19 tiểu bang đề nghị SCOTUS xét xử tiếp vụ trục xuất tại biên giới theo Đề mục 42
19 tiểu bang phản đối kế hoạch của chính phủ Tổng thống Biden nhằm chấm dứt chính sách Đề mục 42 vốn cho phép trục xuất nhanh chóng những người nhập cư bất hợp pháp tràn vào biên giới Hoa Kỳ-Mexico đang yêu cầu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (SCOTUS) tiếp tục xét xử vụ kiện này sau khi tòa án đột ngột hủy bỏ các cuộc tranh luận trực tiếp vài ngày trước đó.
Chính phủ đã yêu cầu Tối cao Pháp viện hủy bỏ vụ kiện này, cho rằng đó là vấn đề mà tòa không có quyền hạn xét xử vì Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Tổng thống Joe Biden cho biết trong một thông cáo báo chí (pdf) hôm 30/01 rằng cơ quan này sẽ kéo dài các trường hợp khẩn cấp sắp hết hiệu lực trong thời kỳ đại dịch đến ngày 11/05 “và sau đó kết thúc cả hai trường hợp khẩn cấp vào ngày đó.” Tình trạng khẩn cấp quốc gia và tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng hiện hành đã được chính phủ cựu Tổng thống Trump tuyên bố gần ba năm trước.
Hôm 16/02, tòa án đã hủy bỏ khỏi lịch phiên điều trần trong vụ Arizona kiện Mayorkas, hồ sơ tòa án số hiệu 22-592, dự kiến diễn ra hôm 01/03, mà không đưa ra lời giải thích hoặc chỉ dẫn nào về cách các thẩm phán đã bỏ phiếu về vấn đề này. Thay vì vụ tranh tụng Đề mục 42, tòa án đã quyết định hôm 01/03 sẽ điều trần các cuộc tranh luận trong vụ New York kiện New Jersey, hồ sơ tòa án số hiệu 22O156, một vụ kiện về việc liệu New Jersey có thể đơn phương rút khỏi thỏa thuận liên bang vốn đã tạo ra Ủy ban Bờ sông của New York (Waterfront Commission of New York) hay không.
Trong lệnh hôm 16/02, Tối cao Pháp viện đã không bác bỏ vụ kiện đang chờ xét xử nói trên hoặc chỉ ra rằng lệnh ngày 27/12/2022 của Pháp viện này — ngăn cản việc rút lại chính sách Đề mục 42 — đã bị hủy bỏ.
Hồi tháng 03/2020, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành một lệnh khẩn cấp theo Đề mục 42 của Bộ luật Hoa Kỳ liên quan đến những người gần đây đã ở một quốc gia hiện có bệnh truyền nhiễm. Điều này cho phép chính phủ nhanh chóng trả những người vượt biên trái phép về Mexico mà không cần một phiên điều trần chính thức theo giả định rằng sự hiện diện của họ có thể gây ra các rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Hơn 2 triệu người đã bị trục xuất theo chính sách này.
Trong đơn mới của họ (pdf), tổng chưởng lý của 19 tiểu bang chủ yếu thuộc Đảng Cộng Hòa lập luận rằng họ có quyền can thiệp vào vụ việc để thách thức phán quyết ngày 15/11/2022 của Thẩm phán liên bang Emmet Sullivan, người đã xác định chính sách Đề mục 42 là bất hợp pháp bởi vì chính phủ liên bang đã không chứng minh được rằng việc đình chỉ các luật nhập cư thông thường là hợp lý.
Những tổng chưởng lý này đã lập luận trong một đơn do văn phòng của ông Jeff Landry, Tổng Chưởng lý Đảng Cộng Hòa của Louisiana, đệ trình rằng việc chính phủ Tổng thống Biden cho biết họ đã dự trù chấm dứt các trường hợp khẩn cấp liên quan đến COVID-19 vào ngày 11/05 không dẫn đến việc vụ kiện bị bác bỏ.
Những tiểu bang này cho biết đề nghị của chính phủ rằng “vụ kiện này phải bị bác bỏ vào tháng Năm tới dựa trên một thông cáo báo chí được đưa ra sau khi Tòa án này” chấp thuận xem xét phán quyết của tòa cấp dưới (certiorari), hoặc xem xét, và đồng thuận xét xử vụ kiện là một lập luận yếu ớt chống lại việc tiến hành xét xử vụ kiện.
Những tiểu bang này cho biết, trích dẫn từ vụ án Knox kiện SEIU, một án lệ của Tối cao Pháp viện năm 2012, “Những thủ tục diễn ra sau khi chấp thuận xem xét phán quyết của tòa án cấp dưới như vậy là nhằm khiến Pháp viện không xem xét thận trọng một quyết định.”
Những tiểu bang này ngụ ý rằng chính phủ có thể thay đổi quyết định trước ngày 11/05 và quyết định gia hạn các trường hợp khẩn cấp khi cho biết chính phủ đang biến những tiểu bang này thành “thầy bói” — được yêu cầu dự đoán chính phủ liên bang “sẽ không làm” gì “trước khi chính phủ không thể làm việc đó.”
Đơn nói trên nêu rõ việc việc chính phủ liên bang không thể biện hộ cho chính sách Đề mục 42 đã “làm đảo lộn vụ kiện căn bản này” và việc chính phủ tiếp tục phản đối việc những tiểu bang này “can thiệp [vào vụ việc] nhấn mạnh rằng đúng là họ muốn từ bỏ con đường giành chiến thắng đến mức nào.”
Những tiểu bang phản đối việc dỡ bỏ chính sách Đề mục 42 là Arizona, Louisiana, Missouri, Alabama, Alaska, Kansas, Kentucky, Mississippi, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, South Carolina, Texas, Tennessee, Utah, Virginia, West Virginia, và Wyoming.
Các nhóm nhân đạo và biên giới mở cho biết chính sách Đề mục 42 ngăn cản những người đào thoát khỏi tình trạng ngược đãi và bạo lực ở quê hương của họ có được thủ tục tố tụng hợp pháp khi họ đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những tiểu bang đó nói rằng việc rút lại chính sách này sẽ khiến thậm chí nhiều người nhập cư bất hợp pháp hơn nữa tràn vào các cơ sở biên giới vốn đã quá tải.
Trước đó, những tiểu bang này đã nói với tòa án cấp cao nói trên rằng việc không tuân thủ chính sách này “sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng với quy mô chưa từng có ở biên giới” và “số vụ vượt biên trái phép hàng ngày có thể tăng hơn gấp đôi.”
Thanh Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times