Vì sao một số dược liệu Trung y có thể chữa bệnh, mà Tây y lại ‘không thấy gì’?
Rõ ràng có một số loại dược liệu, thực phẩm Trung y vẫn dùng để chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe, nhưng nghiên cứu theo Tây y thì không thấy có hiệu quả. Rốt cuộc nguyên nhân là gì?
Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng học của phương Tây
Ngày nay, nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng học phần lớn dùng khái niệm của y học phương Tây để thực hiện, tìm những thành phần có tác dụng tới trao đổi chất của cơ thể, căn cứ vào ảnh hưởng của chúng từ đó mà đánh giá hiệu quả.
Vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng chống oxy hóa, chất dinh dưỡng thực vật … Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều dựa trên một hợp chất hoặc tương tự, thông qua các thí nghiệm mà xem chúng ảnh hưởng đến phản ứng nào, sau đó tìm hiểu tác dụng đối với cơ thể. Như vậy, thông qua nghiên cứu mà hiểu được thành phần nào, cơ chế nào có thể giúp phòng và bệnh.
Tuy nhiên, khi kiểm tra hiệu quả của việc ăn trực tiếp thực phẩm hoặc loại dược liệu này, thì kết quả thường không như kỳ vọng. Trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rõ ràng các thành phần dinh dưỡng của những thực phẩm này có tác dụng đối với cơ thể, nhưng tại sao khi ăn trực tiếp lại không thấy tác dụng?
Lấy ví dụ, Hồng Sâm từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ở Hàn Quốc. Để chứng minh lợi ích với cơ thể, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đang nghiên cứu công dụng của nó trong các thành phần đặc định, cũng đã xác nhận nhiều thành phần trong dược liệu này có tác dụng tới sự trao đổi chất. Khi thực hiện tới phân nhóm thực nghiệm, dùng ăn trực tiếp, thường cho kết quả gây ngạc nhiên. Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy công hiệu của nó không lớn, thậm chí không có tác dụng.
Các nhà nghiên cứu đổ lỗi cho sự tương tác lẫn nhau của các thành phần trong dược liệu, dẫn đến nồng độ các hoạt chất không đủ, hiệu quả không rõ ràng. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng của các nguyên liệu được sử dụng mỗi lần thí nghiệm khác nhau, vì vậy mới có tình trạng khi có tác dụng khi không.
Tất nhiên đây là những lý do rất có thể xảy ra, nhưng một điều rất quan trọng lại bị bỏ qua, đó là những thực phẩm này và các thành phần đặc biệt chứa trong chúng có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Khi phân loại ngẫu nhiên từng nhóm người làm thí nghiệm, bỏ qua đặc điểm riêng của mỗi người có phù hợp hay không, cuối cùng người phù hợp sẽ thấy hiệu quả mong đợi sau khi ăn, người không hợp có thể không những không có tác dụng mà càng ăn càng tệ, sau thống kê tổng thể tất nhiên hiệu quả mong đợi sẽ không xuất hiện.
Hãy lấy Hồng Sâm trong điều trị dị ứng làm ví dụ minh họa:
Người bị dị ứng ít nhất có hai loại thể chất khác nhau, đặc trưng của hai loại này vừa vặn lại tương phản. Một loại do Tỳ Kinh quá vượng, làm khả năng miễn dịch quá cường thịnh, một loại Tỳ Kinh quá thấp làm khả năng miễn dịch kém. Nếu không phân biệt cơ địa của từng người khi thực hiện nghiên cứu, thì kết quả những người Tỳ Kinh thấp sử dụng Hồng Sâm sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngược lại, nhóm người kia khi ăn sẽ không những không có hiệu quả kiểm soát dị ứng, mà còn có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên cứu các loại thực phẩm không phân loại vào từng đối tượng người thể chất khác nhau, rất dễ rơi vào kết luận không có giá trị.
Dinh dưỡng học phương Đông
Nếu như các nghiên cứu của phương Tây là tìm hiểu “Các phản ứng hóa học trong cơ thể”, thì thế mạnh của phương Đông (Trung y) là tìm hiểu “ảnh hưởng của thực phẩm (dược liệu) đối với tuần hoàn máu” [thường được gọi là lưu thông khí huyết]. Các sách dược điển của Trung y quy lại đều là khái niệm này – Loại thực phẩm nào hoặc vị thuốc Trung y nào sẽ ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết đối với đường kinh lạc nào.
Ví dụ Hồng Sâm sẽ làm tăng tuần hoàn máu của Tỳ Kinh, nói cách khác có thể tăng cường lượng huyết dịch trong các động mạnh trên mạng treo, từ đó tăng cường cung cấp cho Tiểu Trường (Ruột non), Đại Trường (Ruột già), Tụy tạng và mạc treo. Ngược lại Tây Dương Sâm không có tác dụng với Tỳ Kinh, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu Phế Kinh, tăng cường cung cấp huyết dịch cho đường hô hấp.
Điều thú vị là, những tác dụng này không chỉ dựa vào một thành phần duy nhất là có thể có kết quả. Chúng tôi từng cố gắng chiết xuất các hợp chất đặc định trong các vị thuốc Trung y và thử nghiệm trên chuột, thì không phát hiện thấy sự cải thiện tuần hoàn máu. Vì vậy hiệu quả ảnh hưởng tới tuần hoàn máu trong các vị thuốc của Trung y là do “vật chất có tính phức hợp”, rất khó để nghiên cứu theo phương thức của phương Tây. Bởi tác dụng của các hợp chất hóa học rất phức tạp, chế độ ăn uống hoặc thuốc Đông y rốt cuộc có tác dụng thế nào tới việc sinh ra mạch tượng và cơ chế trong đó như thế nào càng cần có nhiều người hơn nghiên cứu mới có thể giải khai.
Trích từ “Xem sức khỏe từ ngón trỏ: Hướng dẫn về cuộc sống và chăm sóc sức khỏe của Vương Duy về chẩn đoán mạch của khoa học kỹ thuật” Thương Châu xuất bản.
Lý Thanh Phong biên tập
Bách Hợp/Thanh Mai biên dịch
Xem thêm: