Vaccine COVID-19: Vấn đề sương mù não và cách giải quyết

Sương mù não đề cập đến việc mất khả năng tập trung hoặc ghi nhớ, các vấn đề về suy nghĩ và cảm giác buồn ngủ. Một trong những nguyên nhân gây sương mù não là do vaccine COVID-19. Kiểm soát lượng đường tiêu thụ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và duy trì thái độ tích cực sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này.

Theo số liệu chính thức, mọi người ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đã được chích ngừa. Hơn 5 tỷ dân số thế giới đã nhận được ít nhất một liều vaccine COVID-19.

Nhưng chúng ta cũng biết rằng đã có báo cáo rộng rãi về các ca tổn thương do vaccine COVID-19. Điều này chưa từng thấy ở bất kỳ loại vaccine nào khác.

Chúng tôi nhận được thông tin rằng một cô gái 15 tuổi đã bị sương mù não một ngày sau khi chích một mũi vaccine BioNTech, Pfizer. Bác sĩ của cô ấy không thể xác định được nguyên nhân của triệu chứng này. Cô học sinh trẻ thông minh và siêng năng đã nhận được liều vaccine COVID vào ngày 28/09. Ngày hôm sau cô cảm thấy kiệt sức, không thể tập trung và dường như cô không thể nhận thức bất kỳ điều gì.

Hai tuần sau, vào ngày 11/10, cô đến thư viện để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhưng đã phải nhanh chóng quay trở về nhà trong sự buồn chán và bất lực. Cô ấy nói với chúng tôi rằng cô dường như không thể nhớ bất cứ điều gì, tất cả những suy nghĩ đều xa vời và bị chặn lại. Cô cảm thấy như não của mình bị hỏng và không còn kiểm soát được bản thân. Kể từ đó, cô thậm chí còn khó có thể nở nụ cười và thường xuyên bị trầm cảm.

Một bác sĩ thần kinh đã thăm khám cho cô và không phát hiện thấy điều gì bất thường ở cô. Bác sĩ đề nghị cô tập thể dục nhiều hơn và kê đơn thuốc (Piracetam) để tăng lưu lượng máu lên não cho cô. Các triệu chứng của cô ấy chỉ trở nên tồi tệ hơn vào ngày hôm sau, sau khi dùng thuốc và cô phải dừng lại.

Cô ấy không phải trường hợp duy nhất như vậy. Chúng tôi đã nhận được một số tin nhắn từ những người xem kể về những tình huống tương tự sau khi chích vaccine COVID. Tất cả những điều này cho chúng ta biết rằng đây hoàn toàn không phải là một hiện tượng cô lập.

Một bài báo trên Tạp chí Science về cách vaccine COVID-19 gây ra các triệu chứng giống như hội chứng COVID kéo dài đã viết: “Cộng đồng khoa học đều e ngại khi nghiên cứu những tác động như vậy. Mọi người đều tránh bàn luận về vấn đề này.” Các bác sĩ và nhà nghiên cứu không muốn động chạm đến những tác động [bất lợi] của vaccine COVID-19.

Vì vậy, tuần này, chúng tôi đã gặp Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng, chuyên gia phát triển thuốc kháng virus và bệnh truyền nhiễm, để nói về các phản ứng có hại do vaccine gây ra, tại sao chúng lại xảy ra và cách chúng tôi có thể giúp mọi người phục hồi tốt hơn sau những tổn thương này.

COVID-19 gây ra sương mù não

Sương mù não không phải là một khái niệm mới. Đây là thuật ngữ đề cập đến việc mất khả năng tập trung hoặc ghi nhớ, các vấn đề về suy nghĩ và cảm giác buồn ngủ. Giống như việc đi vào một khu rừng đầy sương mù và mất đi khả năng định hướng, cảm giác định hướng của não bộ của chúng ta dường như “bị hỏng.”

Nhiều người phàn nàn về cách họ dường như quên những điều vừa mới xảy ra. Họ là những người chưa nhiễm virus (loại trừ khả năng bị hội chứng COVID kéo dài) nhưng thường đã chích vaccine COVID.

Một trường hợp được trích dẫn trong bài báo Khoa học nghe có vẻ ấn tượng như những câu chuyện của độc giả của chúng tôi:

“Dressen chưa bao giờ nhiễm virus COVID-19. Nhưng vào tháng 11, cô ấy đã được chích một liều vaccine của AstraZeneca với tư cách là một tình nguyện viên trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng. Đến tối hôm đó, thị lực của cô ấy mờ đi và âm thanh nghe được bị méo mó. Cô nói: “Tôi cảm thấy có tiếng ù ù bên tai.” Các triệu chứng nhanh chóng trở nên tồi tệ và tăng gấp bội, cuối cùng là tim đập yếu, yếu cơ nghiêm trọng và theo lời mô tả của cô ấy là những ‘cú sốc điện bên trong’ gây suy nhược.”

Không có tổ chức y tế công cộng nào tích cực theo dõi những trường hợp này nên không thể phân tích dữ liệu toàn diện. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau đầu dữ dội, đau dây thần kinh, thay đổi huyết áp và các vấn đề sức khỏe tạm thời.

Do thiếu dữ liệu đầy đủ và minh bạch, một số người tin rằng những trường hợp này là rất hiếm, trong khi những người khác tin rằng những trường hợp này là phổ biến, dựa trên các bằng chứng kể lại từ các nhóm kết nối của họ. Các cộng đồng trực tuyến như vậy có thể bao gồm hàng nghìn người tham gia. Nhưng tạm để những con số sang một bên, chúng ta biết rằng có nhiều cách để điều trị chứng sương mù não.

Sương mù não do vaccine COVID-19
Một phụ nữ được chích vaccine Johnson & Johnson COVID-19 ở Los Angeles, California, hôm 25/03/2021. (Ảnh: Lucy Nicholson/Reuters)

Cách COVID-19 và các loại vaccine COVID-19 gây ra các vấn đề thần kinh và tự miễn dịch

Điều gì tạo nên một “vaccine sương mù”?

SARS-CoV-2 có thể gây ra nhiều loại tổn thương não bộ bao gồm giảm khả năng sống sót của tế bào thần kinh, gây viêm não ở chuột, gây viêm não và hình thành thể Lewy (đặc điểm của bệnh Parkinson) ở khỉ và giảm thể tích não ở người bệnh. Vaccine chứa mRNA tổng hợp dựa trên trình tự di truyền của SARS-CoV-2. Vì virus có hại cho tế bào thần kinh của con người, nên có khả năng vaccine có thể thực gây ra tác động tương tự.

Hơn nữa, theo một bài báo trên Nature Neuroscience, protein S1 của SARS-CoV-2 có khả năng vượt qua hàng rào máu não ở chuột.

Phản ứng của cơ thể đối với mRNA tổng hợp phức tạp hơn đáng kể do với phản ứng sản xuất kháng thể tự nhiên của cơ thể do vaccine mRNA tạo ra. Người ta đã phát hiện ra rằng vaccine mRNA có thể khiến hệ miễn dịch tấn công các thành phần khác nhau của chính nó. Chúng ta đã quen thuộc với vấn đề cục máu đông do vaccine, VITT. Cơ chế là vì vaccine khiến hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công tiểu cầu.

Một bài báo tổng quan trên Tạp chí Quốc tế về Lý thuyết, Thực hành và Nghiên cứu Vaccine đã cho thấy rằng những người đã chích vaccine mRNA phải đối mặt với bệnh tự miễn mãn tính “do hậu quả của việc sản xuất quá nhiều kháng thể để đáp ứng với vaccine, điều này là không cần thiết tại vị trí [tiếp xúc] đầu tiên.

Một bài báo trên tạp chí Nature của các nhà khoa học từ Trường Y Yale có tựa đề “Các tự kháng thể chức năng đa dạng ở những bệnh nhân có COVID-19” cho thấy những người bị nhiễm bệnh có “tỷ lệ cao các tự kháng thể chống lại các protein điều hòa miễn dịch (bao gồm cytokine, chemokine, các thành phần bổ thể và protein trên bề mặt tế bào).

Đó là những gì thường được mô tả là bệnh tự miễn dịch.

Những cơ quan và tế bào nào là mục tiêu của hệ miễn dịch với đáp ứng tự miễn dịch này? Một báo cáo của Đại học Harvard được công bố trên tạp chí Clinical Immunology cho thấy rằng những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tạo ra kháng thể chống lại các protein của virus có thể tấn công hệ thần kinh, mô liên kết, hệ cơ xương, hệ tim mạch, đường tiêu hóa, gan. Ở cấp độ tế bào, các kháng thể có khả năng tấn công nhân và ty thể, ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này giải thích cho tình trạng mệt mỏi kéo dài của bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Trên thực tế, hiện tượng tự miễn dịch do virus gây ra đã được chứng minh và nghiên cứu thông qua cách thức virus Epstein-Barr liên quan với bệnh đa xơ cứng.

“Tiền đạo” và “hậu vệ” trong hệ miễn dịch của chúng ta

Tiến sĩ Đồng đã đưa chúng tôi một bản tóm tắt về hệ miễn dịch của con người, trong đó gồm hai bộ phận (vai trò).

Phản ứng miễn dịch bẩm sinh (không đặc hiệu) giống như tiền đạo trong một trận bóng đá. Vai trò của phản ứng miễn dịch bẩm sinh là phụ trách tuyến đầu, tạo ra đáp ứng nhanh nhất. Miễn dịch bẩm sinh không bị ảnh hưởng bởi các đột biến của virus và không chịu hậu quả bất lợi của sự tự miễn dịch.

Phản ứng miễn dịch thu được (đặc hiệu) giống như hậu vệ cánh trong một trận bóng đá, hậu vệ tuyến hai có thời gian đáp ứng muộn hơn và chậm hơn. Nếu virus đột biến, hệ thống này cần phải bắt đầu lại từ đầu, và có các tác dụng phụ tự miễn dịch. Chức năng chính của miễn dịch thu được là giảm tỷ lệ các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong.

Kharrazian từ Harvard và Vojdani từ Đại học Loma Linda đã nhận xét trong bài báo của họ rằng “Dựa vào thông tin thảo luận ở trên về phản ứng chéo của các protein SARS-CoV-2 với mô tế bào người và khả năng gây ra hiện tượng tự miễn dịch, làm trầm trọng thêm các tình trạng bất lợi sẵn có, hoặc dẫn đến những hậu quả không lường trước được, chúng ta cần thận trọng tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn về khả năng tự miễn dịch của các kháng nguyên SARS-CoV-2.”

Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học tiểu bang California Davis cũng cho biết rằng protein gai ở bệnh nhân COVID-19 và trong vaccine COVID có thể gây ra hiện tượng tự miễn dịch.

Trong các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine Pfizer được báo cáo, có một số lượng lớn các triệu chứng liên quan đến tự miễn dịch, như phá hủy myelin, viêm cơ tim tự miễn; viêm gan tự miễn; viêm cơ tự miễn dịch; viêm thận tự miễn, v.v.

Các vấn đề không không chỉ giới hạn ở vaccine mRNA. Các vaccine COVID khác thuộc loại vaccine bất hoạt cũng gây ra các vấn đề tương tự, vì chúng chứa toàn bộ virus, bao gồm cả protein gai. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi có nhiều nghiên cứu và báo cáo liên quan đến vaccine mRNA, và rất ít nghiên cứu được thực hiện về vaccine bất hoạt.

Vaccine COVID tác động đến đáp ứng miễn dịch

Tiến sĩ Đồng đã giải thích sâu hơn cho độc giả của chúng tôi về cách thức hoạt động của hệ miễn dịch. Những gì chúng tôi học được lần này là cách vaccine COVID có thể tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch tự nhiên của chúng ta.

Các tế bào bình thường, khi được kích thích bởi một số chất cụ thể, có thể tạo ra interferon. Theo một bài báo trên Frontiers in Immunology, protein gai ngăn chặn sự biểu hiện mRNA của ACE2 và interferon type I trong các tế bào chính của dịch rửa phế quản phế nang từ khỉ vàng. Điều này có nghĩa là việc protein gai làm giảm ACE2 và interferon type I trực tiếp góp phần vào Các bệnh phổi liên quan đến COVID.”

Sương mù não do vaccine COVID-19

Vaccine COVID cũng chứa các mảnh protein gai, khiến các tế bào miễn dịch phổi của cơ thể rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương hơn và dễ bị nhiễm virus hơn. Điều này giúp giải thích rõ hơn về sự lây nhiễm đột phá của COVID gây ra sau khi chích ngừa. Một trong số các phản ứng bất lợi của vaccine Pfizer là có nhiều trường hợp nhiễm virus thuộc các loại khác, chẳng hạn như virus Parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, vi rút herpes, v.v.

Trên thực tế, ngay cả ở một quốc gia như Đài Loan, số ca tử vong do phản ứng bất lợi của vaccine đã vượt quá số ca tử vong do nhiễm bệnh trong một báo cáo từ ngày 09/10/2021.

Điều đó có nghĩa là sau khi chích những loại vaccine COVID này, chúng ta dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và viêm nhiễm hơn? Liệu chúng ta có nên lo lắng về các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn không?

Thật không may, câu trả lời cho trường hợp này là có. Dễ bị nhiễm trùng cho thấy rằng có thể có một số trục trặc trong hệ miễn dịch. Đó là một tín hiệu nhắc nhở rằng hệ miễn dịch cần được cải thiện.

Cách giải quyết chứng “sương mù não” hoặc tổn thương não do vaccine

Vì vậy, chúng ta có những lựa chọn nào nếu chúng ta, hoặc một người thân, đang gặp các vấn đề về thần kinh sau khi chích vaccine COVID?

Cơ thể con người là một hệ thống tinh vi, phức tạp, có thể tự bảo dưỡng và sửa chữa do Chúa tạo ra. Cơ thể có quy tắc hoạt động riêng và có khả năng tự bảo vệ khỏi các loại virus ngoại lai. Nó có khả năng tự phục hồi sau khi mắc bệnh.

Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể tự chữa lành.

Đó là để duy trì khả năng miễn dịch và khả năng tự phục hồi vốn có của chúng ta. Sửa chữa các cơ chế bên trong của cơ thể không khác gì việc sửa chữa một chiếc xích xe đạp bị tuột. Bằng cách chạy chậm lại, phần xích bị tuột ra sẽ về vị trí ban đầu và kết nối với các phần khác. Dần dần, nó sẽ hoạt động trở lại.

Để khắc phục tình trạng sương mù não, bạn phải loại bỏ các yếu tố gây tổn thương tế bào thần kinh và giúp các tế bào thần kinh tự phục hồi.

Cô nhấn mạnh ba việc cần phải làm này.

1. Kiểm soát lượng thực phẩm có đường

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên quan đáng kể giữa đường tinh luyện và lượng đường tiêu thụ quá nhiều với bệnh Alzheimer. Các triệu chứng tổn thương giống như bệnh Alzheimer do vaccine cần đến những phương pháp phục hồi tương tự.

Julie Wells, một bà mẹ ba con ở Bắc Carolina, nhận thấy khả năng tập trung của mình đã bị giảm sút trong nửa năm qua, đến mức không có từ ngữ nào có thể diễn đạt sự khó khăn mà cô đã gặp phải. Cô phát hiện ra rằng tình yêu với sôcôla và thói quen ăn ngọt đang làm suy giảm khả năng nhận thức của cô, và khi cô chủ động ngừng ăn những thứ có đường, chứng sương mù não của cô đã biến mất.

Bộ não cần đường và sử dụng 60% lượng đường trong cơ thể làm nhiên liệu để hoạt động trơn tru. Nhưng ngược lại, ăn quá nhiều đường sẽ gây hại cho não.

Một nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Boston đã chứng minh rằng chỉ cần thêm một khẩu phần nước ép trái cây có thể làm giảm tổng khối lượng não bộ và ngay lập tức hạ thấp điểm số Trí nhớ Lôgic Trì hoãn. Lượng đường dư thừa cũng làm giảm yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF) đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm các phản ứng lo lắng, sợ hãi và căng thẳng.

Nếu bạn có các triệu chứng kéo dài, bạn cần giúp cơ thể tự chữa lành. Hãy thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt về lượng đường trong ít nhất một vài tuần và cung cấp cho bộ não của bạn ít đường hơn để chiến đấu chứng sương mù não.

Sương mù não do vaccine COVID-19
(Ảnh: peterschreiber.media/Sutterstock)

2. Bảo đảm giấc ngủ chất lượng cao

Bộ nhớ và thông tin được lưu trữ trong não, giống như một thư viện. Trí nhớ tốt cũng giống như một thủ thư giỏi. Giấc ngủ là thủ thư giúp sắp xếp và lưu giữ thông tin trong vỏ não. Hồi hải mã, phụ trách bộ nhớ ngắn hạn, giống như bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM); còn vỏ não, chịu trách nhiệm về trí nhớ dài hạn, giống như một ổ cứng.

Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình củng cố trí nhớ là đảm bảo giấc ngủ chất lượng cao.

Giấc ngủ ngon sẽ thúc đẩy quá trình tự phục hồi của não bộ. Đảm bảo một giấc ngủ chất lượng cao, bao gồm ngủ đủ giờ, thời gian ngủ và thức đều đặn, không sử dụng màn hình điện tử xung quanh giờ đi ngủ làm rối loạn điều hòa giấc ngủ là việc ưu tiên hàng đầu bạn cần làm để não bộ có thời gian tự hồi phục.

3. Duy trì thái độ tích cực

Duy trì một thái độ tích cực cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trên mọi cấp độ từ tâm hồn, tinh thần, đến thể chất, tế bào.

Nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý thần kinh học (PNI) cho thấy tâm trí, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh thần là một chất tinh vi hơn, có thể thay đổi trạng thái biểu hiện gen của tế bào người từ cấp độ vật chất vi mô.

Các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã phát hiện ra rằng những người có tinh thần vị tha hơn có mức độ yếu tố gây viêm thấp hơn và mức độ biểu hiện interferon cao hơn. Điều này có lợi hơn cho việc tự sửa chữa của các tế bào và mô.

Như đã đề cập trước đó, vaccine làm giảm mức sản xuất interferon trong tế bào. Vì vậy, viêm mãn tính dễ xảy ra. Do đó, nếu những người có tâm lý tương đối tốt chích vaccine, thì cơ chế tự sửa chữa tế bào tương đối mạnh của họ có thể bù đắp tác động tiêu cực của vaccine đối với tế bào.

Vaccine COVID-19: Vấn đề sương mù não và cách giải quyết
(Ảnh: peterschreiber.media/Sutterstock)

Tóm lại, cho dù ai đó đang bị hội chứng COVID kéo dài hoặc thương tổn do vaccine gây ra, cơ thể có khả năng chữa lành bẩm sinh nếu chúng ta có thể loại bỏ các rào cản đối với việc chữa lành. Nhiều triệu chứng xuất hiện là tín hiệu cho thấy sự rối loạn chức năng trong quá trình tự phục hồi của các cơ quan. Vì vậy, chúng ta cần tập trung vào việc khôi phục các cơ chế chữa lành và sửa chữa của cơ thể bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, giấc ngủ, cảm xúc và loại bỏ các thói quen xấu như ngủ kém, ăn quá nhiều đường và lo lắng.

Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe của Trung Quốc có uy tín nhất ở ngoại quốc. Thứ Ba đến thứ Bảy hàng tuần, từ 9 đến 10 giờ sáng theo giờ chuẩn miền Đông trên truyền hình và trực tuyến, chương trình gồm có những thông tin mới nhất về virus corona, phòng ngừa, điều trị, nghiên cứu khoa học và chính sách, cũng như bệnh ung thư, bệnh mãn tính, sức khỏe tình cảm và tinh thần, miễn dịch, bảo hiểm y tế, và các khía cạnh khác để cung cấp cho quý vị sự chăm sóc, trợ giúp đáng tin cậy và chu đáo.

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm, là Giám đốc Khoa học kiêm người đồng sáng lập của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ, đồng thời là cựu Chuyên gia Khoa học Y tế Cao cấp về Phát triển Thuốc Kháng Virus tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ.

Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn