Báo mộng phá kỳ án chấn động nước Anh
Cậu chuyện lạ báo mộng phá án nổi tiếng trong lịch sử mà mọi người đều biết chính là câu chuyện của Đậu Nga. Sau khi Đậu Nga chết 3 năm báo mộng cho phụ thân của quan chức thuật lại oan tình, vụ án mới được xét xử lại, cuối cùng oan tình được rửa sạch. Bất quá Đậu Nga này chỉ là một nhân vật do bậc thầy hí kịch thời Nguyên là Quan Hán Khanh sáng tác ra. Vậy, trong thực tế cuộc sống chúng ta có vụ án li kì như vậy hay không?
Nghệ thuật sáng tác thực ra cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Việc người bị hại báo mộng cho thân nhân phá án cho mình là có thật. Hai câu chuyện sau là minh chứng.
Câu chuyện của Maria Marten
Câu chuyện thứ nhất ở nước Anh cơ hồ là không ai không biết, không người nào không hiểu. Mặc dù phát sinh vào năm 1827 hơn 200 năm trước không xa xôi lắm, nhưng bởi vì tình tiết khúc chiết, trong đó người bị hại nhiều lần báo mộng cho mẹ kế được xem là có chút ly kỳ, bị cải biên thành các loại phiên bản trong dân gian và hí kịch, lưu truyền rộng rãi, một số cho tới bây giờ còn vẫn trình diễn trên sân khấu.
Sự việc phát sinh ở một thôn trang nhỏ tên Polstead miền đông nước Anh. Vựa lúa trong thôn rất đặc biệt, mái nhà màu đỏ rất bắt mắt, tất cả mọi người gọi nó là vựa lúa đỏ. Một đôi tình nhân trẻ tuổi, Maria Marten 25 tuổi và William Corder 23 tuổi thường xuyên hẹn hò ở nơi đó.
Hai người trẻ tuổi rất nhanh liền có con. Nhưng William chỉ muốn đi lại bí mật với Maria, không muốn kết hôn. Đứa con bất ngờ sau khi sinh hạ được hai tuần liền chết yểu. Tập tục bảo thủ của nước Anh lúc đó, chưa lập gia đình thì không được phép sinh con, đứa bé được coi là con riêng, không nhận chúc phúc, cũng không cách nào cử hành tang lễ chính thức. Hai người bọn họ đành phải tìm một chỗ trộm chôn đứa con.
Nhưng không lâu sau, buổi sáng thứ sáu ngày 18 tháng 5, William bỗng nhiên chạy vào nhà Maria, bên người còn mang theo một cây súng, nói việc có con riêng bị cảnh sát biết rồi. Cảnh sát John Balam trước kia đến nói cho anh ta biết, nói lệnh bắt giữ đến từ Luân Đôn đã phát ra, bọn họ muốn lấy tội danh sinh con riêng để bắt Maria.
Mặc dù sau đó, cảnh sát Balam làm chứng trên tòa án nói, căn bản không có lệnh bắt giữ như vậy, nhưng lúc đó Maria bị dọa đến hoang mang lo sợ, khóc hỏi William, nên làm sao bây giờ? William bảo cô ăn mặc thành đàn ông trốn khỏi nhà, dặn dò nói tuyệt đối đừng để cho người ta trông thấy, đi trước đến vựa lúa đỏ chờ, anh ta sau đó sẽ mang vật tùy thân của cô đến đó gặp mặt, sau đó đưa cô đi Ipswich kết hôn.
Mẹ kế của Maria là bà Marten lúc ấy cũng ở chỗ đó. Bà phàn nàn nói: “Cậu trước kia mà cưới Maria nhà chúng ta cũng không đến mức bây giờ cái gì cũng mất?” William cam đoan nói: “Cháu ngày mai liền sẽ kết hôn với Maria”. Bà Marten không thể nào tin anh ta. Bởi vì tiếng tăm William rất không tốt, thường xuyên nói dối hết lần này đến lần khác, lúc đi học liền có biệt danh là “hồ ly”. Anh ta trộm bán heo của cha, dùng chi phiếu giả, thậm chí trước đây không lâu còn cùng với tên trộm xấu xa Smith trộm một con lợn của thôn bên cạnh.
Không biết vì sao, Smith bị bắt, William lại thoát khỏi trừng phạt. Smith trong phòng thẩm xét cắn răng nghiến lợi nói: “Hắn sớm muộn cũng sẽ ở trên giá treo cổ”. Tên trộm này liền đánh giá anh ta như vậy, có thể thấy được nhân phẩm William không bình thường. Nhưng mà con gái lại yêu đương với loại người này, làm cha mẹ có thể có cách gì được? Bà Marten âm thầm thở dài, đứng dậy giúp Maria thu thập hành trang để đi.
Lúc 12 rưỡi, Maria rời khỏi nhà, cả nhà Marten từ đây không gặp lại cô. Buổi sáng chủ nhật, một mình William đến đây hỏi thăm, nói đã thu xếp tốt cho Maria. Về sau William biến mất một thời gian, 9 tháng ngắn ngủi trôi qua, bất quá Maria không trở về. Bà Marten hỏi con gái đâu? William nói cô ở bên ngoài sống rất tốt. Bà Marten lại hỏi, con gái vì sao không viết thư gửi về báo bình an? William nói tay cô bị thương, viết không được.
Sau đó William lần nữa biến mất. Từ đó về sau đã đến mùa xuân năm thứ hai, cả nhà Marten chỉ nhận được tin anh ta viết gửi, nói ở trên đảo Hoài Đặc với Maria, cuộc sống rất tốt, chính là nhất thời giữa chừng vẫn không dám trở về, sợ việc bỏ trốn gây nên giận dữ cho họ hàng, bè bạn. Ông Marten hỏi con gái mình vì sao không viết thư, William có lúc nói Maria thân thể không tốt, có khi nói tay cô còn có tổn thương, có khi nói chắc như đinh đóng cột, Maria không phải viết thư gửi về rồi sao? Chẳng lẽ cha mẹ chưa nhận được?
Mặc kệ như thế nào, từ đây tin tức về Maria hoàn toàn không có. Thậm chí vào lễ Giáng Sinh cũng chưa trở lại. Cô và người nhà tình cảm rất tốt, cũng có tri thức hiểu lễ nghĩa, cách làm này hoàn toàn không phải phong cách của cô. Cả nhà Marten bắt đầu ngồi không yên, lúc ngồi cùng một chỗ nhắc tới Maria càng ngày càng nhiều. Ngày đó, bà Marten rốt cục nhịn không được nói với chồng: “Em nếu là anh, sẽ đi vựa lúa đỏ xem thử”.
Ông Marten cảm thấy rất kỳ quái, hỏi vì sao? Bà Marten nói gần đây thường xuyên mơ thấy Maria bị hại ở vựa lúa đỏ, chôn ở nơi đó. Trên thực tế trước lễ Giáng Sinh bà đã mơ thấy Maria hai lần. Nhưng sợ mọi người không tin, cho nên chịu đựng không nói. Từ đó về sau, bà Marten vẫn thúc giục chồng đi vựa lúa đỏ xem thử.
Ngày 19 tháng 4 năm 1828, ông Marten không lay chuyển được vợ, liền hẹn một người bạn là Bowtell cùng đi. Sau khi đến vựa lúa đem rơm rạ trên đất quét sang một bên, bọn họ rất nhanh liền nhìn thấy có một phần đất tựa hồ có dấu hiệu bị đào lên gần đây. Hai người bọn họ bắt đầu đánh bạo đào xuống, đào hai bên được khoảng 45cm, thì xuất hiện một bao tải căng phồng, có miếng khăn lụa màu xanh từ miệng túi lộ ra, một mùi hôi thối nồng nặc theo đó mà xông lên mũi.
Trong lòng ông Marten cảm thấy ớn lạnh, không dám đào xuống nữa, mà quay người trở về nhà, hỏi vợ còn nhớ khăn lụa lúc con gái mang đi màu gì không. Bà Marten khẳng định nói, màu xanh. Ông Marten lập tức nước mắt tuôn đầy mặt, biết con gái quả nhiên bị hại, xoay người, yên lặng đi đến cục cảnh sát.
Sau đó pháp y căn cứ giám định rằng xác định người chôn dưới đất chính là Maria. Nguyên nhân cái chết rất nhanh liền tìm được, là giết bằng súng. Cục cảnh sát lập tức khoanh tròn xác định William là người bị tình nghi lớn nhất, bắt đầu có hành động lùng bắt. Khi đó William vừa kết hôn, cùng vợ mới cưới ở Luân Đôn kinh doanh một ký túc trường học dành cho con gái, cuộc sống trôi qua hạnh phúc yên ổn. Cảnh sát từ trong nhà hắn tìm ra cây súng kia, còn tìm ra một bản hộ chiếu nước Pháp. Xem ra William đã có suy nghĩ bỏ trốn. Nếu như không phải Maria năm lần bảy lượt trong mộng thúc giục bà Marten, hắn khả năng rất nhanh liền có thể ung dung ngoài vòng pháp luật. Xem ra trong cõi sâu xa tự có ý trời!
Ngày 7 tháng 8, bắt đầu thẩm xét William, toàn bộ quá trình không có gì lo lắng. Mặc dù trên tòa án William kiên quyết không nhận tội, nhưng bồi thẩm đoàn chỉ dùng 35 phút ngắn ngủi liền phán định hắn có tội. Sau ba ngày, dưới sự khuyên bảo của người nhà và mục sư, William cuối cùng cũng nhận tội trong ngục. Hắn nói lúc ấy hai người phát sinh tranh chấp, hắn trong cơn tức giận liền nổ súng.
Ngày 11 tháng 8, William chấp hành hình phạt treo cổ, tên trộm bạn của hắn Smith nói một câu ứng nghiệm. Hành hình trên quảng trường người người đông đúc, lúc ấy ở nông thôn nước Anh dân phong thuần phác, rất khó để người ta tin tưởng sẽ phát sinh chuyện tàn nhẫn như vậy, cho nên tất cả mọi người rất khiếp sợ, muốn đến nhìn thử con người lòng dạ hiểm độc dưới trường kia. Mà toàn bộ câu chuyện cũng bởi vì Maria báo mộng tình tiết bao phủ một tầng sắc thái thần bí, trong văn học mới phát triển ở thế kỉ 19 của nước Anh bị cải biên thành nhiều loại tác phẩm văn học.
Không ngoại lệ chính là, cơ hồ tất cả tác phẩm đều sẽ giữ lại đoạn báo mộng này, sau đó cảm khái một phen nói, “Bàn tay của Thượng Đế, đâu đâu cũng có”. Thật sự cái gọi là “lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”, trong ngoài xưa nay đều là như vậy.
Án cướp của trên thuyền Đại Cát
Chuyện thứ hai ghi chép lưu lại vào thời kì Dân quốc, một câu chuyện nhỏ trong Động Linh tục chí mà ông Quách Tắc Vân từng nhận chức Bí thư trưởng Quốc vụ viện của Trung Hoa dân quốc làm ra, gọi là Mộng triệu chỉ hung. Trong câu chuyện mặc dù không đề cập họ tên cụ thể của người trong cuộc, bất quá lấy địa vị trên chính đàn và văn đàn của ông Quách, nhưng tính chân thực của sự việc là không thể nghi ngờ.
Tháng 3 năm 1931, tàu Đại Cát của công ti tàu thủy Đại Đạt ở gần cảng Trương Hoàng, Giang Tô bốc cháy và chìm, trở thành tin tức chấn động cả nước lúc ấy. Tờ báo lớn lúc ấy, Nam Dương thương báo của Singapore ra ngày 27 tháng 3 dẫn nói, bởi vì lúc ấy thế lửa mãnh liệt, chung quanh tuy có thuyền đánh cá, nhưng tất cả ngư dân đều sợ lửa thiêu đến người mình, chỉ đứng im quan sát, không chịu cứu người, có người thậm chí thấy lợi tối mắt, chỉ lo vớt rương tủ hành lý của lữ khách ném vào phao cứu sinh trên mặt nước, sau đó mặc dù quan viên yêu cầu xuống cứu người, nhưng đã quá muộn, dẫn đến hơn 100 người mất mạng. Phóng viên đối với việc này cực kì oán giận.
Có một người gặp nạn trong số đó, sau đó báo mộng cho con trai, nói lúc ấy ông ta đem một số vật phẩm thả trôi trong nước, sau đó ghé vào phía trên chờ cứu viện, một chiếc thuyền đánh cá phát hiện ông ta, ông ấy tranh thủ thời gian kêu cứu với ngư dân nói mình mang theo không ít tiền, chỉ cần cứu người, liền phân chia cho họ một nửa. Không nghĩ tới ngư dân sau khi đem ông kéo lên thuyền đánh cá liền cướp đi tiền của ông, sau đó đem ông đẩy vào trong nước. Lúc ấy trên người ông mang theo hơn hai ngàn đồng tiền. Ngư dân họ Vương có lòng dạ hiểm độc như vậy.
Sau khi con trai tỉnh mộng, lúc này liền hiểu đây là sau khi cha chết oan liền thác vào mộng anh ta, thế là lập tức chạy đến địa điểm tàu Đại Cát bị chìm, không hề lên tiếng, bốn phía tìm kiếm hỏi thăm ngư dân họ Vương. Sau khi tìm được, anh ta thừa dịp bất ngờ xông lên, bắt lấy đối phương không thả, lớn tiếng hô người báo cảnh sát. Hai người cùng được đưa tới cục cảnh sát. Ngư dân họ Vương ban đầu còn chống chế, nhưng cảnh sát lập tức tìm ra tiền tham ô trên thuyền của hắn, kim ngạch cụ thể cùng con trai của người gặp nạn nói tới giống nhau, bằng chứng như núi, ngư dân họ Vương đành phải thành thật khai báo mình đã cướp tiền sát hại người.
Được rồi, câu chuyện hôm nay đã kể xong. Hai bản án này ngoài hung thủ và người bị hại, không có người thứ ba ở hiện trường, toàn bộ nhờ vong linh báo mộng mới phá được án. Khiến mọi người tấm tắc lấy làm kỳ lạ, cũng ứng với câu nói cổ xưa kia, trên đầu ba thước có thần linh, có lúc người không trị được, thì trời trị.
Do Phù Diêu thực hiện
Chịu trách nhiệm biên tập: Lý Duy Chân
Biên dịch: Toan Đinh
Mời các bạn xem bản gốc tại Epochtimes Hoa ngữ.
Xem thêm: