101 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến thiệt mạng trong 10 tháng qua ở Trung Quốc
Trong 10 tháng qua, Trung Cộng đã bức hại đến chết 101 học viên Pháp Luân Công, theo Minh Huệ (Minghui.org), một trang web có trụ sở đặt tại Hoa Kỳ chuyên ghi lại dữ liệu về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên khắp nước này.
Các trường hợp tử vong liên quan đến 54 thành phố ở 24 tỉnh. Phần lớn các vụ việc tập trung ở các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang, và Cát Lâm thuộc phía đông bắc Trung Quốc. Theo báo cáo của Minh Huệ, một số trường hợp tử vong xảy ra tại các đồn cảnh sát, trung tâm giam giữ và nhà tù.
Ngoài ra, ít nhất 75 người trong số họ bị tra tấn, cưỡng bức lao động, và chích thuốc không rõ nguồn gốc trước khi tử vong.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần với ba nguyên lý cốt lõi là chân, thiện và nhẫn, cùng với năm bài tập chậm rãi. Sau khi được giới thiệu cho công chúng vào năm 1992, số người theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã tăng từ 70 triệu lên đến 100 triệu vào năm 1999. Khi đó, Trung Cộng, vốn coi sự phổ biến của môn tập là một mối đe dọa, đã phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc để xóa sổ pháp môn này.
Nạn nhân của cuộc bức hại
Vào ngày 22/12/2020, các sĩ quan cảnh sát thành phố Lan Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Cam Túc đã cưa cửa trước căn hộ của một học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã tịch thu tài sản, bao gồm cả máy tính và máy in, của bà Nhâm Xán Như (Ren Canru), một người phụ nữ cao tuổi bị liệt. Họ cũng bắt giữ người y tá chăm sóc bà Nhâm.
Sức khỏe tinh thần và thể chất của bà Nhâm đều trở nên xấu đi nhanh chóng sau cuộc đột kích này, theo Minh Huệ.
Cụ bà đã bị hôn mê sau khi bị ngã hôm 27/07/2021. Một tuần sau, bà qua đời ở tuổi 85 tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của Bệnh viện Đa khoa Lan Châu.
Người chồng và con trai của bà Nhâm cũng theo tập Pháp Luân Công, đã qua đời lần lượt từ 10 và 20 năm trước.
Một học viên khác đã qua đời sau khi bị giam trong nhà tù nữ chưa đầy hai tháng. Bà Phó Quý Hoa (Fu Guihua), 55 tuổi, qua đời vào ngày 25/07 sau khi bà được chuyển đến Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Cát Lâm.
Sau ca cấp cứu, bà Phó không qua khỏi, gia đình bà đã yêu cầu được nhìn bà một lần cuối. Nhiều ngày sau, yêu cầu đó mới được đáp ứng, với điều kiện là không được chụp ảnh.
Một số người thân của bà Phó vẫn bị bỏ tù vì đức tin của họ.
Một học viên khác là anh Tôn Tú Quân (Sun Pijin) đã bị bắt khỏi nông trang của mình ở làng Đông Nho Lai, tỉnh Sơn Đông vào ngày 16/08. Ngày hôm sau, giới chức thông báo cho gia đình của anh Tôn rằng anh đã tử vong trong khi bị giam giữ, theo Minh Huệ.
Các quan chức từ văn phòng 610 địa phương, một cơ quan của chính phủ có nhiệm vụ đàn áp tôn giáo, nói với gia đình của anh Tôn rằng anh đã nhảy từ mái nhà xuống và bị tử vong. Tuy nhiên, ban đầu gia đình không được phép nhìn thấy thi hài của anh Tôn.
Cuối cùng khi gia đình được thấy thi hài, trông anh đã biến dạng. Một bên mắt của anh đã không còn, cả ngực và một nửa hộp sọ của anh đều bị khoét sâu.
Các quan chức và cảnh sát sau đó đã đe dọa gia đình không được liên lạc với các học viên Pháp Luân Công khác, đệ đơn kiện hoặc chia sẻ tin tức với những người khác. Một tuần sau, ngày 26/06, cơ quan công quyền cưỡng chế gia đình hỏa táng và khép lại vụ việc.
Ông Frank Yue là một ký giả tại Canada của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề Trung Quốc. Ông cũng có bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn học Anh tại Đại học Ngoại Ngữ Thiên Tân, Trung Quốc.
Thiện Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: