Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh

Có rất nhiều lý do để cảnh giác với vaccine COVID-19, loại vaccine với những hậu quả khôn lường không thể đảo ngược, chẳng hạn như một số bệnh thoái hóa thần kinh chính, bao gồm bệnh Parkinson, xơ cứng teo cơ cột bên, Alzheimer và bệnh xốp não.

Kể từ tháng 12/2020, khi một số loại vaccine mới chưa từng có tiền lệ chống lại SARS-CoV-2 được chấp thuận sử dụng khẩn cấp, đã có một nỗ lực trên toàn thế giới nhằm đưa những loại vaccine này đến tay càng nhiều người càng tốt. Những loại vaccine này đã được phát triển “với tốc độ chóng mặt” do tình hình cấp bách của đại dịch COVID-19. Hầu hết các chính phủ đều chấp nhận quan điểm rằng vaccine này là con đường duy nhất để giải quyết đại dịch này, vốn đang làm tê liệt nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cho đến nay, có bốn loại vaccine khác nhau đã được chấp thuận sử dụng khẩn cấp để chống lại COVID-19 ở Hoa Kỳ và/hoặc Âu Châu. Hai loại (vaccine Moderna và vaccine Pfizer/BioNTech) dựa trên công nghệ mRNA, trong khi hai loại khác (vaccine Johnson & Johnson và AstraZeneca) dựa trên vectơ virus tái tổ hợp DNA sợi kép. Vaccine mRNA chỉ chứa mã cho protein gai SARS-CoV-2, trong khi vaccine dựa trên DNA chứa adenovirus vector virus được tăng cường với DNA mã hóa cho protein gai SARS-CoV-2. 

Vaccine gốc DNA có một lợi thế nhất định so với vaccine dựa trên RNA là không cần phải bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh sâu. Bởi vì DNA sợi kép ổn định hơn nhiều so với RNA sợi đơn. Nhưng có một nhược điểm là những người đã tiếp xúc với các dạng tự nhiên của adenovirus có các kháng thể chống lại virus có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp của protein đột biến. Và do đó, vector vaccine không đủ khả năng bảo vệ chống lại SARS-CoV-2. 

Về mặt này, vaccine AstraZeneca (AZ) có lợi thế hơn một chút so với vaccine Johnson & Johnson (J&J) vì loại virus này thường lây nhiễm cho tinh tinh hơn là con người. Do đó ít người có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với virus hơn. Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus thường lây nhiễm cho một loài có thể gây ra khối u nếu được chích vào một loài khác. Ví dụ, một adenovirus ở người được chích vào khỉ đầu chó gây ra u nguyên bào võng mạc (ung thư mắt ) ở khỉ đầu chó. Vì vậy, không thể loại trừ rằng vaccine AZ có thể dẫn đến ung thư. 

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Một lọ vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson được đặt tại một phòng chích ngừa ở Los Angeles, California, hôm 15/12/2021. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)

Mọi người không nhận ra rằng những loại vaccine này khác rất nhiều so với nhiều loại vaccine thời thơ ấu mà chúng ta quen sử dụng khi còn nhỏ. Thật là kinh ngạc khi các nhà phát triển vaccine và các quan chức chính phủ trên toàn cầu đang đề xướng một cách tàn nhẫn những vaccine này cho một nhóm dân cư không có nhiều nguy cơ mắc bệnh. 

Cùng với Tiến sĩ Greg Nigh, gần đây tôi đã xuất bản một bài báo đã được bình duyệt về công nghệ đằng sau vaccine mRNA và nhiều hậu quả sức khỏe tiềm ẩn chưa được biết đến. Những loại vaccine chưa từng có như vậy thường mất 12 năm để phát triển, với tỷ lệ thành công chỉ 2%. Nhưng những vaccine này đã được phát triển và đưa ra thị trường trong vòng chưa đầy một năm. Hậu quả là, chúng ta không trực tiếp biết về bất kỳ ảnh hưởng nào của vaccine có thể có đối với sức khỏe của chúng ta về lâu dài để dự đoán những hậu quả có thể tàn phá trong tương lai của vaccine. 

Tuy nhiên, kiến thức về cách hoạt động của các loại vaccine này, cách hoạt động của hệ thống miễn dịch và cách các bệnh thoái hóa thần kinh hình thành có thể được đưa ra để giải quyết vấn đề này nhằm tiên lượng về những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai của vaccine.

mRNA trong những vaccine này mã hóa cho protein gai bề mặt virus thường được tổng hợp bởi virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cả mRNA và protein mà nó tạo ra đều đã bị thay đổi so với phiên bản gốc trong virus với mục đích tăng tốc độ sản xuất protein trong tế bào bị nhiễm và tăng độ bền của cả mRNA và protein gai mà nó mã hóa. Cách thành phần tá dược như chất tạo gel như cation lipid và polyethylene glycol cũng rất độc với những hậu quả chưa được biết rõ. Những vaccine đã được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp dựa trên các nghiên cứu hoàn toàn không đầy đủ để đánh giá tính an toàn và hiệu quả.

