13/05: Ngày kỷ niệm của Đức tin
Khi nước Úc phải đối diện với hệ quả của cuộc khủng hoảng do COVID gây ra, nợ quốc gia tăng và một Trung Cộng hiếu chiến, thì vẫn có một lễ kỷ niệm đang âm thầm diễn ra tại quốc gia này và trên khắp thế giới.
Vào ngày 13/05/1992, tại Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) được phổ truyền ra công chúng. Đây cũng là ngày sinh nhật của người sáng lập ra pháp môn, Đại sư Lý Hồng Chí hay còn gọi là Sư Phụ Lý. 13/05 cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tinh thần theo trường phái Phật gia, lấy các đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn (Zhen 真, Shan 善, Ren 忍 trong tiếng Hoa) của vũ trụ làm nguyên lý chỉ đạo. Môn tu luyện bao gồm các bài giảng và các bài công pháp.
“Pháp Luân Đại Pháp” được dịch sang tiếng Anh là “Bánh xe Pháp Luân của Đại Pháp”. “Đạo” trong Đạo gia và “Phật Pháp” trong Phật gia cũng là muốn ám chỉ Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cổ xưa, không phải một ‘tôn giáo mới’
Ban đầu, do Pháp Luân Đại Pháp được truyền thừa qua năm tháng để chọn đồ đệ, công chúng không biết đến pháp môn trước năm 1992. Điều đó khiến Pháp Luân Đại Pháp được hiểu là một “tôn giáo mới”, mặc dù pháp môn có nguồn gốc Phật gia từ hàng ngàn năm trước.
Tu luyện (tu sửa tâm tính và rèn luyện thân thể thông qua thực hành các nguyên lý) là một đặc điểm của truyền thống tâm linh Á Đông, do sư phụ truyền thừa cho đồ đệ qua hàng thiên niên kỷ.
Khi ông Lý Hồng Chí truyền Pháp, ông đã đăng ký Pháp Luân Công với Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, chính quyền đã ủng hộ tập luyện khí công để cải thiện sức khỏe và tiết kiệm chi phí y tế cho nhà nước. Tại Hội Sức khỏe Đông phương năm 1993, ông Lý nhận được giải thưởng “Khí công sư được yêu thích nhất”.
Đến năm 1998, Uỷ ban Thể thao Quốc gia ước tính rằng có khoảng 70 triệu người Trung Quốc theo tập Pháp Luân Công. Môn tu luyện trở nên phổ biến nhanh chóng do người người chia sẻ những cải thiện về sức khỏe và tinh thần mà họ đắc được.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc – Sự hiểu lầm của phương Tây
Tuy nhiên, chính yếu tố tâm linh của Pháp Luân Công đã dẫn đến sự thù địch của Trung Cộng. Tại Trung Quốc thời đó, tất cả các vấn đề về linh hồn, tâm linh hoặc đức tin đều bị coi là mê tín dị đoan do chúng nằm ngoài sự kiểm soát của Đảng và các hệ tư tưởng Marxist về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần.
Kể từ tháng 07/1999, Trung Cộng đã phát động một cuộc đàn áp để bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở phương Tây. Vì vậy, nó đã gây ra những hiểu lầm.
Rất nhiều phương tiện truyền thông phương Tây sử dụng những cách khiếm nhã để soi xét môn tu luyện cổ xưa và xuất bản những bài báo giật gân.
Nhiều nhà bình luận khác bắt chước thái độ của Trung Cộng về Pháp Luân Công như thể việc chỉ trích một môn tu luyện từ Trung Quốc và coi nhẹ các hành động đàn áp nhân quyền nghiêm trọng là điều đúng đắn. Nó thể hiện sự phân biệt chủng tộc – hay thậm chí là có biểu hiện của chủ nghĩa cộng sản.
Tại sao Pháp Luân Đại Pháp là tốt?
Tại sao các học viên Pháp Luân Công thường giơ cao biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” (Pháp Luân Đại Pháp là tốt).
Họ đã hô to những từ này tại quảng trường Thiên An Môn trong suốt những năm 2000-2001; hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công từng đến đây để nói với chính quyền Trung Quốc rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và cấm đoán môn tu luyện là hành động sai trái, môn tu luyện đã cải thiện sức khỏe và nâng cao đạo đức của rất nhiều học viên.
Trung Cộng đáp trả bằng cách đánh đập và bắt giữ những ai phản kháng. Nó đã duy trì chiến dịch tàn bạo để loại bỏ Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc thông qua các biện pháp giam giữ, tra tấn và sát hại những người không chịu từ bỏ đức tin.
Chiểu theo các nguyên lý của Pháp Luân Công, các học viên ở Trung Quốc có thêm sức mạnh để chống lại cuộc đàn áp một cách ôn hoà và chịu đựng mọi khó khăn gian khổ; họ muốn người Trung Quốc hiểu rằng tại sao Pháp Luân Đại Pháp là tốt; không thể để một cá nhân bị lừa lọc và tin rằng những điều vốn dĩ tốt đẹp lại là tà ác.
Trí tuệ của Trung Quốc cổ xưa đề cao sự hài hoà giữa Thiên và Địa và rằng vũ trụ bản chất là tốt. Giống như những phần tử của vũ trụ, con người cũng mang bản chất “thiện”.
Bằng cách nói “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, các học viên ở Trung Quốc và toàn thế giới cũng thể hiện lòng biết ơn trước những lợi ích về sức khoẻ và sự giác ngộ về nhân sinh đắc được nhờ tu luyện.
Khi những người không tu luyện Pháp Luân Công nói: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, họ đã chọn đứng về phía môn tu luyện và chống lại cuộc đàn áp tội lỗi của Trung Cộng.
Những thứ tốt đẹp đều miễn phí
Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt.
Môn tu luyện có sẵn trên mạng, không mất phí và dành cho tất cả những ai muốn học. Dù quý vị già hay trẻ, là nam hay là nữ, giàu hay nghèo, nói ngôn ngữ nào hay đến từ nền văn hoá nào, quý vị đều có thể tu luyện Pháp Luân Công.
Các bài giảng và các bài công pháp chỉ đơn giản là cho phép một người tiến vào cuộc hành trình khám phá và trải nghiệm môn tập của riêng mình.
Ngày nay, cuộc sống phức tạp đã khiến chúng ta chịu nhiều đau khổ và căng thẳng, chúng ta có ít thời gian để dừng lại và hướng vào nội tâm mình.
Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện cả tâm-thân-trí. Thông qua thiền định, một người có thể tỉnh táo buông bỏ những ý niệm và bước vào thế giới của sự tỉnh thức, kết nối với những cảnh giới cao hơn từ bên trong.
Mặc dù Trung Cộng đã vi phạm nhân quyền và gây ảnh hưởng trên toàn thế giới, hàng triệu người ở Trung Quốc và 80 quốc gia đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Các bài giảng đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ.
Úc đã bảo vệ được các giá trị khi đàm phán với Trung Cộng thì việc phản ánh một khía cạnh tích cực của văn hoá truyền thống Trung Hoa cũng là một điều tốt đẹp.
Thế giới đang hướng đến cái thiện. Và đó là điều xứng đáng để chúng ta ca tụng.
John A. Deller là thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Úc. Quan điểm được trình bày là góc nhìn của tác giả và không đại diện cho các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, hay quan điểm của Hiệp hội.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
John A. Deller
Thiên An biên dịch
Xem thêm: