujiwara cho biết thêm, nếu phải giữ lại những thùng giấy này thì nên thực hiện các biện pháp bảo vệ như đặt thuốc diệt gián gần thùng, và đem thùng ra ngoài phơi nắng khi thời tiết đẹp.
Cách thứ ba: Cắt nguồn thức ăn của gián
Gián có sức sống rất mạnh, chỉ cần có một ít cặn thức ăn hoặc chất thải nhà bếp chưa được dọn dẹp là đủ để chúng tồn tại. Muốn không cho gián ăn uống, có những cách sau:
Lý Thanh Phong biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