Bài báo của chúng tôi đã chỉ ra rằng có một số cơ chế mà các loại vaccine này có thể dẫn đến bệnh nặng, bao gồm bệnh tự miễn dịch, bệnh thoái hóa thần kinh, rối loạn huyết học (xuất huyết và cục máu đông) và có thể là các vấn đề của hệ sinh sản. Ngoài ra còn có nguy cơ là vaccine sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của các chủng virus mới không còn nhạy cảm với các kháng thể do vaccine tạo ra.

Khi con người bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ: sau hóa trị liệu cho bệnh ung thư), các kháng thể mà họ tạo ra có thể không kiểm soát được virus. Cũng như trong trường hợp kháng thuốc kháng sinh, các biến chủng vi khuẩn mới tiến hóa bên trong cơ thể của một người bị tổn thương miễn dịch khi nhiễm bệnh tạo ra một phiên bản của protein gai không còn liên kết với các kháng thể thu được. 

Các chủng vi khuẩn mới này nhanh chóng chiếm ưu thế so với chủng ban đầu, đặc biệt là khi dân số chung được chích nhiều loại vaccine chuyên dành riêng cho chủng vi khuẩn ban đầu. 

Vấn đề này dẫn đến đòi hỏi mũi chích vaccine lặp lại định kỳ để tạo ra một vòng sản xuất kháng thể mới trong trò chơi mèo và chuột vô tận. 

Giống như vaccine mRNA, vaccine DNA dựa trên các kỹ thuật chỉnh sửa gen công nghệ sinh học hoàn toàn mới. Vì vậy chúng cũng là một thí nghiệm lớn được thực hiện trên một lượng lớn dân số không nghi ngờ, với hậu quả không rõ ràng. 

Cả hai vaccine vector DNA đều có liên quan đến một tình trạng rất hiếm gặp gọi là huyết khối giảm tiểu cầu, trong đó số lượng tiểu cầu giảm mạnh, dẫn đến hình thành cục máu đông trên toàn hệ mạch máu và nguy cơ cao xuất huyết não. 

Điều này có thể là do phản ứng tự miễn của cơ thể với tiểu cầu và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Trong trường hợp của vaccine Astra Zeneca, tác dụng phụ này đã khiến hơn 20 quốc gia Âu Châu phải tạm dừng chương trình chích ngừa của họ. Và Hoa Kỳ gọi là tạm dừng vaccine J&J. 

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Các lọ có nhãn “vaccine Coronavirus COVID-19 Astra Zeneca” và một ống chích được nhìn thấy phía trước logo AstraZeneca trong bức ảnh được chụp hôm 14/03/2021. (Ảnh: Dado Ruvic/Illustration/Reuters)

Hiện nay, ngay cả các chuyên gia cũng không thực sự hiểu hết cơ chế vaccine, mặc dù một lý thuyết hấp dẫn để giải thích điều này phụ thuộc vào thực tế là vaccine vector DNA yêu cầu DNA được sao chép thành mRNA trong nhân. 

Điều này dẫn đến khả năng tạo ra một bản sao không hoàn chỉnh thông qua “các biến thể mối nối” (splice variants). Các bản sao này sẽ di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và liên kết với các thụ thể ACE2 trong toàn bộ hệ mạch máu. Các kháng thể sẽ gắn lên các mảnh gai đã liên kết một phần với ACE2 này gây ra phản ứng viêm cấp tính dẫn đến đông máu nội mạch lan tỏa (DIC).

DNA Vector Vaccine

Các vaccine adenovirus được tạo ra thông qua các kỹ thuật mà người dân bình thường không thể tưởng tượng nổi rằng có một kỹ thuật như thế tồn tại trên đời. Đối với vaccine AZ, DNA trong vaccine mã hóa các protein khác nhau của một chủng virus adenovirus chủ yếu lây nhiễm cho tinh tinh và gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh. 

Tuy nhiên, DNA trong vaccine AZ không phải là phiên bản “bình thường” của loại virus cảm lạnh này. 

Trước hết, DNA trong vaccine AZ được gọi là “vector adenovirus” do đã bị tước bỏ một số gen nhất định cần thiết để nhân đôi. Người ta lập luận rằng khiếm khuyết này khiến vaccine này không thực sự lây nhiễm cho người được chích ngừa. 

Thứ hai, DNA trong vaccine AZ được sửa đổi, thông qua các kỹ thuật chỉnh sửa gen, để tạo ra một phiên bản tái tổ hợp của virus có chứa trình tự mã hóa hoàn chỉnh cho protein gai SARS-CoV-2, được nối với trình tự DNA của nó. DNA tái tổ hợp là một chuỗi DNA mạch kép thẳng, nơi các protein từ hai loài khác nhau được tích hợp thông qua chỉnh sửa gen.

Miễn dịch sau cảm lạnh thông thường có thể chống lại virus COVID-19
Hình ảnh 3D một protein đột biến của virus SARS-CoV-2 (ở phía trước) và virus SARS-CoV-2 (ở phía sau). (Ảnh: NIAID/RML)

Vì loại virus này không thể sinh sôi nảy nở nên rất khó để sản xuất số lượng lớn. Nhưng họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một phiên bản biến đổi gen của dòng tế bào người, được gọi là tế bào HEK 293 từ thận phôi người. Tế bào HEK 293 ban đầu được thu từ thận của một bào thai bị phá bỏ, và đã được duy trì trong môi trường nuôi cấy kể từ những năm 1970. 

Vaccine J&J có quy trình sản xuất rất tương tự, ngoại trừ một chủng virus adenovirus khác và một tế bào vật chủ khác của con người. Đối với J&J, tế bào chủ là một dòng tế bào bào thai khác được thu hoạch từ võng mạc mắt của thai nhi.

Protein gai là chất độc

Tất cả các vaccine COVID-19 đều dựa trên việc cung cấp mã di truyền để tạo ra protein gai là thành phần chính SARS-CoV-2 chứa mRNA. 

Cả vaccine DNA và vaccine RNA đều cảm ứng tế bào nhiễm vaccine tạo ra nhiều bản sao của protein gai. Thông qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng protein gai là độc hại ngay cả khi tự nó xâm nhập vào cơ thể. 

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chích protein gai vào chuột đồng và phát hiện ra rằng [protein gai này được hấp thụ bởi các tế bào nội mô lót mạch máu thông qua các thụ thể ACE2 dẫn tới giảm điều hòa ACE2, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình trao đổi chất trong tế bào. Đặc biệt, protein gai ức chế sự tổng hợp của ti thể, và làm cho các ti thể hiện có bị phân mảnh. 

Ti thể là thành phần nội bào quan trọng có chức năng sản xuất một lượng lớn ATP (đơn vị năng lượng của tế bào) bằng cách oxy hóa các chất dinh dưỡng, đồng thời tiêu thụ oxy và sản xuất nước và carbon dioxide. Protein gai làm giảm quá trình sản xuất ATP của ti thể và tăng quá trình đường phân – cách thay thế, kém hiệu quả hơn nhiều, để tạo ra ATP mà không cần sử dụng oxy. 

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Ti thể là thành phần nội bào quan trọng có chức năng sản xuất một lượng lớn ATP (đơn vị năng lượng của tế bào). (Ảnh: P.T.Đ/CC BY-SA 4.0)

Sự thay đổi quá trình trao đổi chất theo hướng nhận năng lượng thông qua quá trình đường phân là một tính năng đặc trưng của tế bào ung thư và tế bào thần kinh trong các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein gai có thể vượt qua hàng rào máu não ở chuột và được các tế bào thần kinh trong não tiếp nhận. Các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng protein gai mũi có thể đến não bằng cách di chuyển dọc theo dây thần kinh khứu giác. Khi họ gây ra tình trạng viêm trong não thông qua việc tiếp xúc với lipopolysaccharide (LPS), họ nhận thấy sự hấp thu protein tăng vọt vào não, và họ đưa ra giả thuyết là do rò rỉ gia tăng trong hàng rào máu não. 

Những điểm này trở nên quan trọng khi sau này chúng ta xem xét điều gì xảy ra sau khi chích vaccine SARS-CoV-2, được thiết kế để gây viêm.

Nhiều người bị COVID-19 đã trải qua các triệu chứng đặc trưng của hệ thần kinh trung ương như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, huyết khối có khả năng tử vong và và viêm não. Trong một mô hình vi lỏng 3D tiên tiến, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng bản thân protein gai sẽ phá vỡ hàng rào máu não bằng cách gây ra tình trạng viêm, và họ đề xuất rằng đây có thể là nguồn gốc của các triệu chứng thần kinh.

Một nghiên cứu dạng preprint đã cho thấy sự biểu hiện rộng rãi của ACE2 trong nhiều bộ phận của não. ACE2 được biểu hiện trong tế bào hình sao, pericyte (tế bào bao bọc xung quanh tế bào nội mô lót thành mao mạch) và trong tế bào nội mô – và tất cả đều là thành phần quan trọng của hàng rào máu não. Có lẽ mối quan tâm lớn hơn nữa là ACE2 được biểu hiện nhiều trong chất nền (substantia nigra), một nhân thân não, nơi các tế bào thần kinh dopaminergic bị hư hỏng dẫn đến bệnh Parkinson.

Bệnh liệt mặt Bell’s Palsy, bệnh tự kỷ, và bệnh Parkinson

Trong một bài báo có tiêu đề khéo léo, “COVID-19 có phải là cơn bão hoàn hảo trên bệnh Parkinson không?” các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một khả năng mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ thấy sự gia tăng bệnh Parkinson trong tương lai do đại dịch COVID-19. Họ đề cập đến ba trường hợp riêng biệt mà bệnh Parkinson cấp tính phát triển ngay sau khi nhiễm COVID-19. Họ đề xuất rằng tình trạng viêm toàn thân do COVID-19 nghiêm trọng có thể gây ra chứng viêm thần kinh, giết chết các tế bào thần kinh dopaminergic. Những tế bào thần kinh này tập trung nhiều thụ thể ACE2, khiến chúng rất dễ bị tổn thương bởi protein gai. Nhiễm virus được biết là làm tăng điều hòa α-synuclein, ở nồng độ cao, tạo thành các oligome hòa tan, sau đó kết tủa dưới dạng sợi và tích tụ trong “thể Lewy” có liên kết chặt chẽ với bệnh Parkinson. Bổ sung thêm cho ý tưởng này còn đến từ một bài báo chứng minh rằng nhiễm SARS-CoV-2 gây ra viêm não ở khỉ và hình thành thể Lewy.

Bệnh Parkinson là chứng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai và rối loạn vận động thoái hóa thần kinh phổ biến nhất. 90% trường hợp chưa xác định được nguyên nhân, nhưng người ta đã đưa ra giả thuyết rằng nhiễm virus thường có liên liên quan. Có thể lập luận rằng việc mất khứu giác và/hoặc vị giác liên quan đến COVID-19 là dấu hiệu của mối liên hệ với bệnh Parkinson, vì triệu chứng này cũng là dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Hình chụp bệnh nhân Parkinson vào năm 1892 cho thấy một tư thế đi bộ uốn cong. (Ảnh: Tài sản công)

Các vaccine mRNA dường như làm gián đoạn khả năng của cơ thể trong việc ngăn chặn các virus tiềm ẩn “thức dậy” và gây ra các triệu chứng bệnh. Nhận định này dựa trên thực tế rằng bệnh zona và bệnh liệt mặt ngoại biên (Bell’s palsy) thường được báo cáo trong Hệ thống báo cáo Biến cố Bất lợi do vaccine của FDA. Tính đến ngày 21/05/2021, hơn 2,500 báo cáo về bệnh liệt mặt sau khi chích vaccine COVID-19 đã xuất hiện trong VAERS. Nguyên nhân chính gây ra bệnh liệt mặt là sự kích hoạt của các bệnh nhiễm virus tiềm ẩn, đáng chú ý nhất là Herpes simplex và Varicella zoster, Varicella zoster cũng là virus gây ra bệnh zona.

Mặc dù liệt mặt Bell’s palsy thường tự khỏi theo thời gian, nhưng nó cũng có thể để lại một số hậu quả nghiêm trọng lâu dài. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán nhiễm herpes đang hoạt động trong thai kỳ có nguy cơ sinh con trai tự kỷ từ lần mang thai đó tăng gấp 2 lần. Điều này có thể khiến phụ nữ mang thai ngại chích vaccine SARS-CoV-2. Bell’s palsy cũng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Parkinson sau này trong cuộc đời. Một nghiên cứu trên gần 200 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson được so sánh với nhóm chứng phù hợp về tuổi và giới tính cho thấy sáu trong số bệnh nhân Parkinson đã được chẩn đoán bệnh liệt mặt sớm hơn, trong khi không có bệnh nhân nào trong số bệnh nhân đối chứng mắc bệnh. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và bệnh Parkinson. Một nghiên cứu trên người lớn mắc chứng tự kỷ trên 39 tuổi cho thấy rằng một phần ba trong số họ có các triệu chứng đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán Parkinson.

Những bệnh prion thần kinh

Các bệnh prion là một nhóm các bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng gây ra bởi các protein prion gấp khúc. Bệnh prion phổ biến nhất ở người là bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD) lẻ tẻ luôn gây tử vong, chiếm hơn 85% các trường hợp. 

Bệnh Prion được gọi cụ thể hơn là bệnh não xốp có thể truyền nhiễm (TSEs), và nhiễm trùng có thể lây lan khi tiếp xúc với các protein gấp khúc như tác nhân “lây nhiễm” mà không cần mầm bệnh sống. Các protein gấp khúc hoạt động như một hạt giống hoặc chất xúc tác sau đó thu nhận các phân tử prion gấp khúc khác để theo cách tương tự và kết hợp với nhau thành các sợi gây bệnh.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Bệnh prion phổ biến nhất ở người là bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD) lẻ tẻ luôn gây tử vong, chiếm hơn 85% các trường hợp. (Ảnh: Peter Rudge/CC BY 4.0)

Bệnh bò điên ảnh hưởng đến một số lượng lớn bò ở Âu Châu bắt đầu từ những năm 1990, có lẽ là bệnh TSE được biết đến nhiều nhất. Trong khi ăn thịt bò từ động vật bị nhiễm bệnh là một yếu tố nguy cơ rất hiếm, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Creutzfeldt-Jakob xảy ra không rõ lý do và không có yếu tố nguy cơ nào khác được xác định. Một nghiên cứu tại Thụy Sĩ đã xác nhận rằng nhiều bệnh nhân chết vì bệnh Creutzfeldt-Jakob có mức protein prion có thể phát hiện được trong lá lách và cơ của họ, ngoài thùy khứu giác và hệ thần kinh trung ương. Nói chung, các bệnh liên quan đến prion gấp khúc luôn được phát hiện có liên quan đến giai đoạn nhân bản sớm ban đầu của prion trong lá lách xảy ra rất lâu trước khi các triệu chứng xuất hiện. Điểm này trở nên quan trọng khi chúng ta xem xét liệu vaccine COVID-19 có thể gây ra các bệnh prion hay không.

Prion gấp khúc có một tính năng độc đáo là nó chứa nhiều bản sao của một mô típ đặc trưng trong chuỗi acid amin của nó được gọi là mô típ “GxxxG”, còn được gọi là “dây kéo glycine”. Những protein này thường gấp lại thành một hình dạng đặc trưng được gọi là xoắn alpha, cho phép protein xuyên qua màng sinh chất. 

Và protein gai của coronavirus có chứa mô típ GxxxG (cụ thể là GFIAG – glycine, phenylalanine, isoproline, alanine, glycine). Có một nền tảng được gọi là “Uniprot”, nơi bạn có thể tra cứu trình tự của các protein cụ thể. Mục nhập Uniprot cho protein gai SARS-CoV-2 có năm trình tự glycine. Theo J. Bart Classen, protein gai SARS-CoV-2 có khả năng “hình thành amyloid và các tập hợp độc hại có thể hoạt động như hạt giống để tập hợp nhiều protein não gấp khúc và cuối cùng có thể dẫn đến bệnh thoái hóa thần kinh.”

Nhiều bệnh thoái hóa thần kinh có liên quan đến các protein cụ thể có đặc tính giống prion, và những bệnh này có đặc điểm như bệnh prion thần kinh. Giống như protein gấp khúc, các protein giống prion trở thành tác nhân gây bệnh khi các vòng xoắn alpha của chúng bị gập lại thành các tấm beta, và sau đó protein bị suy giảm khả năng xâm nhập vào màng tế bào. Những bệnh này bao gồm Alzheimer, xơ cứng teo cơ cột bên (ALS), bệnh Huntington và bệnh Parkinson, và mỗi căn bệnh này đều liên quan đến một loại protein cụ thể bị gấp khúc và tích tụ trong các cơ quan liên quan đến bệnh. Chúng ta đã thấy rằng bệnh Parkinson được đặc trưng bởi các thể Lewy trong lớp đệm ẩn tích tụ α-synuclein bị gấp khúc.

Các glycine trong các mô-típ glycine xuyên màng trong protein tiền thân của amyloid beta (APP) đóng vai trò trung tâm trong việc phân bố nhầm amyloid beta liên quan đến bệnh Alzheimer (Decock và cộng sự, 2016). APP chứa tổng cộng bốn mô-típ GxxxG (ít hơn một mô-típ so với protein gai).

Một nghiên cứu trường hợp về một người đàn ông mắc bệnh thận mãn tính đồng thời với COVID-19 có triệu chứng. Các tác giả đề xuất rằng nhiễm SARS-CoV-2 làm khởi phát hoặc đẩy nhanh tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh. 

Một bài báo giả thuyết được xuất bản bởi các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy rằng protein gai liên kết với một số protein giống prion dễ kết tụ, bao gồm amyloid beta, α-synuclein, tau, protein gấp khúc và TDP-43. Họ lập luận rằng điều này có thể bắt đầu sự kết hợp của các protein này trong não, dẫn đến thoái hóa thần kinh.

Dấu vết tác động của vaccine tại lá lách 

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với các thành phần của vaccine sau khi được chích ngừa. Những thành phần này di chuyển đến đâu trong cơ thể, và gây ra những tác dụng gì? 

Các nhà phát triển vaccine rất muốn biết rằng liệu vaccine có tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hay không. Trong trường hợp vaccine COVID-19, điều này thể hiện ở khả năng sản xuất số lượng lớn kháng thể chống lại protein gai của virus. Và để ra câu trả lời cho vấn đề này, các nhà sản xuất cần theo dõi sự di chuyển của vaccine trong cơ thể.

Tế bào lympho T CD8+ là tế bào miễn dịch gây độc tế bào có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus. Các nhà sản xuất vaccine đã phát hiện ra một phức hợp miễn dịch gắn kết với các protein virus được bộc lộ trên bề mặt của một tế bào bị nhiễm bệnh. Một nghiên cứu về việc chích vaccine vector adenovirus trên chuột đã sử dụng một chất đánh dấu có thể theo dõi hoạt động của tế bào T CD8+ trong hệ thống bạch huyết và lá lách sau khi chích ngừa. Kết quả cho thấy rằng các tế bào miễn dịch (tế bào trình diện kháng nguyên, trong đó “kháng nguyên” là protein gai virus) ban đầu có mặt tại vị trí chích ngừa ở cơ cánh tay. Sau đó, tổng hợp protein gai virus dựa trên DNA trong vaccine và bộc lộ các protein này ra bề mặt tế bào.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Bản trình diện kháng nguyên kích thích các tế bào T trở thành các tế bào “cytotoxic” CD8+ hoặc các “tế bào giúp” CD4+. (Ảnh: Mongrangvebet/CC BY-SA 3.0)

Sau khi được kích hoạt bởi protein lạ (protein gai), các tế bào trình diện kháng nguyên sẽ di chuyển vào hệ thống bạch huyết và cuối cùng đi đến lá lách. Tế bào lympho T CD8+ đang chờ sẵn sàng ở trong hệ bạch huyết để phát hiện ra các tế bào miễn dịch nhiễm virus này.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự kích hoạt của các tế bào miễn dịch CD8+ theo thời gian và đưa ra kết luận rằng, sự xuất hiện của thành phần trong vaccine đã kích hoạt các tế bào T CD8+ khi di chuyển đến vị trí các tế bào miễn dịch này cư trú. Tế bào T CD8+ được hoạt hóa lần đầu tiên trong các hạch bạch huyết và năm ngày sau ở lá lách. Số lượng tế bào T CD8+ ở lách đạt đỉnh trong 12 ngày và sau đó giảm từ từ trong 47 ngày cho đến khi biến mất. Điều này có nghĩa là tế bào trình diện kháng nguyên đã thu nhận vaccine tại vị trí chích ngừa và đưa vaccine đến lá lách qua hệ thống bạch huyết. Tại đây, các tế bào này sẽ bị giữ lại trong một thời gian dài và có thể gây ra bệnh prion.

Greg Nigh và tôi đã xuất bản một bài báo gần đây về vaccine mRNA, cho thấy rằng vaccine mRNA là một tác nhân hoàn hảo để gây nguy hiểm cho lá lách và dẫn đến khởi phát bệnh prion. Với thực tế là vaccine vectơ DNA cũng tập trung ở lá lách, tôi nghĩ rằng điều tương tự cũng đúng với loại vaccine này. Lá lách là nơi tạo ra các protein prion gấp khúc bất thường, là cơ sở để hình thành nên các oligome beta-amyloid gây phá hủy tế bào. Vậy, các protein gai được tạo ra từ tế bào nhiễm vaccine có thể làm được như thế không?

Ba trong số bốn vaccine COVID-19 hiện có trên thị trường ở Hoa Kỳ và Âu Châu (Pfizer, Moderna và J&J) sử dụng mã di truyền tổng hợp protein gai đã được tinh chỉnh một chút, để tạo ra phản ứng kháng thể mạnh hơn. Thông thường, sau khi liên kết với thụ thể ACE2, protein gai sẽ tự động thay đổi hình dạng để phù hợp nhất với màng tế bào.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Hai lọ vaccine COVID-19 của hãng Pfizer và hãng Moderna ở Jackson, Mississippi, hôm 21/09/2021. (Ảnh: Rogelio V. Solis/AP Photo)

Trong một ấn phẩm điện tử, ông Ryan Cross đã mô tả hành động này dựa trên một mô hình giống như lò xo: “Khi protein gai liên kết với tế bào người, lò xo [nếp gấp protein] sẽ duỗi thành một sợi thẳng dài để móc vào tế bào người, sau đó kéo virus và màng tế bào người lại gần nhau cho đến khi chúng hợp nhất”. Ông Cross giải thích, thông qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã nảy ra ý tưởng hoán đổi hai acid amin liền kề trong vùng dung hợp màng tế bào bằng các proline để ổn định hình dạng của protein gai ở trước dạng hợp nhất. Khi ở dạng này, protein gai sẽ bộc lộ các vùng kháng nguyên quan trọng. Điều này giúp bảo đảm việc hình thành các kháng thể nhanh hơn, cũng như ngăn không cho protein virus dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủ. Nhưng một vấn đề đáng lo ngại là liệu trạng thái không hợp nhất với màng này, có giống với hình dạng của một prion gấp khúc bất thường như amyloid beta hơn hay không?

Tetz và Tetz đã tranh luận trong một bản in trực tuyến được xuất bản rằng các miền giống prion trong protein gai có ái lực cao hơn với thụ thể ACE2 sẽ khiến virus có độc lực cao hơn. Cũng chính các tác giả này đã xuất bản một bài báo được bình duyệt trước đó chứng minh rằng các protein bên trong lớp vỏ của nhiều loại virus khác cũng mang các đặc điểm riêng biệt của protein prion.

Trung tâm mầm của lá lách và bệnh Parkinson

Các trung tâm mầm trong lá lách là một nhà máy chính sản xuất và hoàn thiện các kháng thể chống lại các kháng nguyên cụ thể (chẳng hạn như protein gai). Các nhà sản xuất vaccine mRNA rất vui khi thấy rằng các tế bào trình diện kháng nguyên, ban đầu bị thu hút vào vị trí chích ngừa để lấy các phần tử mRNA. Sau đó di chuyển qua hệ thống bạch huyết đến lá lách với số lượng lớn và gây ra đáp ứng sản xuất kháng thể trong các trung tâm mầm này.

Thật không may, chính những trung tâm mầm của lá lách lại là vị trí chính để sản xuất và phân phối các protein prion gấp khúc bất thường. Các prion này thường được tạo ra từ các protein của virus và được kích hoạt bởi một phản ứng viêm cấp tính.

Tế bào lympho B là một loại tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên lạ. Tế bào lympho B bắt nguồn từ các tế bào tiền thân trong tủy xương, sau đó di chuyển đến lá lách và các cơ quan bạch huyết khác. Tại đây, tế bào lympho B liên kết với các kháng nguyên được bộc lộ ở bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên, chẳng hạn như tế bào tua. Để tạo ra được kháng thể phù hợp với kháng nguyên (chẳng hạn protein gai), tế bào B cần trải qua một quá trình trưởng thành phức tạp từ tế bào B tiền thân thành tế bào B “nhớ” trưởng thành. Đồng thời các kháng thể cũng được biến đổi cấu trúc nhiều lần thông qua quá trình chuyển đổi lớp nhưng không mất đi tính đặc hiệu với kháng nguyên.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Hình 3D của tế bào B. (Ảnh: Blausen Medical/CC BY-SA 3.0)

Các kháng thể còn được gọi là globulin miễn dịch (Ig) gồm các dưới lớp:  IgM, IgG, IgA và IgE. IgM là globulin miễn dịch được tạo ra đầu tiên (chủ yếu ở lá lách), sau đó sẽ được chuyển đổi thành IgG thông qua quá trình chuyển đổi lớp. Kháng thể IgG chiếm ưu thế trong máu với 75% và rất cần thiết để loại bỏ nhiễm trùng trong các mô. Tế bào B nhớ trưởng thành có thể tồn tại trong một thời gian dài trong máu để phát hiện bất kỳ sự xuất hiện nào của kháng nguyên mà chúng đã gặp từ trước đó, nhưng với các kháng nguyên khác thì không có tác dụng. Vì vậy, khi loại virus đặc hiệu với các kháng thể này trở nên đột biến đến mức khiến kháng thể không gắn kết được với virus, thì hậu quả sẽ là mất khả năng bảo vệ của các kháng thể. 

Khi chích protein prion vào bụng chuột (chích trong phúc mạc), protein prion sẽ di chuyển rất nhanh đến lá lách. Sau đó, đi dọc theo tủy sống và dây thần kinh phế vị đến não để gây ra bệnh prion. Như chúng ta sẽ thấy ngay dưới đây, α-synuclein, một protein giống prion liên quan đến bệnh Parkinson, cũng đi đến não từ lá lách dọc theo dây thần kinh phế vị. Các vaccine mRNA tạo ra những điều kiện hoàn hảo trong lá lách để hình thành và phân phối các tập hợp chuỗi α-synuclein và protein prion ở dạng bất thường cũng như protein gai của virus.

Mặc dù protein α-synuclein gây ra bệnh thoái hóa thần kinh khi ở dạng gấp bất thường. Nhưng với hình dạng bình thường, α-synuclein là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho phản ứng miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kháng thể. Thông thường, các tế bào tua giúp trình diện protein α-synuclein trên màng tế bào. Nhưng hiện tượng này sẽ xảy ra quá mức khi phản ứng với các yếu tố gây căng thẳng, chẳng hạn như mRNA, các cation lipid và PEG (lipid polyethylene glycol) trong vaccine mRNA. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, những con chuột sản xuất ra protein α-synuclein bất thường do đột biến gen bị giảm khả năng thực bào mầm bệnh và suy giảm khả năng tạo ra tế bào B từ các tế bào gốc tiền thân. Những con chuột này cũng có lượng tế bào B tiền thân giảm 4 lần trong tủy xương. Ngoài ra, lượng kháng thể IgG giảm so với kiểu dại (mang gen bình thường), cho thấy khả năng chuyển đổi lớp giữa các kháng thể bị suy giảm. Nhìn chung, chuột mang gen tổng hợp α-synuclein bất thường không thể tạo ra các đáp ứng miễn dịch hiệu quả, cho dù nguyên nhân đột biến xảy ra tự nhiên hay do vaccine.

Các tế bào tua khi bị căng thẳng sẽ tích tụ và giải phóng các protein prion dưới dạng các hạt lipid nhỏ gọi là exosome. Sau đó các exosome sẽ được phân bố khắp cơ thể, dọc theo các sợi thần kinh hoặc trong hệ thống tuần hoàn. Có lý do để tin rằng các loại vaccine mRNA sẽ đẩy nhanh quá trình giải phóng các exosome có chứa protein gai virus giống prion ở dạng bất thường. Các protein gai được tạo ra với số lượng lớn dưới tác động của vaccine này sẽ kích thích α-synuclein và prion biến đổi thành dạng gấp khúc bất thường để tạo ra các oligome độc hại, sau đó được giải phóng ra ngoài tế bào dưới dạng exosome. Chính các exosome này đã mang các protein prion đến não bộ dọc theo dây thần kinh phế vị để khởi phát các bệnh do prion.

Suy giảm đáp ứng miễn dịch do chích ngừa quá liều lượng

Một đặc điểm của người cao tuổi là suy giảm khả năng sản xuất các kháng thể chống lại các mối đe dọa gây bệnh mới. Điều này được phản ánh trong việc không thể tạo ra các kháng thể sau chích ngừa. Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm đã chứng minh rằng những con chuột già có quá nhiều tế bào B nhớ. Nguyên nhân là do mất khả năng tạo ra các tế bào B mới từ các tế bào tiền thân trong tủy xương, cũng như sự suy giảm trong quá trình sản xuất kháng thể tại các trung tâm mầm ở lá lách và quá trình chuyển đổi lớp tạo ra kháng thể IgG. Việc giảm đáng kể số lượng tế bào B non, kết hợp với khả năng chuyển đổi chúng thành tế bào B nhớ trưởng thành bị suy giảm đã khiến những con chuột già rất dễ bị nhiễm trùng mới. Có vẻ như những điều này cũng đúng với con người. Một kết luận hợp lý là các chiến dịch chích ngừa vaccine tích cực đã đẩy nhanh tốc độ “lão hóa” của hệ miễn dịch khi liên tục kích thích tạo ra các tế bào B nhớ trưởng thành. 

Hiện người ta đã xác nhận rằng thành phần S1 của protein gai có thể xuất hiện trong máu một ngày sau khi chích vaccine mRNA lần đầu và tồn tại trong thời gian tối đa là một tháng, trở nên rõ ràng khi có sẵn các kháng thể IgA và IgG. Đối với những người bị tổn thương hệ miễn dịch, thành phần S1 của protein gai có khả năng lưu lại trong máu lâu hơn, khiến tất cả các mô – lá lách, tim, não, tuyến sinh dục, v.v. phơi nhiễm với loại protein độc hại giống prion này.

Vaccine SARS-COV-2 và bệnh lý thoái hóa thần kinh
Một phụ nữ được chích vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech tại phòng khám di động nhi khoa của UHealth hôm 17/05/2021 ở Miami, Florida. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Trẻ em sống trong thế giới ngày nay là thế hệ được chích ngừa nhiều nhất trong lịch sử loài người. Trong môi trường nhiệt tình ủng hộ vaccine hiện nay, liệu chúng ta có đang đẩy những đứa trẻ rơi vào tình cảnh nguy hiểm khi quyết định trong tương lai gần sẽ chích ngừa cho chúng các mũi vaccine COVID-19 bổ sung vào hàng năm? Liệu rằng dưới tác động của tất cả các loại vaccine này, hệ miễn dịch của trẻ em có “già đi” nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước vì cạn kiệt nguồn tế bào B tiền thân hay không? Liệu rằng những đứa trẻ có tử vong do căn bệnh Parkinson hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh khác gây ra bởi prion sớm hơn và nhiều hơn so với các thế hệ trước không? Đây là một thử nghiệm mà tôi hy vọng cuối cùng chúng ta sẽ quyết định không thực hiện.

Lời kết 

Có rất nhiều lý do để cảnh giác với vaccine COVID-19, loại vaccine với những hậu quả khôn lường không thể đảo ngược, được tung ra thị trường với đánh giá tổng thể thiếu sót và được quảng cáo rầm rộ cho công chúng không có hiểu biết đầy đủ. Hậu quả tiềm ẩn là làm cạn kiệt nguồn cung cấp hữu hạn các tế bào B tiền thân trong tủy xương ngay từ khi còn nhỏ, gây ra tình trạng không có khả năng tạo ra các kháng thể mới để chống lại các tác nhân lây nhiễm. Một kết cục đáng lo ngại hơn nữa là những vaccine này, gồm cả vaccine mRNA và vaccine vector DNA, có thể là con đường dẫn đến nhiều bệnh tật trong tương lai.

Thông qua hoạt động giống như prion của protein gai virus, chúng ta có thể sẽ thấy sự gia tăng đáng báo động của một số bệnh thoái hóa thần kinh chính, bao gồm bệnh Parkinson, xơ cứng teo cơ một bên và Alzheimer. Những căn bệnh này sẽ ngày càng gia tăng trong các nhóm dân số trẻ và trẻ hơn trong những năm tới. Thật không may, chúng tôi không biết được rằng liệu vaccine có gây ra sự gia tăng này hay không, vì thông thường sẽ cần một khoảng thời gian dài để chẩn đoán ra bệnh kể từ khi chích ngừa. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất vaccine, những người đang kiếm lợi nhuận khổng lồ từ những bất hạnh của chúng ta, bao gồm việc bán vaccine cho đến các chi phí y tế khổng lồ để điều trị tất cả những căn bệnh suy nhược này.

Bà Stephanie Seneff là Nhà Khoa học Nghiên cứu Cấp cao tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy điện toán và Trí tuệ Nhân tạo MIT. Bà đã nhận được bằng B.S. bằng Vật lý sinh học năm 1968, M.S. và bằng Cử nhân Kỹ thuật Điện vào năm 1980, và bằng Tiến sĩ về Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy điện toán năm 1985, tất cả đều của MIT. Trong hơn ba thập kỷ, bà luôn dành thời gian để nghiên cứu về ứng dụng của máy điện toán trong sinh học: phát triển mô hình tính toán cho hệ thống thính giác của con người, hiểu ngôn ngữ của con người để phát triển các thuật toán và hệ thống cho các tương tác máy điện toán của con người, cũng như áp dụng ngôn ngữ tự nhiên kỹ thuật xử lý để dự đoán gen. Bà đã xuất bản hơn 170 bài báo có tính chất tham khảo về những chủ đề này, và đã được mời tham gia các bài phát biểu quan trọng tại một số hội nghị quốc tế. Bà cũng đã hướng dẫn nhiều luận văn Thạc sĩ và Tiến sĩ tại MIT. Năm 2012, Tiến sĩ Seneff được bầu làm Ủy viên của Hiệp hội Ngôn ngữ và Truyền thông Quốc tế (ISCA).

Bài báo này ban đầu được công bố trên trang GreenMedInfo.com

Tú Liên và Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn