Vài bí quyết duy trì sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19
COVID-19 với những biến thể mới xuất hiện gần đây đang khiến nhiều người căng thẳng, lo lắng và bất an.
Các quan chức liên bang và tiểu bang đã nỗ lực kịp thời làm chậm sự lây lan của dịch bệnh bằng cách đóng cửa trường học, cơ sở kinh doanh và yêu cầu mọi người làm việc tại nhà.
The Epoch Times gọi virus corona là virus Trung Cộng vì sự che đậy và cách xử lý sai của Trung Cộng đã khiến virus lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra đại dịch toàn cầu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, trầm cảm và các vấn đề về giấc ngủ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý năm 2018, các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, ví dụ như việc cố kìm nén cảm xúc tiêu cực, dù nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài. Căng thẳng cũng khiến các vấn đề sức khỏe tâm thần đã có từ trước trở nên trầm trọng hơn.
Giáo sư Ellen Langer, được coi là “cha đẻ của tâm trí tỉnh thức” tại Khoa Tâm lý học của Harvard, nói với The Epoch Time: “Điều quan trọng mà mọi người cần biết là căng thẳng rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.” Ông nói thêm: “Một phần căng thẳng đến từ việc không chắc chắn về khả năng bị nhiễm virus hay không và những hậu quả có thể xảy ra nếu bị nhiễm.”
Tiến sĩ Shainna, cố vấn sức khỏe tâm thần, nhà giáo dục và luật sư, nói với The Epoch Times: “Liên quan đến đại dịch, do đây là một bệnh về thể chất do virus gây ra, chúng ta đang tập trung nhiều vào tác động của nó đến sức khỏe thể chất chúng ta. Điều quan trọng là phải nhận ra còn có những khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe của chúng ta và cũng đang bị ảnh hưởng. “
Cả hai chuyên gia đều nhấn mạnh về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong khoảng thời gian đầy thử thách này.
Có nhiều các khác nhau giúp thúc đẩy và duy trì sức khỏe tinh thần.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đưa ra các khuyến nghị bao gồm việc “không xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức, bao gồm cả mạng xã hội”. Việc liên tục đọc tin tức về đại dịch có thể dẫn đến lo lắng và căng thẳng.
Ông Langer nói: “Mặc dù hiện tại có thể chúng ta không có cách chữa trị virus, nhưng có những cách có thể làm để giữ bình tĩnh hơn. Một trong những việc đó là tham gia các hoạt động khác ngoài việc ngồi đó xem tin tức và sợ hãi.”
Ông Langer đã nghiên cứu về trạng thái tỉnh thức trong 40 năm và viết sách về nó. “Tinh thần tỉnh thức có nghĩa là tích cực tham gia, tích cực nhận biết những điều mới xung quanh, và càng tỉnh thức thì càng ít căng thẳng hơn,” theo ông Langer.
Mọi người có thể thực hành trạng thái tỉnh thức bất cứ lúc nào bằng cách đơn giản là để ý đến những thứ xung quanh mà thường coi là hiển nhiên.
“Sự tích cực chú ý là bản chất của sự tương tác,” ông Langer nói. “Kết quả của 40 năm nghiên cứu đã chứng minh sự tham gia tích cực này mang đến lợi ích sức khỏe. Vì vậy – không chỉ là cảm giác – nó thật sự tốt cho bạn.”
Cô Shainna cho biết hầu hết mọi người thường bỏ qua việc hít thở sâu để giảm căng thẳng. “Có vẻ đó chỉ là một hơi thở sâu, nhưng về mặt sinh lý, khi hơi thở của bạn chất lượng, bạn đang nhận oxy lên não. Và nếu hơi thở chậm lại, nhịp tim của bạn cũng chậm lại”.
Một số hoạt động khác giúp giảm căng thẳng bao gồm tận dụng tương tác với gia đình và bạn bè bằng các ứng dụng trò chuyện video, hoặc sắp xếp công việc dọn dẹp, nghỉ ngơi, viết lách và học một kỹ năng mới như nấu ăn hoặc vẽ tranh.
Cách ly xã hội không có nghĩa là cô lập với xã hội. Để tương tác với những người khác từ không gian an toàn trong nhà, “có rất nhiều nhóm cộng đồng [trực tuyến]. Có thể tìm những cộng đồng này ở những địa điểm như Netflix Party,” theo cô Shainna.
Với những người cần được tư vấn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể khám bệnh từ xa (telehealth) cho hội viên. Theo cô Shainna, nhiều nhà tư vấn hiện đang cung cấp dịch vụ trực tuyến. Cô cũng khuyến cáo nên tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Dinh dưỡng
Cô Jerlyn Jones, chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, nói với The Epoch Times: “Thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta. Một số loại thực phẩm như trái cây và rau quả có chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Đó là những hợp chất quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do và stress oxy hóa – những yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể”.
Thực phẩm giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa – nên được tăng cường trong bữa ăn hàng ngày. Chúng bao gồm cam, kiwi, dưa đỏ, bông cải xanh, ớt chuông, cải xoăn, rau bina, củ cải đường và atisô.
Với thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C, cô Jones nói: “Bạn nên đảm bảo có sự xác minh của bên thứ ba để chắc rằng những thành phần ghi trên vỏ hộp là an toàn và được kiểm duyệt.” Chú thích rằng thực phẩm chức năng không được FDA quản lý.
Thực phẩm lên men cũng nên được thêm vào chế độ ăn để giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột vì chúng rất giàu lợi khuẩn. Ông Jones nói: “Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng và căng thẳng, điều đó có thể ảnh hưởng đến đường ruột. Hãy ăn nhiều thực phẩm lên men như miso, dưa cải bắp hoặc kim chi.”
Khi cảm thấy căng thẳng, ông Jones khuyên nên tránh “thực phẩm chế biến kỹ và thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện vì những thực phẩm đó khiến năng lượng của bạn tăng vọt và sẽ thấy “suy sụp” sau khi ăn.
“Những thực phẩm đó là đồ chiên, đồ ngọt và các món tráng miệng như bánh ngọt, bánh rán, bánh nướng nhiều đường, đồ uống có đường như nước trái cây, soda, nước tăng lực. Tôi khuyên bạn nên uống nước thay vì nước trái cây, trà ngọt, soda hoặc nước chanh.”
Rượu và bia cũng được ông Jones đưa vào danh sách thực phẩm và đồ uống nên tránh khi cảm thấy căng thẳng. Ông Jones nói: “Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngủ không đủ giấc có thể làm gia tăng sự lo lắng và căng thẳng”.
“Mặc dù uống rượu là một cách tốt để xoa dịu thần kinh, nhưng nó cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và có thể làm mất nước. Nên hạn chế uống rượu. Nếu có, lượng khuyến nghị chỉ là một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.”
Các hoạt động thể chất
Các nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động thể chất giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm. Chúng bao gồm đi bộ ngoài trời (chú ý giữ khoảng cách xã hội), chạy, tập thể dục và thực hiện các bài tập vận động chậm như khí công, thái cực quyền và yoga.
Ông Jared West, một chuyên gia châm cứu, nói với The Epoch Times: “Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thái cực quyền thực sự tốt giúp tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của khớp, đặc biệt là sự cân bằng.” Ông nói thêm: “Tôi nghe nói rằng Úc hiện đang áp dụng thái cực quyền trong hệ thống y tế vì nhận thấy rằng người tập ít có nguy cơ bị bệnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc chi trả cho một lớp học thái cực quyền cũng ít tốn kém hơn so với chi trả cho phẫu thuật và phục hồi chức năng hông.”
Anh West tập luyện Tao Ahn Pai, một môn khí công bắt nguồn từ Đạo giáo. Anh cho biết các bài tập vận động chậm như khí công và thái cực quyền “rất tốt cho sức khỏe tổng thể, cho tinh thần và thể chất.” Chúng cũng có thể làm dịu hệ thần kinh.
“Nó cho phép bạn chăm sóc bản thân hàng ngày và giữ cho năng lượng của bạn cân bằng và khoẻ mạnh. Nó mở ra cánh cửa cho sức khỏe tổng thể và an toàn. Có rất nhiều hình thức khác nhau để bạn có thể thực hành khí công, từ thiền định cho đến các bài thực hành chuyển động.”
Khí công là một bài tập thể chất-tâm trí bao gồm hít thở sâu, kéo căng và thiền định. Có nhiều loại hình luyện tập khí công khác nhau. Một số khá đơn giản, như tập trung vào hơi thở và thiền định để tăng cường sức khỏe thể chất. Một số khác liên quan đến việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và thiền định để cải thiện sự phát triển tinh thần của con người, chẳng hạn như Pháp Luân Đại Pháp.
Anh West nói: “Điều then chốt của khí công là bạn phải cảm thấy thoải mái với những gì bạn làm, đó là cơ thể và năng lượng của bạn. Cần học cách lắng nghe bản thân, lắng nghe cơ thể bạn và hỗ trợ nó.”
Meiling Lee
Ngân Giang dịch
Xem thêm: