Truyền thông trong đại dịch COVID-19
Trong đại dịch COVID-19, các phương tiện truyền thông nắm giữ vai trò quan trọng hơn cả khoa học và lẽ thường. Điều quan trọng lúc này là phải tỉnh táo và suy nghĩ chín chắn để tránh trở thành nạn nhân của sự hoảng loạn và căng thẳng không cần thiết.
Bộ phim “Biên niên sử COVID” đã mang đến một cái nhìn súc tích về đại dịch, đồng thời cũng trả lời một số câu hỏi khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai. Vì thực tế và khoa học dường như không khớp với những gì truyền thông đang đưa tin.
Xét nghiệm PCR dương tính không tương đương với một ca bệnh
Ngay từ khi bắt đầu xảy ra, đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Vì bệnh COVID-19 có các triệu chứng trùng lặp với rất nhiều bệnh khác, nên cách duy nhất để bạn biết mình nhiễm virus COVID-19 là xét nghiệm.
Ông Cummins, nhà sản xuất bộ phim “Biên niên sử COVID” giải thích rằng, các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với COVID-19 sử dụng một quá trình khuếch đại mạnh mẽ, khiến loại xét nghiệm này trở nên nhạy cảm đến mức có thể phát hiện ra tàn tích của virus đã chết rất lâu sau khi lây nhiễm. Nhưng thậm chí còn hơn thế nữa, khi mọi xét nghiệm COVID-19 dương tính đều được coi là một “ca bệnh”. Và đây là một sai lầm lớn.
Tiến sĩ Wolfgang Wodarg là một bác sĩ nội khoa và cựu giám đốc y tế của Hội đồng Âu Châu. Ông là một trong những người đã gọi đại dịch COVID-19 là “đại dịch xét nghiệm” vì sự xuất hiện của xét nghiệm PCR.
Ông cho biết: “Tổ chức y tế thế giới đã chấp nhận sử dụng xét nghiệm PCR để phát hiện các ca bệnh nhiễm COVID-19 khi có kết quả dương tính. Và đó là cách họ bắt đầu đếm số ca mắc. Những gì họ tính là số lượng xét nghiệm PCR dương tính. Vì vậy, càng tiến hành xét nghiệm nhiều, sẽ càng tìm thấy nhiều trường hợp mắc hơn”. Và nếu các phòng thí nghiệm sử dụng mức ngưỡng chu kỳ (Ct) cao, bạn sẽ có một số lượng lớn xét nghiệm dương tính giả, dẫn đến “ casedemic ”- một đại dịch dương tính giả.
Tiến sĩ Wodarg nói COVID-19 “là một đại dịch ‘xét nghiệm’ chứ không phải là một đại dịch virus”. Bởi vì xét nghiệm PCR có thể cho kết quả dương tính ngay cả khi coronavirus đã tồn tại được 20 năm trong cơ thể. Trong “Biên niên sử COVID”, ông Cummins đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ John Lee. Ông là cựu giáo sư lâm sàng về bệnh lý học tại Trường Y Hull York, nhà tư vấn mô bệnh học tại Bệnh viện đa khoa Rotherham và giám đốc dịch vụ ung thư của Quỹ Dịch vụ Y tế quốc gia Rotherham.
Ông Lee đã nhắc lại lời của tiến sĩ Wodarg, rằng trong đại dịch, mọi xét nghiệm dương tính đều được coi là một ca bệnh. Nhưng “đây là hai điều hoàn toàn khác nhau”. Chẳng hạn, nếu bạn bị cảm lạnh thông thường, bạn sẽ chỉ trở thành một “ca bệnh” nếu bạn phải nhập viện, nhưng tất cả điều này đã thay đổi theo đại dịch.
Tiến sĩ Lee nói: “Trong đại dịch coronavirus, chúng ta đang đếm mọi xét nghiệm dương tính là ca bệnh. Điều này không đúng về mặt khoa học và y tế. Bạn có thể xét nghiệm coronavirus dương tính và hoàn toàn khỏe mạnh. Bạn cũng có thể xét nghiệm coronavirus dương tính và đang đào thải một lượng virus tối thiểu.”
Việc kết hợp các xét nghiệm dương tính với các ca bệnh là một sai lầm cơ bản. Nhưng [số lượng] các trường hợp dương tính này đã đẩy mạnh các chính sách của chính phủ và toàn bộ các hành động nhằm hạn chế dịch bệnh.”
Bộ phim đã lưu ý rằng: “Vào ngày 13/01/2021, Tổ chức y tế thế giới cuối cùng đã đặt câu hỏi về tính chính xác của xét nghiệm PCR,” và đưa ra thông tin làm rõ hướng dẫn giải thích kết quả xét nghiệm PCR, bao gồm cả thực tế là “cần giải thích cẩn thận các kết quả dương tính yếu. Tỷ lệ trường hợp được báo cáo đã giảm ở Hoa Kỳ vào ngày hôm sau.”
Ivor Cummins là một kỹ sư sinh hóa có kiến thức nền tảng về kỹ thuật thiết bị y tế và dẫn đầu các nhóm chuyên giải quyết những vấn đề phức tạp. Trên trang web TheFatEmperor.com của mình, ông đã đưa ra hướng dẫn về cách giải mã khoa học để thay đổi tình trạng sức khỏe. Ông cũng là người sản xuất bộ phim “Biên niên sử COVID” cùng với Donal O’Neill, một nhà làm phim tài liệu trong lĩnh vực sức khỏe và hoạt động của con người.
Các quy định phong tỏa không có hiệu quả
Lệnh phong tỏa có thể mang lại hiệu quả nếu được triển khai khi không có ai mắc bệnh. Nhưng một khi dịch bệnh đã lan rộng trong quần thể, việc phong tỏa sẽ không có tác dụng. Trong đại dịch COVID-19, các đợt phong tỏa được thực hiện quá muộn và gây ra nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Bộ phim đã nêu bật các kết cục của COVID-19 trên toàn cầu, bao gồm cả nhiều khu vực rất khác biệt, như vùng Khayelitsha đông dân cư ở Nam Phi. Ban đầu người ta cho rằng COVID-19 sẽ tàn phá khu vực này. Vì vậy, Khayelitsha đã bị cách ly với phần còn lại của Nam Phi. Nhưng do mật độ dân số dày đặc, việc phong tỏa ở Khayelitsha chỉ khiến mọi người phải sống gần nhau hơn.
Khu vực Khayelitsha có lịch sử lâu đời đối với các bệnh như HIV và bệnh lao, vì vậy các quan chức có thể dễ dàng sử dụng dữ liệu của khu vực này và đưa ra kết quả một cách nhanh chóng cho thấy những người có nguy cơ cao nhất từ COVID-19 là người cao tuổi, ốm yếu hoặc mắc các bệnh khác như bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người ngạc nhiên là tình hình dịch bệnh tại Khayelitsha vẫn giống như mọi nơi khác ở Nam Phi.
Hơn nữa, khi làn sóng dịch bệnh thứ hai và thứ ba xảy ra, Khayelitsha lại được bảo vệ tốt hơn nhiều, ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện. Sau sự xuất hiện của biến thể mới, người ta thấy rằng có tới 68% cư dân địa phương ở khayelitsha có kháng thể COVID-19. Như trong một đoạn của bộ phim “Biên niên sử COVID” nói rằng:
“Biến thể Delta đã tàn phá một vùng trên thế giới. Và tại Nam Phi, biến thể Delta thực sự lớn hơn bất kỳ làn sóng dịch bệnh hoặc biến thể nào mà chúng tôi đã thấy trước đây. Nhưng ở Khayelitsha, miễn dịch cộng đồng đạt tới 68% đã được chứng minh là cực kỳ mạnh mẽ và có tác dụng bảo vệ vượt trội, ngay cả đối với biến thể Delta mới.
Vì vậy, trong khi Anh quốc hoàn toàn bối rối trước biến thể mới này, tại Khayelitsha, chúng ta đã có một nơi định cư không chính thức trong một khu vực kinh tế thiếu thốn với dân số lên đến nửa triệu người nhưng lại ít bị ảnh hưởng so với Anh quốc và nhiều quốc gia thuộc Thế giới thứ nhất… nơi không có ý định… để COVID lan rộng khắp cộng đồng. Khi làm như vậy, chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng.”
Một số cộng đồng khác cũng có mức miễn dịch cộng đồng cao đối với COVID-19, bao gồm ở Ấn Độ, cộng đồng Do Thái Chính thống ở London và cộng đồng Amish ở Hoa Kỳ. Vì vậy, khi loại virus này lây lan giữa những người khỏe mạnh, nó thường sẽ có thể tạo ra kháng thể ở khoảng 2/3 dân số.
Đeo khẩu trang bắt buộc không có hiệu quả
Giống như phong tỏa, việc đeo khẩu trang bắt buộc là một cách kiểm soát đại dịch khác được cho là có thể tin tưởng, mặc dù thiếu hiệu quả và bằng chứng về tác hại. Vào ngày 18/11/2020, Biên niên sử về Y học Nội khoa đã xuất bản “Thử nghiệm khẩu trang Danmask-19”, cho thấy trong số những người đeo khẩu trang, 1,8% (42 người tham gia) dương tính với SARS-CoV-2, so với 2,1% (53 người) ở nhóm không đeo khẩu trang.
Khi loại bỏ những người tham gia không tuân thủ các khuyến nghị sử dụng khẩu trang, kết quả vẫn giữ nguyên – 1,8% (40 người). Điều này chứng minh rằng việc tuân thủ [nguyên tắc đeo khẩu trang] không tạo ra sự khác biệt đáng kể. Ban đầu, nhiều tạp chí nghiên cứu đã từ chối công bố kết quả gây nghi vấn về quy định bắt buộc đeo khẩu trang này.
Bộ phim chỉ ra rằng, nếu khẩu trang có tác dụng, bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi đáng kể trên đường cong [thể hiện số ca dương tính với virus COVID-19], trong vòng 14 ngày.
Ông Cummins, nhà sản xuất bộ phim “Biên niên sử COVID” đã nói rằng: “Nếu bạn nhìn vào khoảng 10 hoặc 12 quốc gia bắt buộc đeo khẩu trang, không có tác động nào đến đường cong. Dù sao thì khoa học thực nghiệm của chính chúng ta đang chế nhạo chúng ta rằng: Khẩu trang và phong tỏa thực sự không có tác dụng gì mấy, hoặc có thể là một chút. Nhưng không ai muốn biết về điều này. Đó là một hệ tư tưởng bây giờ, giống như một tôn giáo.”
Tiến sĩ Reid Sheftall cũng đã nghiên cứu rộng rãi việc sử dụng khẩu trang và phát hiện ra rằng quy định bắt buộc đeo khẩu trang không thay đổi đáng kể số trường hợp mắc bệnh hoặc tử vong. Các quốc gia sử dụng khẩu trang tối thiểu cũng không tệ hơn các quốc gia láng giềng có quy định bắt buộc về khẩu trang.
Ông Cummins cho biết: “Điều đó có lý. Bởi vì khoa học đã nhất trí rằng đối với virus cúm, khẩu trang y tế và khẩu trang phẫu thuật rất kém hiệu quả. Vì vậy, nó đồng ý với khoa học”. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông khẳng định khẩu trang là có hiệu quả. Khẳng định này dựa trên một “loạt giấy tờ” xuất hiện vào khoảng tháng 06/2020 nói rằng khẩu trang có thể tốt. Ông nói thêm: “Vì vậy, một vài tuần báo cáo đã đảo lộn một vài thập kỷ khoa học.”
Nếu không phải do phương tiện truyền thông, bạn có biết về đại dịch không?
Bộ phim ngụ ý rằng virus COVID-19 đã mang đến một cơ hội mà nhiều tổ chức đã sử dụng để tiếp tục các chương trình nghị sự của riêng họ. Trong khi phương tiện truyền thông giữ vai trò quan trọng hơn cả khoa học và lẽ thường. Điều quan trọng là phải giữ vững lập trường và suy nghĩ chín chắn để tránh trở thành nạn nhân của sự hoảng loạn và căng thẳng không cần thiết. Ông Cummins nhấn mạnh rằng:
“Tôi nghĩ, một điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn tắt các phương tiện truyền thông, sẽ không ai biết đang có dịch bệnh. Ngay cả trong hai đợt dịch bùng nổ ở Ireland, nếu bạn không tiếp cận với các phương tiện truyền thông, bạn sẽ không bao giờ biết được.
Không ai thực sự biết ai đã tử vong, ngoại trừ một ai đó trong viện dưỡng lão, hay một người cao tuổi hoặc mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Phần lớn mọi người đều không biết ai đã tử vong. Và đó sẽ không phải là một trận đại dịch lớn đáng kinh ngạc, như chúng ta đã được kể?”
|
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: